Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Du lịch là thế mạnh

Trong Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31 năm 2024 diễn ra vào tháng 9 vừa qua, tại thủ đô Manila, Philippines, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu của tỉnh Sơn La tiếp tục được tôn vinh là “Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu châu Á 2024”. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu. Ngoài ra còn có du lịch lòng hồ thủy điện tại Quỳnh Nhai, Mường La; điểm du lịch ở Tà Xùa, Bắc Yên; Ngọc Chiến, Mường La... được nhiều du khách biết đến và lựa chọn.

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số
Khu du lịch quốc gia Mộc Châu của tỉnh Sơn La tiếp tục được tôn vinh là “Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu châu Á 2024”.

Tỉnh Sơn La với vị trí địa lý là trung tâm của vùng Tây Bắc và tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, Sơn La đang sở hữu những tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn là những tiềm năng lớn có thể tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, các du khách trong và ngoài nước.

Trong những năm qua, lượng khách du lịch đến Sơn La không ngừng tăng lên. Địa phương đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 tổng lượt khách đạt 5,2 triệu lượt, tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 5.800 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 15-20%/năm.

Hiện nay, Sơn La đã bước đầu xây dựng được các sản phẩm du lịch trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của tỉnh như: Du lịch cộng đồng; du lịch Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La; du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái gắn với nông nghiệp; du lịch văn hóa gắn với lễ hội, thể thao... Nhiều khu, điểm du lịch dần trở nên nổi tiếng, đã tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Sơn La như: Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; khu du lịch Quỳnh Nhai; Ngọc Chiến; cầu kính Bạch Long (cây cầu có đường đi bộ bằng kính dài nhất thế giới); điểm du lịch Pha Đin Tốp; sống lưng khủng long; săn mây Tà Xùa… Đặc biệt, năm 2022 Khu du lịch quốc gia Mộc Châu - Sơn La được bình chọn là “Điểm đến du lịch thiên nhiên hàng đầu Việt Nam và hàng đầu châu Á”…

Đặc biệt, để hỗ trợ cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện đời sống nhờ du lịch, các dự án nước ngoài triển khai tại Sơn La đã hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La nâng cao trình độ, cải thiện thu nhập.

Dự án GREAT 2, được triển khai từ năm 2023-2027, vốn đầu tư hơn 250 tỷ đồng, trong đó vốn ODA không hoàn lại 236 tỷ đồng, vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh 1,5 tỷ đồng. Dự kiến hơn 15.000 phụ nữ; trong đó, có 70% là phụ nữ dân tộc thiểu số tại tỉnh Sơn La sẽ hưởng lợi. Dự án có 3 hợp phần chính: Phát triển hệ thống thị trường lĩnh vực nông nghiệp và du lịch; chiến lược hỗ trợ tiếp cận tài chính, chuyển đổi số, phát triển doanh nghiệp do nữ làm chủ, truyền thông thay đổi hành vi; hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách.

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số
Mô hình du lịch kết hợp nông nghiệp giúp bà con dân tộc thiểu số ở Sơn La nâng cao thu nhập, ổn định đời sống. (Ảnh - Internet)

Với 12 khu du lịch, điểm du lịch đã được công nhận; trong đó, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La được quy hoạch vào hệ thống du lịch quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã giúp cho du lịch của tỉnh khẳng định trên bản đồ du lịch Việt Nam. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm, Sơn La đón khoảng 5 triệu lượt du khách, doanh thu gần 6.000 tỷ đồng, mức tăng trưởng 13%/năm. Mục tiêu, lộ trình cụ thể, đối tượng mà dự án GREAT 2 đã và đang triển khai, sẽ góp phần thay đổi tư duy, tăng cường sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, HTX. Từ đó, những khó khăn dần được tháo gỡ, thúc đẩy du lịch địa phương ngày càng phát triển, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch

Trước yêu cầu đòi hỏi phát triển du lịch Sơn La trong những năm tới, địa phương này đặt mục tiêu phấn đấu đưa du lịch của tỉnh trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn vùng Tây Bắc, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, chuyên nghiệp, bền vững và hội nhập quốc tế… Một số chương trình như Giải chạy Marathon đường mòn Việt Nam hằng năm được tổ chức tại huyện Mộc Châu ngày càng thu hút nhiều vận động viên trong nước và quốc tế. Năm 2024, giải thu hút hơn 4.000 vận động viên đến từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số
Điểm du lịch cộng đồng xã Ngọc Chiến, huyện Mường La - một trong những điểm du lịch trải nghiệm mới thu hút du khách của tỉnh Sơn La. (Ảnh - Internet)

Bức tranh du lịch ngày càng khởi sắc, khi các địa phương trong tỉnh đã tập trung phát triển sản phẩm du lịch khác biệt, làm mới sản phẩm. Nổi bật là Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với nhiều điểm đến, như khu du lịch Mộc Châu Island; khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp rừng thông bản Áng; điểm du lịch sinh thái Thác Dải Yếm; phố đi bộ - chợ đêm Mộc Châu; điểm du lịch Đền Hang Miếng; hệ thống các thác nước ở Vân Hồ…

Với vẻ đẹp được tạo hóa ban tặng, cùng với định hướng đúng, trúng trong phát triển du lịch, từ năm 2021 đến nay, khách du lịch đến với Sơn La đạt hơn 12 triệu lượt, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 12.600 tỷ đồng; mức tăng trưởng đạt 13%/năm. Song song với đó, tỉnh thông tin tuyên truyền thông qua các chương trình giao lưu văn hóa, du lịch, thể thao để quảng bá hình ảnh, tiềm năng của tỉnh, trong đó tỉnh đã thành lập đoàn cán bộ, diễn viên nghệ thuật quần chúng, đồng bào dân tộc Thái tham gia các hoạt động sự kiện. Tỉnh Sơn La đã thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ 4.0 vào các hoạt động phát triển du lịch. Du lịch Sơn La tiếp tục tỏa sáng, trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn trên cung đường du lịch qua miền Tây Bắc.

Kim Xuyến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Sơn La

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tỉnh Tuyên Quang sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành cùng tiềm năng lớn du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động