Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 04/11/2024 10:28

Số lượng sáng chế của chủ thể Việt Nam chỉ bằng 1/7 so với chủ thể nước ngoài

Theo Cục Sở hữu trí tuệ, các chủ thể Việt Nam chủ yếu đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu; số lượng sáng chế chỉ bằng 1/7 so với chủ thể nước ngoài.

Ông Lê Huy Anh, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, trong giai đoạn 10 năm qua (2014-2023), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích tại Việt Nam là 9,8%/năm. Các chủ thể nước ngoài có tổng số đơn đăng ký sáng chế là 60.517 đơn, cao hơn gấp 7 lần so với chủ thể Việt Nam (7.560 đơn).

Ông Lê Huy Anh, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ

Cụ thể, năm 2014, số lượng đơn đăng ký sáng chế của các chủ thể Việt Nam chỉ 487 nhưng của chủ thể nước ngoài là 3.960 đơn. Đến năm 2023, lượng đơn của chủ thể Việt Nam là 991, trong khi của các chủ thể nước ngoài là 8.469 đơn.

Tuy nhiên, tổng số lượng đơn đăng ký giải pháp hữu ích trong 1 thập kỷ vừa qua của chủ thể Việt Nam lớn gấp hơn 1,3 lần so với đơn của chủ thể nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng đơn đăng ký giải pháp hữu ích của chủ thể Việt Nam là 12%/năm, cũng cao hơn so với tốc độ tăng của chủ thể nước ngoài (9,4%).

Về đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia đã nộp và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã cấp giai đoạn 10 năm qua, Cục Sở hữu trí tuệ cho hay, giai đoạn 2014 - 2023, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của đơn đăng ký và giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã cấp của người nộp đơn Việt Nam lần lượt là 7,7%/năm và 7,2%/năm, cao hơn 32,7%/năm và 58%/năm so với tốc độ tăng đó của người nộp đơn nước ngoài.

Cụ thể trong 10 năm qua, tổng số đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp của người Việt Nam là 399.017 đơn, trong khi đó lượng đơn của người nước ngoài chỉ 83.803 đơn. Số lượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã cấp của chủ thể người Việt đạt 200.856 đơn và của chủ thể người nước ngoài là 56.908 đơn.

“So sánh với hai loại tài sản trí tuệ khác là sáng chế và giải pháp hữu ích, các chủ thể Việt Nam giành sự quan tâm nhiều hơn cho tài sản nhãn hiệu - ông Lê Huy Anh nói.

Về đơn đăng ký chuyển giao quyền sử dụng và quyền sở hữu đã nộp giai đoạn 10 năm qua, từ 2014 đến năm 2023, số lượng đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là 1.805 đơn. Còn số lượng đơn đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp là 11.757 đơn.

Số lượng đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong 10 năm qua, mỗi năm chỉ khoảng hơn 100 đơn đến 255 đơn, thậm chí có năm chỉ vài chục đơn (2021 chỉ 90 đơn và năm 2023 ước tính khoảng 96 đơn.

Như vậy, trong 10 năm qua, có tổng số 13.350 đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng và chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.

Nhận xét, đánh giá về thực tế hiện nay, ông Lê Huy Anh cho rằng, các chủ thể Việt Nam chủ yếu là đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; số lượng sáng chế chỉ bằng 1/7 so với chủ thể nước ngoài.

Điều đó cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mặc dù khá sôi động (thông qua việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng và nhãn hiệu) nhưng chúng ta chưa có nhiều sản phẩm chứa hàm lượng trí tuệ cao, hoạt động nghiên cứu ứng dụng và nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng tạo ra công nghệ, đổi mới sáng tạo vẫn còn hạn chế.

Về số lượng đối tượng sở hữu trí tuệ chuyển giao (trong đó có sáng chế) quyền sử dụng và quyền sở hữu tài sản trí tuệ chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với đơn được nộp và các văn bằng bảo hộ được cấp. Điều này chứng tỏ hoạt động quản lý, khai thác tài sản trí tuệ nói chung và sáng chế nói riêng chưa thực sự hiệu quả.

Phân tích những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này, theo Cục Sở hữu trí tuệ, do năng lực hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Nhiều kết quả nghiên cứu được tạo ra chưa gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, việc hợp tác giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp chưa được chặt chẽ; liên kết theo chuỗi giá trị giữa các tác nhân nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh còn yếu.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Tin cùng chuyên mục

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Trao Giải Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2024

Hàng chục ô tô bán tải, SUV 'hầm hố' góp mặt Lễ khai mạc giải đua Ô tô Địa hình Việt Nam

Vietnam Martech Day 2024: Hợp nhất công nghệ, hướng tới tương lai

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều hãng giảm mạnh giá ô tô nhập khẩu trong dịp mua sắm cuối năm

Sau 15 ngày ra mắt chính thức, đã có 3 triệu người sử dụng mạng 5G

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Người đàn ông Hà Nội chi hơn 10 tỷ đồng, coi đua xe như cách để thiền định

Hyundai Palisade xuất khẩu sang Thái Lan: Bước tiến 'vượt bậc' của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Có gì tại ngày hội 'đốt lốp' xe hơi lớn nhất toàn quốc tại Hà Nội?

Công nghệ in 3D Stratays hướng tới phát triển xanh, bền vững

Nhà cung ứng của VinFast tạo sức đột phá cho xe hybrid

AI tạo sinh 'thuần Việt' và cơ hội vàng để nền kinh tế bứt tốc

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Vietnam Motor Show 2024: Trải nghiệm loạt ô tô địa hình dành cho dân phượt thủ thích 'leo đèo, lội suối'

Thợ Hà Nội chế xe máy 'quốc dân' Honda SH thành phương tiện cho quý ông

Cận cảnh mẫu xe phân khối lớn Harley-Davidson đắt hơn nhiều ô tô tại Vietnam Motor Show 2024

Chùm ảnh: Ngắm ‘bóng hồng’ Việt tại Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Nhiều mẫu mô tô, xe máy mới trình làng tại Vietnam Motor Show 2024