Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tăng trưởng kinh tế giảm tốc, cả năm ước đạt trên 5%

Theo Ủy ban Kinh tế, tăng trưởng kinh tế giảm tốc đáng kể, cả năm ước đạt trên 5%. Các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế chậm lại.
Tăng trưởng kinh tế 2023: Cần thêm chính sách hỗ trợ Infographics | Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2023: GDP tăng 4,24% so với cùng kỳ Dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2024 đạt 6%

10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra

Sáng 16/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội.

Theo đó, tại phiên họp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, gồm: Đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Tăng trưởng kinh tế giảm tốc, cả năm ước đạt trên 5%
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước đối mặt khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có những quyết sách kịp thời giúp tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, ước cả năm có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; nợ công, nợ Chính phủ, bội chi được kiểm soát; nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia được tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Thị trường tiền tệ, tín dụng cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm; thanh khoản thị trường chứng khoán có xu hướng cải thiện; công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được đẩy mạnh; công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt.

Đồng thời, tập trung làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, lao động, việc làm, cải thiện đời sống người dân; lĩnh vực văn hóa, giáo dục có nhiều chuyển biến; quốc phòng, an ninh được giữ vững; hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh, uy tín và vị thế quốc tế được nâng cao.

Các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế chậm lại

Bên cạnh kết quả đạt được, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị quan tâm, tập trung đánh giá kỹ hơn một số vấn đề. Cụ thể, dự kiến 5/15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra, trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội không đạt mục tiêu đề ra năm thứ 3 liên tiếp. Tăng trưởng kinh tế giảm tốc đáng kể, cả năm ước đạt trên 5%.

Các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài. Xuất khẩu hàng hóa 9 tháng giảm 8,2% cùng kỳ. Xuất siêu tăng do nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giảm (13,9%), cho thấy nhu cầu đầu vào sản xuất trong nước tiếp tục chậm lại. Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm dần qua các quý (quý I tăng 13,9% đến quý III chỉ tăng 7,3%).

Đầu tư tư nhân 9 tháng tăng 2,3%, chỉ bằng khoảng 1/6 mức tăng trước đại dịch. Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm tốc mạnh (Chỉ số IIP của ngành quý I giảm 2,9%, quý II giảm 0,7%, 9 tháng tăng rất thấp 0,2%).

Du lịch quốc tế phục hồi chậm. Một số ý kiến cho rằng cả 3 động lực về đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng của nền kinh tế đều gặp khó khăn mang tính cơ cấu, do thiếu định hướng dài hạn và giải pháp cụ thể kịp thời, khả thi theo hướng chuyển đổi xanh, giảm thiểu thâm dụng năng lượng, phát thải các bon và kinh tế tuần hoàn.

Tăng trưởng kinh tế giảm tốc, cả năm ước đạt trên 5%
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả. Thủ tục hành chính tuy đã được cắt giảm nhưng trong một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp, việc ban hành Thông tư, Quy chuẩn kỹ thuật còn bất cập gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Tiến độ lập, triển khai các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia còn chậm.

Việc triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài còn rất chậm, trong đó có việc phải đánh giá, thẩm định chính xác giá trị tài sản đã qua nhiều năm.

Nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động, lãi suất cho vay giảm nhưng dư nợ tín dụng đến ngày 21/9/2023 chỉ tăng 5,91% so với cuối năm 2022. Lãi suất điều hành đã được điều chỉnh giảm 4 lần với mức giảm 0,5-2,0%/năm nhưng lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở thời điểm cuối tháng 8/2023 chỉ giảm khoảng 1,0% so với cuối năm 2022.

Lạm phát đã có dấu hiệu đảo chiều tăng trong 3 tháng gần đây, tỷ giá cũng có những biến động mạnh trong tháng 8, tháng 9. Lạm phát cơ bản 9 tháng là 4,49%, cao hơn nhiều so với lạm phát tổng thể sẽ ảnh hưởng đến không gian chính sách tiền tệ, hạn chế việc tăng cung tiền, tăng dư nợ tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng.

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thị trường, dòng tiền và thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, chi phí sản xuất, chi phí logistics tăng cao; sự liên kết giữa doanh nghiệp của các thành phần kinh tế lỏng lẻo, thiếu gắn kết.

Số doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao với hơn 135 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 9 tháng; doanh nghiệp mới thành lập giảm 14,6% về số vốn đăng ký và 1,2% về số lao động; tình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/9/2023 giảm 1,9% so với cùng kỳ.

Giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng (hết 9 tháng đạt 51,38% kế hoạch), chưa có sự lan tỏa đối với đầu tư tư nhân, chưa thể hiện vai trò nòng cốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng một hệ thống pháp luật nhưng một số cơ quan trung ương, địa phương giải ngân vốn còn thấp so với mặt bằng chung (có 17 Bộ, cơ quan trung ương chỉ giải ngân dưới 10%).

Còn có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai

Cũng theo ông Vũ Hồng Thanh, các vướng mắc được phản ánh nhiều nhất là về thủ tục pháp lý liên quan tới đất đai, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất nông nghiệp, thủ tục hành chính chậm trễ do một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

Thu ngân sách nhà nước 9 tháng giảm 8,3% so với cùng kỳ; nợ đọng thuế có chiều hướng gia tăng; giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng còn chậm. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều bất cập, tỷ lệ nợ xấu thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng. Thị trường tài chính, tiền tệ vẫn còn tiềm ẩn rủi ro; tỷ lệ nợ xấu nội bảng hết tháng 7 đã vượt mức 3% (3,56%). Thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, rất nhiều dự án không thể tiếp tục triển khai.

Nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn một số khó khăn, thách thức. Có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, dừng hoạt động, đóng cửa sau khi các quy định mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy được ban hành. Tình trạng ùn tắc đăng kiểm phương tiện giao thông cũng gây rất nhiều khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Bạo lực học đường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng lạm thu đầu năm học, lạm thu “quỹ phụ huynh” gây bất bình cho phụ huynh. Số người rút bảo hiểm xã hội tăng cao. Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế xảy ra ở hầu hết các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

Trật tự, an toàn xã hội, tình hình tội phạm có lúc, có nơi còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Công tác phòng, chống cháy nổ gặp nhiều thách thức, nhiều vụ cháy xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Ông Vũ Hồng Thanh cho rằng, bối cảnh thế giới và trong nước đặt ra nhiều thách thức trong công tác điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa và chính sách vĩ mô khác. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua là do tác động, ảnh hưởng nặng nề của các yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập từ nội tại nền kinh tế tích tụ trong thời gian dài chưa được xử lý dứt điểm, nhất là trong bối cảnh thế giới biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ; trong khi nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi, có quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.

Các biến động tiêu cực từ bên ngoài khiến những hạn chế, bất cập, yếu kém về cơ cấu kinh tế, năng lực sản xuất, thị trường tài chính - tiền tệ bộc lộ rõ hơn; một số thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh do lạm phát, suy giảm kinh tế, siết chặt phòng vệ thương mại.

Công tác dự báo chưa sát, vai trò quản lý nhà nước, tham mưu, phản ứng chính sách, sự phối hợp của một số bộ, ngành trong một số trường hợp chưa kịp thời, quyết liệt, có nơi, có lúc còn bị động, lúng túng, hiệu quả chưa cao; hiệu quả chính sách có độ trễ. Việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ vẫn là khâu yếu. Một bộ phận cán bộ thực thi còn có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai trong triển khai công vụ; chậm phản ứng chính sách đối với các biến động của nền kinh tế.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc sáng 18/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội.
Tìm kiếm giải pháp thiết thực, khả thi cho tương lai ngành điện tại Việt Nam

Tìm kiếm giải pháp thiết thực, khả thi cho tương lai ngành điện tại Việt Nam

Sáng ngày 18/9, Hội nghị Chuyển dịch Năng lượng tại Việt Nam diễn ra nhằm đưa ra giải pháp hỗ trợ chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam, đặc biệt cho ngành điện.
Tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024)

Tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024)

Hướng tới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964-2/12/2024), Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn tuyên truyền về sự kiện.
Tàu hải quân Việt Nam lần đầu diễn tập phi tác chiến trên biển Australia

Tàu hải quân Việt Nam lần đầu diễn tập phi tác chiến trên biển Australia

Lần đầu tiên tàu Hải quân Việt Nam tham gia sự kiện diễn tập quốc tế Kakadu 2024 được tổ chức hai năm một lần tại thành phố Darwin, Australia.
Chính phủ yêu cầu khẩn trương miễn, giảm thuế, phí cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ yêu cầu khẩn trương miễn, giảm thuế, phí cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Hội nghị lần 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Hội nghị lần 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì đã khai mạc trọng thể.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm vì niềm tự hào dân tộc ta

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm vì niềm tự hào dân tộc ta

Thủ tướng cho rằng dù khó khăn bao nhiêu cũng phải phấn đấu hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm vì nhân dân, vì sự phát triển của đất nước...
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chúc ngành Công Thương

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chúc ngành Công Thương 'tâm vững, chí bền', hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chúc ngành Công Thương 'tâm vững, chí bền' để hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ do Chính phủ, nhân dân giao phó.
Phó Thủ tướng: Bức tranh kinh tế của ngành Công Thương thể hiện nhiều kết quả toàn diện

Phó Thủ tướng: Bức tranh kinh tế của ngành Công Thương thể hiện nhiều kết quả toàn diện

Vượt qua những khó khăn, ngành Công Thương đã đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và phát huy vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Thái Lan ấn tượng với kết quả hội nhập quốc tế của Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Thái Lan ấn tượng với kết quả hội nhập quốc tế của Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đánh giá cao kết quả hội nhập, đối ngoại của ngành Công Thương và cho biết, Thái Lan ấn tượng với kết quả hội nhập quốc tế của Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên:Ngành Công Thương giúp cân bằng và đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế đất nước

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên:Ngành Công Thương giúp cân bằng và đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế đất nước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, những kết quả ngành Công Thương đạt được trong 8 tháng qua có thể nói là một kỳ tích ấn tượng.
Xem xét trách nhiệm của người đứng đầu khi có cán bộ, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Xem xét trách nhiệm của người đứng đầu khi có cán bộ, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Thủ tướng yêu cầu xem xét trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi có nhiều cấp dưới vi phạm quy định về nồng độ cồn.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Toàn ngành Công Thương linh hoạt, kịp thời gỡ khó, huy động nguồn lực cho phát triển

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Toàn ngành Công Thương linh hoạt, kịp thời gỡ khó, huy động nguồn lực cho phát triển

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trong 8 tháng năm 2024 tiếp đà tăng trưởng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Chiều 17/9, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm truyền thống (9/1949-9/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Thủ tướng chỉ đích danh các địa phương chậm triển khai dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng chỉ đích danh các địa phương chậm triển khai dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng Chính phủ đánh giá công tác triển khai thi công các dự án giao thông trọng điểm ở nhiều địa phương vẫn còn chậm.
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể thành bão vào miền Trung

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể thành bão vào miền Trung

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên bão.
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Cụ bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đời ngày 17/9, hưởng thọ 96 tuổi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ một số nước trình Quốc thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ một số nước trình Quốc thư

Sáng 17/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ các nước Sri Lanka, Áo và 14 Đại sứ kiêm nhiệm tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ

Sáng 17/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ đến trình Quốc thư và chào xã giao.
Chiều nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương

Chiều nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương

Theo chương trình công tác, chiều nay 17/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C (Phú Thọ).
Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm trong công tác tổ chức thi hành luật

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm trong công tác tổ chức thi hành luật

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm trong công tác tổ chức thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Bộ Nội vụ

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Bộ Nội vụ

Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình có buổi làm việc với Bộ Nội vụ để nắm bắt tình hình; chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động