Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 02:08

Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư với tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc)

Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư và kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc (Sơn Đông) nhận được sự quan tâm đặc biệt của hàng trăm doanh nghiệp hai nước.

Ngày 13/3 tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Chính quyền nhân dân tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) tổ chức “Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư và kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc (Sơn Đông)”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024.

Hội nghị là cơ hội trao đổi, kết nối và đẩy mạnh hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc, nhằm thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm nông sản, thủy sản và các sản phẩm có thế mạnh của nước ta sang tỉnh Sơn Đông nói riêng và Trung Quốc nói chung, trong bối cảnh quốc gia này đã chính thức mở cửa cho phép nhiều loại nông, thủy sản có thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường của họ.

Hội nghị do Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú và Phó Tỉnh trưởng Chính quyền nhân dân tỉnh Sơn Đông Tống Quân Kế đồng chủ trì.

Tham dự Hội nghị, về phía đại biểu Việt Nam có Lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương và đại diện các Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch của các địa phương.

Về phía đại biểu Trung Quốc có Lãnh đạo Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, lãnh đạo các cơ quan ban, ngành và một số địa phương của tỉnh Sơn Đông. Cùng với đó, là sự góp mặt của 86 doanh nghiệp tỉnh Sơn Đông và 130 doanh nghiệp Việt Nam, thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất, xuất, nhập khẩu, nông sản, thực phẩm chế biên, logistics, xây dựng, đầu tư...

Phát biểu tại Hội nghị, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, và cũng là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Trung Quốc trong năm 2023.

Những năm gần đây, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục được củng cố, tăng cường và bổ sung những định hướng chiến lược mới trong tương lai, đặc biệt sau hai chuyến thăm cấp cao nhất giữa hai tổng bí thư.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại phát biểu tại Hội nghị sáng 13/3. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Trong tổng thể hợp tác với Trung Quốc, Bộ Công Thương rất coi trọng vai trò của tỉnh Sơn Đông - địa phương đầu tàu trong phát triển kinh tế của Trung Quốc. Năm 2023, quy mô thương mại giữa Sơn Đông và Việt Nam đạt 10,9 tỷ USD; đứng thứ 8 trong số các địa phương Trung Quốc có quan hệ thương mại với Việt Nam và chiếm khoảng 4,8% tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc.

Vì vậy, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, với quy mô thị trường và những thế mạnh mang tính bổ sung lẫn nhau giữa hai bên, hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Sơn Đông còn rất nhiều dư địa để khai thác.

Để khai thác, phát huy hiệu quả hơn nữa những tiềm năng, nhu cầu của cả hai bên, người đứng đầu Cục Xúc tiến thương mại đề nghị Chính quyền tỉnh Sơn Đông quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại được tổ chức tại các địa phương. Qua đó, mở rộng hơn nữa quy mô đầu tư, thương mại đối với các mặt hàng chất lượng cao, thế mạnh của mỗi bên, bao gồm trái cây, thủy sản, nông sản, thực phẩm chế biến, đồ uống, hàng dệt may… của Việt Nam cũng như các mặt hàng máy móc cơ khí, điện tử, sản phẩm hóa chất… của Sơn Đông.

Đồng thời, ủng hộ doanh nghiệp hai bên tăng cường hợp tác đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm phát triển ngành chế biến nông sản, dệt may, năng lượng mới, xe điện, cơ khí, điện tử mà Sơn Đông có ưu thế, qua đó giúp nâng cao năng lực cho Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá và xây dựng thương hiệu tại thị trường Trung Quốc, đặc biệt là tại các hệ thống phân phối lớn tại Sơn Đông.

Về phía các doanh nghiệp hai bên, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại khuyến nghị cần chủ động trao đổi, kết nối thông tin về nhu cầu thị trường và các quy định, chính sách thương mại của mỗi nước thông qua hệ thống các Thương vụ, Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại các địa phương của Trung Quốc như tại Bắc Kinh, Quảng Châu, Nam Ninh, Côn Minh, Trùng Khánh, Hàng Châu và tới đây là Hải Khẩu, Thành Đô.

Cùng với đó, cần tích cực tham dự các Hội chợ triển lãm quốc tế được tổ chức tại mỗi nước, điển hình như: Hội chợ Thương mại quốc tế Việt Nam - Vietnam Expo (dự kiến tổ chức vào tháng 4/2024), Triển lãm quốc tế chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế (tháng 6) và Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam - Vietnam Food Expo (tháng 11)… để kết nối trực tiếp, đẩy mạnh các hoạt động giao thương, hợp tác kinh tế, thương mại ổn định, lâu dài, hiệu quả.

Trong khi đó, Bộ Công Thương khẳng định luôn luôn sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung Quốc cũng như của Sơn Đông để làm cầu nối hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên triển khai các hoạt động hợp tác trong tương lai.

"Bộ Công Thương cũng cam kết chia sẻ, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi theo quy định của pháp luật của Việt Nam và thông lệ quốc tế nhằm giúp các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư, kinh doanh hiệu quả, bền vững tại thị trường Việt Nam, bởi thành công của các bạn cũng chính là thành công của chúng tôi", ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.

Quang cảnh Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư và kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc (Sơn Đông). Ảnh: Lê Hồng Nhung

Về phía Trung Quốc, ông Tống Quân Kế, Phó Tỉnh trưởng Chính quyền nhân dân tỉnh Sơn Đông bày tỏ sự cảm kích đối với Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại về sự đón tiếp chu đáo, tích cực, trọng thị dành cho các phái đoàn, cùng công tác tổ chức hội nghị rất thành công.

Ông Tống Quân Kế cho biết, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng Xã hội Chủ nghĩa thân thiện, có chung lý tưởng, cùng chế độ chính trị và con đường phát triển giống nhau. Tương lai chung của hai Đảng, hai đất nước và hai dân tộc gắn bó chặt chẽ với nhau bởi cùng một hệ thống xã hội và mục tiêu phát triển.

Đặc biệt, trong thời gian qua, Trung Quốc và Việt Nam đã ra Tuyên bố chung về tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược toàn diện, thúc đẩy sức mạnh tổng hợp giữa Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) và kế hoạch “Hai hành lang và một vòng tròn kinh tế”.

Phó Tỉnh trưởng Chính quyền nhân dân tỉnh Sơn Đông khẳng định, hai nước là đối tác kinh tế và thương mại quan trọng của nhau, có lợi thế về vị trí rõ ràng, đồng thời các ngành công nghiệp có tính bổ trợ lẫn nhau, tiềm năng hợp tác là rất lớn. Trên cơ sở đó, tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại là một phần quan trọng trong việc làm sâu sắc và nâng cao hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam, từ đó sẽ thúc đẩy hơn nữa việc làm sâu sắc và củng cố quan hệ song phương.

Phó Tỉnh trưởng Chính quyền nhân dân tỉnh Sơn Đông - ông Tống Quân Kế. Ảnh: Lê Hồng Nhung.

Là một tỉnh có dân số và kinh tế lớn phía bắc Trung Quốc, Sơn Đông có nền tảng vững chắc và thế mạnh về nông nghiệp, sản xuất, có sự bổ sung công nghiệp mạnh mẽ với Việt Nam. Dựa trên không gian hợp tác rộng rãi, hai bên đã thường xuyên trao đổi trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp, các thành phố kết nghĩa và các khu vực khác.

Tháng 6/2023, Chính quyền nhân dân tỉnh Sơn Đông đã tổ chức hơn 100 doanh nghiệp sang Việt Nam đàm phán, xúc tiến và nhận được phản hồi rất tốt, chưa đầy một năm sau lại tổ chức thêm một phái đoàn kinh tế thương mại quy mô lớn sang thăm Việt Nam, cùng bắt tay tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại với Bộ Công Thương.

"Điều này thể hiện quyết tâm của Sơn Đông trong việc thúc đẩy hợp tác thực chất giữa Sơn Đông và Việt Nam. Đồng thời mang đến cơ hội và nền tảng hiếm có cho các doanh nghiệp hai bên giao lưu và hợp tác. Chúng ta có thể tin rằng, thông qua các hoạt động ngày hôm nay, cả hai bên sẽ có thể khám phá hơn nữa tiềm năng hợp tác có lợi, mở rộng kết nối các ngành công nghiệp đối tác và tạo động lực tăng trưởng mới cho hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò là cầu nối, liên kết và sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương khác nhau ở Trung Quốc, trong đó có tỉnh Sơn Đông, trong việc tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại cùng có lợi với Việt Nam. Đồng thời, góp phần xây dựng mối quan hệ Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam cùng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược", Phó Tỉnh trưởng Chính quyền nhân dân tỉnh Sơn Đông bày tỏ.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch