Tiktok “Vua quạt” đăng clip xin lỗi và tới làm việc với công an Bắc Ninh: Kiên quyết xử lý các vi phạm về môi trường Bắc Ninh: Kiểm tra xe tải phát hiện lượng hàng hóa lớn dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu |
Vuasanca đã phản ánh về việc chiều 11/4, lực lượng chức năng huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đến xác minh, kiểm tra theo nguồn tin báo về hoạt động sản xuất, kinh doanh quạt của tài khoản mạng xã hội Tiktok mang tên “Vua quạt”.
Theo tìm hiểu của phóng viên Vuasanca , tài khoản Tiktok mang tên “Vua quạt” trong thời gian qua thường livestream giới thiệu các sản phẩm quạt điện trên nền tảng mạng xã hội. Có dư luận cho rằng, các sản phẩm quạt điện này được người này tự sản xuất và bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua mạng xã hội mà không được sự kiểm định của cơ quan quản lý nhà nước... như vậy thì liệu rằng có đảm an toàn cho người sử dụng hay không (!?).
Tài khoản Tiktok mang tên “Vua quạt” đã có những lời nói thiếu kiềm chế với cán bộ cơ quan nhà nước. (Ảnh: Chụp màn hình) |
Đáng nói hơn, khi cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Ninh tới làm việc, kiểm tra theo nguồn tin báo thì Tiktoker mang tên “Vua quạt” đã livestream trên nền tảng mạng xã hội Tiktok và có những lời lẽ thiếu kiềm chế. Việc livestream của tài khoản “Vua quạt” trên không gian mạng xã hội đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.
Trao đổi với phóng viên Vuasanca về hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm quạt của tài khoản Tiktok “Vua quạt”, ông Nguyễn Văn Giáo, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh cho biết, đơn vị đã cử cán bộ xuống cơ sở sản xuất này 2 lần để xác minh, kiểm tra sản phẩm nhưng cơ sở này đóng cửa, không phối hợp làm việc.
Theo tìm hiểu của phóng viên, cơ quan Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đang làm rõ thông tin phản ánh về sản phẩm có dấu hiệu kém chất lượng, chưa đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như hành vi có lời nói thiếu kiềm chế của tài khoản Tiktok “Vua quạt” đối với cơ quan chức năng nhà nước.
Liên quan đến sự việc này, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật nhận định, việc người dân có những lời lẽ thiếu tôn trọng, thiếu chuẩn mực đối với người thi hành công vụ (trong đó bao gồm công an) trên mạng xã hội được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có).
“Người dân khi bán hàng trên mạng xã hội thì cần tuân thủ đúng quy định của Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Không sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội” - Luật sư Bình khuyến cáo.
Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh cần chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ vào cuộc quyết liệt làm rõ về hoạt động sản xuất, kinh doanh quạt điện của tài khoản Tiktok “Vua quạt” đã đúng theo quy định của pháp luật hay chưa. (Ảnh: Chính Công) |
Việc tài khoản Tiktok mang tên “Vua quạt” livestream trên nền tảng mạng xã hội Tiktok và có những lời lẽ thiếu kiềm chế trên mạng xã hội gây xôn xao vừa qua theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh cho biết đã nắm bắt được nội dung sự việc. Tuy nhiên, do Công an huyện Yên Phong đang xác minh, làm rõ nên Sở Thông tin và Truyền thông đang theo dõi và chờ kết quả cụ thể sẽ xem xét để vào cuộc.
Ở một diễn biến có liên quan về việc ông Bùi Xuân Thắng, Phó đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ cơ quan báo chí về dấu hiệu bán sản phẩm không đảm bảo an toàn của tài khoản Tiktok “Vua quạt” ở huyện Yên Phong có "động tác" gác chân lên ghế khi làm việc đã khiến dư luận và người dân có cái nhìn “thiếu thiện cảm” về tác phong, lề lối khi thực thi việc của cán bộ nhà nước.
Liên quan đến việc này, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Vuasanca , ông Nguyễn Văn Giáo, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh giải thích rằng ông Thắng có tác phong ngồi làm việc như vậy một phần là do thói quen khi đang bị “bệnh gút” tuy nhiên đơn vị cũng đã phê bình nhắc nhở và chấn chỉnh tác phong làm việc của cán bộ.
Sau khi xảy ra sự việc trên, dư luận mạng xã hội có nhiều quan tâm và bình luận về câu chuyện của Vua quạt với nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng, Vua Quạt là một dạng “kỹ sư chân đất”, có sự thông minh sáng tạo nhất định trong sửa chữa, chế tạo các thiết bị cơ khí cũ thành quạt giá rẻ phục vụ người tiêu dùng. Những sản phẩm đó cũng có các tính năng đặc biệt, phù hợp các thị hiếu đa dạng của khách hàng mà một số hãng quạt lớn lại không làm được. Mặt khác, sản phẩm còn hướng tới phục vụ người nghèo, bình dân…có thị trường ngách riêng. "Vua Quạt" cũng là một thanh niên chân chất khởi nghiệp từ bàn tay trắng, ở một làng nghề tại Yên Phong, Bắc Ninh, nơi có truyền thống làng nghề. Xã hội rất cần tinh thần khởi nghiệp, "ly nông bất ly hương" và khích lệ những người dám nghĩ dám làm lập nghiệp trên quê hương như Vua Quạt.
Mặt khác, Vua Quạt cũng có khả năng sớm nắm bắt công nghệ hiện đại, bán hàng qua các nền tảng số và mạng xã hội, tạo được sức thu hút bằng nhiều cách khác nhau, tham gia các diễn đàn và dần nổi tiếng, thậm chí bằng cả cách va chạm với những KOL, “giang hồ mạng”…cũng là một điều cần lưu tâm với những người tham gia bán hàng qua nền tảng số. Việc bán hàng qua nền tảng số cũng cần phải tuân thủ các qui định của pháp luật.
Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác, dư luận cũng cho rằng, Vua Quạt còn thiếu kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh, chưa được trưởng thành trong môi trường doanh nghiệp cơ khí lớn và chưa va chạm nhiều với thương trường, chưa được đào tạo tập huấn cơ bản về kinh doanh, pháp lý…nên những những sai phạm nếu có cũng được nhìn nhận thêm ở các lý do khách quan và chủ quan. Hoạt động sản xuất tự phát của Vua Quạt chưa được chính quyền, cơ quan quản lý kinh doanh, quản lý thị trường kiểm tra, hướng dẫn, giúp đỡ thường xuyên và kịp thời cũng là nguyên nhân dẫn đến những sai sót và khiến cho bản thân Vua Quạt cũng chưa nhận thức rõ sai phạm…Để rồi, khi xảy ra sự việc thì Vua Quạt nôn nóng, bị kích động, chủ quan, nghĩ mình không sai gì, chưa hiểu rõ các qui trình, qui chuẩn sản xuất hàng hoá, bảo đảm an toàn đối với sản phẩm cơ điện…
Vì vậy, trong xử lý nên xem xét động cơ, hậu quả, tác động xã hội và nên có cái nhìn quan điểm xử lý khách quan, mang tính giáo dục, tạo cơ hội cho doanh nghiệp khắc phục, sửa sai nhưng cũng không nương nhẹ,bao che….Không cổ súy cái sai, nhưng cũng không kiên cưỡng đẩy sự việc đi quá xa, đẩy một con người tới bi kịch tới mức khó quay đầu lại hoặc vào bước đường cùng thì cũng là điều nên được xem xét khách quan, có lý có tình.