Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tăng cường hợp tác kinh tế, đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Indonesia vượt 15 tỷ USD

Indonesia là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực, trong đó, hợp tác kinh tế đang có những bước tiến lớn.
Hội nghị Cấp cao ASEAN 43 tập trung vào hợp tác kinh tế Tạo đà thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam và Bang Colorado (Hoa Kỳ)

Kim ngạch thương mại Việt Nam và Indonesia tăng gần 3 lần

Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), thời gian qua, quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Indonesia ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ.

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam và Indonesia đều là hai nền kinh tế có nhiều tiềm lực, đang trỗi dậy, đang phát triển nhanh chóng. Indonesia là nền kinh tế lớn thứ 16 trên thế giới, lớn thứ nhất trong ASEAN và cũng là thị trường lớn nhất ASEAN với hơn 270 triệu người tiêu dùng; trong đó, tầng lớp trung lưu có quy mô ngày càng tăng.

Mặt khác, Indonesia cũng là thị trường còn nhiều dư địa cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đang là thị trường có nhiều tiềm năng để Indonesia thúc đẩy hợp tác cả về thương mại và đầu tư. Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch thương mại giữa hai Việt Nam và Indonesia ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong thời gian qua. Nếu như năm 2013, kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt 4,8 tỷ USD thì sau 10 năm, kim ngạch đã tăng gần 3 lần, đạt 14,1 tỷ USD vào năm 2022.

Chỉ tính riêng 4 tháng năm 2023, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam và Indonesia đã đạt hơn 4,2 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu sang Indonesia đạt 1,6 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến, năm 2023 kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Indonesia có thể đạt hoặc vượt mức 15 tỷ USD.

xuất khẩu gạo
Thị trường Indonesia đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá Việt Nam, đặc biệt với mặt hàng gạo

Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia tại Đông Nam Á. Đáng lưu ý, Việt Nam là nhà cung cấp có uy tín, chất lượng nhiều sản phẩm cho thị trường Indonesia như gạo, cà phê, cao su, thủy sản, hàng dệt may, giày dép, điện thoại di động và linh kiện, sắt thép, vật liệu xậy dựng, sản phẩm nhựa...

Bên cạnh hợp tác song phương, Việt Nam - Indonesia đã có sự phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trong các khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương như Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Á-Âu (ASEM), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)...

Ngoài ra, nhiều mặt hàng thế mạnh của Indonesia như than đá, linh kiện phụ tùng ô tô, dầu cọ, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc và nguyên liệu, hóa chất, kim loại thường… cũng được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, nhập khẩu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Phạm Thế Cường - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia - cho biết: Chỉ trong 4 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia thu về 149 triệu USD, tăng đột biến 2,514% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh việc nhập khẩu gạo, Indonesia còn là thị trường rất tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm Việt Nam khai thác.

Theo đó, với 275 triệu người, Indonesia có dân số đông thứ 4 thế giới, đồng thời là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, nhập khẩu lương thực và thực phẩm, đồ uống chiếm 6,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này, tương ứng 16 tỷ USD.

Thực phẩm và đồ uống nhập khẩu của Indonesia tập trung vào nhóm sản phẩm từ sữa, đạt kim ngạch 1,2 tỷ USD, đồ uống có đường 120 triệu USD, bánh kẹo 75 triệu USD, ngũ cốc 541 triệu USD, nhóm rau củ quả chế biến đạt 222 triệu USD. "Một số nhóm hàng Việt Nam có thể mở rộng xuất khẩu sang Indonesia như phở, bún, mỳ ăn liền, sủi cảo, há cảo đông lạnh nhân thủy sản, thịt bò" - ông Phạm Thế Cường chia sẻ.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 55 (AEM 55) mới đây, Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan chia sẻ, Indonesia luôn nhìn nhận Việt Nam là một trong những đối tác kinh tế, thương mại quan trọng của Indonsia trong khu vực Đông Nam Á.

Để quan hệ thương mại giữa hai nước tiếp tục phát triển, Bộ trưởng Hassan đề nghị Việt Nam xem xét, sớm nối lại hoạt động trao đổi đoàn, nhất là cơ chế hợp tác, diễn đàn thường niên giữa Bộ Thương mại Indonesia và Bộ Công Thương Việt Nam đã bị tạm ngừng từ nhiều năm nay. Cùng với đó, hiện Việt Nam có nhiều doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm về nuôi trồng, sản xuất, xuất khẩu thủy sản và Indonesia mong muốn học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, Indonesia mong muốn và kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, đầu tư, hợp tác với doanh nghiệp Indonesia phát triển ngành công nghiệp ô tô điện.

Để quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước tiếp tục phát triển, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất Indonesia tạo điều kiện cho Việt Nam nhập khẩu ổn định than và dầu cọ thô để đảm bảo an ninh năng lượng và sự ổn định cho ngành sản xuất trong nước; xem xét ngừng ban hành, áp dụng biện pháp bảo hộ, rào cản thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam luôn đối xử công bằng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Indonesia kinh doanh tại Việt Nam.

Nhằm duy trì đà tăng trưởng thương mại, Bộ Công Thương cho rằng: Việt Nam - Indonesia cần tận dụng những cơ hội mới, hoàn thiện khung khổ pháp lý, phát huy hiệu quả hoạt động của Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa hai nước. Cùng với đó, hạn chế áp dụng rào cản thương mại, tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại và đầu tư giữa, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hợp tác kinh doanh, xúc tiến thương mại tại mỗi nước.

Để thuận lợi trong xúc tiến quảng bá sản phẩm, với đa số dân số theo đạo Hồi, Indonesia là thị trường có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm có chứng chỉ Halal lớn nhất thế giới. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu nên chủ động tìm hiểu và xin chứng nhận Halal của Indonesia. Theo ông Phạm Thế Cường, "chứng nhận Halal luôn là câu hỏi đầu tiên của bất cứ nhà nhập khẩu, phân phối nào của Indonesia khi có sản phẩm thực phẩm, đồ uống muốn tiếp cận thị trường này".

Trên cơ sở đó, ông Phạm Thế Cường cho hay: Nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia sẽ tổ chức gian hàng tại một số hội chợ lớn tổ chức ở nước sở tại; thường xuyên tổ chức tọa đàm kết nối giao thương online đến nhà nhập khẩu lớn của Indonesia. Trong năm 2023, Thương vụ cũng tổ chức phiên tư vấn giới thiệu về quy định Halal của Indonesia để giúp doanh nghiệp xuất khẩu có thêm thông tin về chứng nhận này nói riêng, thị trường Indonesia nói chung.

Bên cạnh việc doanh nghiệp chủ động tham gia xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, mở rộng xuất khẩu sang Indonesia nhưng cần lưu ý biện pháp phòng vệ thương mại tại quốc gia này.

Mặt khác, để thúc đẩy hạ nguồn chế biến chuyên sâu, gia tăng giá trị sản phẩm, Indonesia dự kiến cấm xuất khẩu 21 nhóm hàng dưới dạng thô chưa qua chế biến từ nay đến năm 2040. Trước mắt, cấm xuất khẩu bauxit thô từ tháng 6/2023, tiếp đó là mặt hàng đồng và thiếc. Trong danh mục 21 nhóm hàng dự kiến đưa vào nhóm hàng cấm xuất khẩu có một số nhóm hàng liên quan ảnh hưởng đến Việt Nam trên thị trường như: than, tôm, thủy sản, cua, rong biển, gỗ xẻ… "Ngoại trừ bauxit đã có thông báo chính thức cấm xuất khẩu dưới dạng thô, các sản phẩm còn lại đang được Chính phủ Indonesia xây dựng lộ trình cấm xuất khẩu nên doanh nghiệp cần theo dõi sát sao" - ông Phạm Thế Cường thông tin.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1955, quan hệ Việt Nam – Indonesia vẫn luôn phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Indonesia là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực; trong đó, hợp tác kinh tế đang có những bước tiến lớn.

Sáng 4/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Jakarta, Indonesia từ ngày 4-7/9 theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Joko Widodo, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị Cấp cao liên quan.

Đoàn đại biểu chính thức cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị có: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Huy Vịnh; Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc; Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại ASEAN Nguyễn Hải Bằng.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị Cấp cao liên quan là chuỗi hoạt động cấp cao quan trọng kết thúc Năm Chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia với chủ đề “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng."

Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Châu Á

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Luật Sĩ quan đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Luật Sĩ quan đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024: Đột phá hơn nữa trong hoàn thiện thể chế

Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024: Đột phá hơn nữa trong hoàn thiện thể chế

Sáng 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024 với nhiều nội dung quan trọng.
Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ

Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ

Việc xây dựng sửa đổi, bổ sung Nghị định số 76/2018/NĐ-CP góp phần tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi chuyển giao công nghệ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản, tổ chức cánh tả Hoa Kỳ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản, tổ chức cánh tả Hoa Kỳ

Các đại biểu bày tỏ xúc động được tham dự cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, chia sẻ những tình cảm đặc biệt và sự ủng hộ Việt Nam.
Dân biệt thự trăm tỷ ở Hà Nội hối hả dọn nhà sau ngập lụt

Dân biệt thự trăm tỷ ở Hà Nội hối hả dọn nhà sau ngập lụt

Chỉ tính riêng trong tháng 9/2024, cư dân ở khu biệt thự Geleximco A đã 4 lần phải bơm nước từ hầm để xe ra ngoài vì ngập lụt sau mưa lớn.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo Tập đoàn Boeing

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo Tập đoàn Boeing

Chiều 22/9 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi tiếp ông Brendan Nelson - Lãnh đạo Boeing Toàn cầu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI

Chiều 22/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự toạ đàm về tăng cường hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thủ tướng Vatican

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thủ tướng Vatican

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Vatican cho rằng việc duy trì trao đổi đoàn cấp cao và cơ chế họp Nhóm công tác hỗn hợp đóng vai trò quan trọng.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston

Nhân chuyến tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, sáng 22/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston.
‘Xây dựng cửa khẩu thông minh thực sự thông minh, giảm chi phí cho doanh nghiệp’

‘Xây dựng cửa khẩu thông minh thực sự thông minh, giảm chi phí cho doanh nghiệp’

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tại buổi làm việc với tỉnh Lạng Sơn về triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh chiều 22/9.
Đưa quan hệ chính trị song phương Việt Nam - Cuba lên một tầm cao mới

Đưa quan hệ chính trị song phương Việt Nam - Cuba lên một tầm cao mới

Chủ tịch ICAP tin tưởng chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ góp phần tăng cường hợp tác kinh tế, đưa quan hệ chính trị lên tầm cao mới.
Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 thành công tốt đẹp

Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 thành công tốt đẹp

Chiều 22/9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư năm 2024, với chủ đề “Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư’’.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhà ở xã hội nên có giá thành phù hợp hơn với những người thu nhập thấp

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhà ở xã hội nên có giá thành phù hợp hơn với những người thu nhập thấp

Thủ tướng lưu ý nhà ở xã hội được ưu đãi về vốn vay, đất đai… nên có giá thành phù hợp hơn với những người thu nhập thấp, công nhân…
Thủ tướng: Rút ngắn tiến độ, hoàn thành đường Vành đai 4 đoạn qua Bắc Ninh vào cuối 2025

Thủ tướng: Rút ngắn tiến độ, hoàn thành đường Vành đai 4 đoạn qua Bắc Ninh vào cuối 2025

Thủ tướng yêu cầu rút ngắn tiến độ hơn nữa, đến ngày 31/12/2025 phải hoàn thành dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua tỉnh Bắc Ninh.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu và nhân rộng mô hình

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu và nhân rộng mô hình 'Tỉnh an toàn giao thông'

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, nhân rộng mô hình "Tỉnh An toàn giao thông", lấy con người làm trung tâm, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản khi tham giao thông.
Củng cố hơn nữa mối quan hệ truyền thống, đặc biệt Việt Nam - Cuba

Củng cố hơn nữa mối quan hệ truyền thống, đặc biệt Việt Nam - Cuba

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đã chia sẻ về mục đích và ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Cuba của Tổng Bí thư.
Chính phủ phê duyệt 7 nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán bán dẫn đến năm 2030

Chính phủ phê duyệt 7 nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán bán dẫn đến năm 2030

Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2030 với 7 nhiệm vụ trọng tâm...
Thủ tướng ký ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Thủ tướng ký ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến 2030 và tầm nhìn 2050 với nhiều lộ trình, mục tiêu cụ thể...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới New York, bắt đầu chương trình tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ và làm việc tại Hoa Kỳ.
Thủ tướng ra thông điệp

Thủ tướng ra thông điệp '6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá' với ngành ngân hàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá" để cùng đất nước phát triển.
Không diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Không diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Tổng tham mưu đã quyết định dừng hoạt động huấn luyện diễu binh và diễu hành nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị ngân hàng hiến kế về tăng trưởng tín dụng, lãi suất

Thủ tướng đề nghị ngân hàng hiến kế về tăng trưởng tín dụng, lãi suất

Thủ tướng đề nghị các ngân hàng chia sẻ về vấn đề lãi suất, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Phú Thọ: Đê sạt lở nghiêm trọng do nước lũ rút sâu

Phú Thọ: Đê sạt lở nghiêm trọng do nước lũ rút sâu

Do ảnh hưởng của đợt mưa kéo dài khiến tuyến đường tỉnh 323 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng, hư hỏng kết cấu hạ tầng.
Chủ tịch KN Group Lê Văn Kiểm mong muốn triển khai nhanh dự án năng lượng tái tạo

Chủ tịch KN Group Lê Văn Kiểm mong muốn triển khai nhanh dự án năng lượng tái tạo

Chủ tịch KN Group khẳng định, Chính phủ đã thể hiện sự ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, góp phần thực hiện kế hoạch cam kết quốc tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động