Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tăng cường công khai, minh bạch thực trạng tài chính của doanh nghiệp có vốn nhà nước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tăng cường tính công khai, minh bạch về thực trạng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hà Nội sắp bán sạch vốn tại nhiều thương hiệu “vang bóng một thời” Phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2022 - 2025

Phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa ký ban hành Kết luận số 991/KL-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Ảnh: QH

Kết luận nêu rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp của Chính phủ và thẩm tra của Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách.

Đây là một Luật hết sức quan trọng, có nhiều nội dung khó, mới và phức tạp. Để đảm bảo chất lượng dự án Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu tiếp thu ý kiến phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến của Cơ quan thẩm tra để hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật.

Có phương án tiếp thu vào từng điều, khoản cụ thể, nhất là những quan điểm, vấn đề mới; những nội dung không tiếp thu cần giải trình đầy đủ, thuyết phục và cần khẳng định các quy định của dự thảo Luật này đảm bảo xử lý các vấn đề vướng mắc, bất cập để trình Quốc hội trước ngày 15/10/2024. Trường hợp không kịp tiếp thu, giải trình hoặc chưa bảo đảm đủ điều kiện thì Chính phủ đề xuất thời điểm báo cáo Quốc hội phù hợp, không vì tiến độ mà bỏ qua chất lượng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ lưu ý một số nội dung sau: Tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng. Trong đó cần tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản vốn Nhà nước với chức năng quản lý Nhà nước đối với mọi loại hình doanh nghiệp, chức năng quản trị kinh doanh doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tắc Nhà nước là chủ sở hữu đầu tư vốn nhưng không can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh, quản trị của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp Nhà nước cùng với việc có cơ chế quản lý chặt chẽ, tránh lạm dụng làm thất thoát tài sản nhà nước, gắn trách nhiệm của đơn vị, người đại diện vốn nhà nước và tăng cường tính công khai, minh bạch về thực trạng tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước và của Nhân dân đối với vốn của Nhà nước.

Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm túc Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Luật chỉ quy định vấn đề đã chín, đã rõ, thực tiễn chứng minh là đúng, có sự đồng thuận, thống nhất cao và thuộc thẩm quyền của Quốc hội; không luật hóa các vấn đề chưa ổn định do các quan hệ kinh tế - xã hội đang trong quá trình vận động, có nhiều thay đổi. Bám sát việc sơ kết Nghị quyết số 12-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước để đảm bảo các quy định của luật phù hợp với các chủ trương của Đảng.

Giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của doanh nghiệp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ lưu ý, sửa đổi toàn diện, bổ sung, chỉnh lý các quy định về đầu tư vốn của Nhà nước vào doanh nghiệp, đầu tư vốn của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối, sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước, của doanh nghiệp và các quy định khác trong Luật để giới hạn phạm vi đầu tư của Nhà nước vào doanh nghiệp và phạm vi đầu tư của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối.

Đảm bảo thực hiện theo quan điểm trong Nghị quyết số 12-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là “doanh nghiệp nhà nước tập trung vào các lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư, hoạt động theo cơ chế thị trường và cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật và làm tốt vai trò dẫn dắt, phát triển doanh nghiệp, thành phần kinh tế khác thực sự trở thành nòng cốt phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”.

Rà soát phạm vi, đối tượng điều chỉnh, các điều khoản quy định trong dự thảo Luật để đáp ứng yêu cầu sửa đổi luật, không tạo ra khoảng trống pháp lý, đảm bảo nguyên tắc xuyên suốt ở đâu có vốn của Nhà nước thì ở đó phải có quản lý của nhà nước với biện pháp, mức độ phù hợp, kể cả ở các doanh nghiệp vốn nhà nước chiếm tỷ lệ dưới 50% hoặc các doanh nghiệp mà doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư, góp vốn.

Đồng thời, rà soát để bảo đảm nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phù hợp với Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật có liên quan. Rà soát các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người đại diện chủ sở hữu vốn, nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp, thẩm quyền quyết định công tác nhân sự, chiến lược, kế hoạch, danh mục cơ cấu lại vốn; phân định đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp…

Rà soát, kế thừa các quy định của luật hiện hành đang phát huy hiệu quả, không để xảy ra tình trạng sửa đổi, quy định mới nhưng lại tạo ra các khó khăn, vướng mắc, bất cập mới hoặc gây thất thoát lãng phí tiền, tài sản nhà nước, đảm bảo các quy định của luật giải quyết, tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, những vấn đề phát sinh, những yêu cầu trong tình hình mới. Hoàn thiện các quy định về thoái vốn, bán tài sản đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước, các hành vi bị cấm, thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, kế hoạch kinh doanh...

Mặt khác, rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục quản lý, đầu tư, cơ cấu lại vốn nhà nước, quyết định nhân sự tại doanh nghiệp Nhà nước gắn với quy định về kiểm tra, giám sát doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước đối với nguồn lực Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp nhưng Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp; giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của doanh nghiệp. Vốn Nhà nước sau khi đã đầu tư tại doanh nghiệp là tài sản, vốn của doanh nghiệp nhưng phải có quy định bảo đảm sự kiểm tra, kiểm soát của nhà nước với biện pháp, mức độ, phù hợp.

Ngoài ra, bổ sung đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo ý kiến của cơ quan thẩm tra; rà soát các khái niệm, từ ngữ để giải thích đầy đủ, bảo đảm thống nhất, rõ nghĩa. Rà soát các quy định về trích lập, sử dụng, điều chuyển số dư quỹ, thẩm quyền và mức trích quỹ, sử dụng quỹ của Quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp nhằm phát huy nguồn lực của Quỹ cho phát triển doanh nghiệp, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và định hướng đầu tư, nắm giữ vốn và mở rộng quy mô vốn của nhà nước đối với doanh nghiệp và lĩnh vực Nhà nước cần chi phối.

Rà soát, hoàn thiện các quy định về quyền, trách nhiệm của cơ quan quản lý, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, người đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước và doanh nghiệp, các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát, quy định về kiểm soát nội bộ để phân định, tách bạch rõ, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, các chủ thể đảm bảo nguyên tắc nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp, tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Lưu ý rà soát kỹ để tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra về các nội dung này và việc đề nghị không quy định cụ thể về SCIC trong Luật vì đây là thẩm quyền của Chính phủ.

Rà soát, làm rõ, tiếp thu, điều chỉnh, bổ sung theo ý kiến của cơ quan thẩm tra về nội dung quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; thẩm quyền quyết định công tác nhân sự, chiến lược, kế hoạch, danh mục cơ cấu lại vốn; phạm vi đầu tư vốn; hoạt động đầu tư, hình thức đầu tư của doanh nghiệp, các trường hợp doanh nghiệp không được đầu tư vốn; sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp; cơ quan, người đại diện chủ sở hữu vốn; đánh giá doanh nghiệp…và các nội dung khác được nêu trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách.

Rà soát xử lý mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập với các luật khác, bao gồm các luật đang sửa đổi hoặc sẽ trình Quốc hội sửa đổi tại Kỳ họp thứ 8 để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Rà soát quy định về áp dụng luật, điều khoản thi hành, bảo đảm khả thi, không vướng mắc khi áp dụng. Nghiên cứu các ý kiến đề nghị bỏ quy định tại Điều 3 về áp dụng pháp luật.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ làm việc trong 28,5 ngày

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ làm việc trong 28,5 ngày

Dự kiến, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ làm việc trong 28,5 ngày, khai mạc vào 21/10 và dự kiến bế mạc vào ngày 30/11.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam tại các nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam tại các nước

Sáng 14/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại các nước nhiệm kỳ 2024-2027.
Việt - Lào tăng cường hợp tác đẩy lùi ma tuý và chống tội phạm xuyên quốc gia

Việt - Lào tăng cường hợp tác đẩy lùi ma tuý và chống tội phạm xuyên quốc gia

Ngày 14/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã tham dự Hội nghị song phương cấp Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.
Cần sớm đưa Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam vào hoạt động

Cần sớm đưa Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam vào hoạt động

Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị, Bộ Y tế có giải pháp sớm đưa Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam vào hoạt động.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng

Sáng ngày 14/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba).
Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham quan Triển lãm sản phẩm nông nghiệp Việt Nam

Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham quan Triển lãm sản phẩm nông nghiệp Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham quan Khu triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự và phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc, chiều ngày 13/10/2024, tại Hà Nội.
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam kiên định củng cố và phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc.
Chính sách tiền lương và phụ cấp cho nhà giáo cần phù hợp với bối cảnh cải cách tiền lương

Chính sách tiền lương và phụ cấp cho nhà giáo cần phù hợp với bối cảnh cải cách tiền lương

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu chính sách tiền lương và phụ cấp cho nhà giáo cần phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Sáng 13/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường đang thăm chính thức Việt Nam.
Chùm ảnh: Thủ tướng Chính phủ chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Chùm ảnh: Thủ tướng Chính phủ chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Sáng 13/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường thăm Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 14/10.
Bộ Công Thương ký Bản ghi nhớ hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản với Bộ Thương mại Trung Quốc

Bộ Công Thương ký Bản ghi nhớ hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản với Bộ Thương mại Trung Quốc

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc đã ký kết và trao 2 bản ghi nhớ quan trọng trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng..
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Sáng 13/10, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.
Doanh nhân Việt Nam: Nghĩ lớn, làm lớn trong kỷ nguyên đất nước vươn mình

Doanh nhân Việt Nam: Nghĩ lớn, làm lớn trong kỷ nguyên đất nước vươn mình

Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 là dịp đề cao, vinh danh những doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Hình mẫu của ASEAN

Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Hình mẫu của ASEAN

Những năm qua, hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng tăng trưởng tích cực, tạo nên hình mẫu về sự hợp tác toàn diện, hiệu quả...
Các hiệp định thương mại tự do - tiền đề nâng tầm quan hệ kinh tế Việt Nam và Trung Quốc

Các hiệp định thương mại tự do - tiền đề nâng tầm quan hệ kinh tế Việt Nam và Trung Quốc

Các FTA cùng với việc Việt Nam và Trung Quốc xác lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thương mại song phương.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Tối 12/10, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Tối 12/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12-14/10/2024.
Quảng Ninh: Gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam

Quảng Ninh: Gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam

Tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình gặp mặt doanh nghiệp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam nhằm tôn vinh những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp.
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tối 12/10/2024, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 - 14/10/2024, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Khẩn trương xử lý các kiến nghị về giá đất, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

Khẩn trương xử lý các kiến nghị về giá đất, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; khẩn trương xử lý các kiến nghị về giá đất trong triển khai Luật Đất đai...
Thủ tướng: Chuyển đổi số quốc gia - Đẩy mạnh đột phá, hướng tới

Thủ tướng: Chuyển đổi số quốc gia - Đẩy mạnh đột phá, hướng tới 'mục tiêu kép'

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, phấn đấu đưa toàn bộ các dịch vụ công lên nền tảng số.
Củng cố tin cậy, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc

Củng cố tin cậy, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến 14/10.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động