Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua góc nhìn của chuyên gia quốc tế

Nhận định của các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế lớn tại Việt Nam sẽ làm rõ hơn về kết quả của năm 2022 và triển vọng 2023.
Kinh tế Việt Nam năm 2022: Vượt dông bão, vững tay buồm tăng trưởng

Với nhiều diễn biến bất định về địa chính trị và địa kinh tế trong năm 2022, tăng trưởng toàn cầu đã chứng kiến sự giảm tốc ở nhiều khu vực. Vượt qua khó khăn, thách thức, Việt Nam đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ khi nền kinh tế có sự tăng trưởng cao hơn kỳ vọng

Tổ hợp chính sách thích ứng linh hoạt với những “cơn gió ngược”

Việt Nam đã có kết quả kinh tế vĩ mô tốt trong năm 2022. Tuy nhiên, cần thừa nhận rằng, 2023 sẽ là một năm khó khăn hơn rất nhiều và chúng tôi dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại trong những tháng tới do triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm và điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh tế của Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua góc nhìn của chuyên gia quốc tế
Ông Andera Coppola

Đại dịch Covid-19 gây ra những tổn thất lâu dài và sự kết hợp của nhiều cú sốc bổ sung đang kéo nền kinh tế toàn cầu đi xuống, dự kiến sẽ dẫn đến sự giảm tốc mạnh mẽ của tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2023. Việt Nam sẽ phải đối mặt với những “cơn gió ngược” mạnh mẽ vào năm 2023 ở cả bên ngoài và bên trong. Rủi ro bên ngoài bao gồm áp lực lạm phát toàn cầu dai dẳng, tiếp tục thắt chặt tiền tệ và suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn dự kiến của các đối tác thương mại chính của Việt Nam, cũng như sự gián đoạn liên tục trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong nước, lạm phát cao hơn và sự không chắc chắn liên quan đến rủi ro cao trong lĩnh vực tài chính có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng.

Bối cảnh toàn cầu có đặc trưng là sự không chắc chắn và rủi ro hiện nay đặt các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam vào thế khó trong việc cân bằng giữa nhu cầu tiếp tục hỗ trợ chính sách để củng cố quá trình phục hồi với nhu cầu kiềm chế lạm phát và rủi ro tài chính mới nổi. Mức độ không chắc chắn cao sẽ đòi hỏi tổ hợp chính sách phải thích ứng với hoàn cảnh thay đổi.

Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất và áp lực tỷ giá vẫn còn, cơ quan quản lý tiền tệ Việt Nam có thể xem xét cho phép tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn nữa, bao gồm tốc độ trượt giá nhanh hơn tỷ giá tham chiếu. Phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa sẽ giúp hạn chế tối đa việc tăng thêm lãi suất. Các cơ quan chức năng có thể xem xét hạn chế chi tiêu công, đồng thời ưu tiên chi cho phát triển nguồn nhân lực và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công đã được chọn có tác động dự kiến cao nhất đến tăng trưởng kinh tế. Quản lý đầu tư công hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh lạm phát.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua góc nhìn của chuyên gia quốc tế
Kinh tế phục hồi, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 lần đầu tiên vượt mốc 700 tỷ USD.

Đối với chính sách trong lĩnh vực tài chính, để giải quyết những thách thức về thanh khoản trong ngành Ngân hàng, khi một số ngân hàng trở nên dễ bị tổn thương hơn và cần hỗ trợ, Ngân hàng Nhà nước có thể giúp khôi phục niềm tin thông qua cung cấp hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp với điều kiện là các ngân hàng phải có kế hoạch khôi phục khả năng thanh khoản thỏa đáng, không phụ thuộc thường xuyên vào nguồn vốn vay của Ngân hàng Nhà nước. Trong trung hạn, có thể cần hoàn thiện khung xử lý ngân hàng của Việt Nam để tiếp tục nâng cao sự ổn định tài chính và tăng cường khung giám sát hợp nhất, giúp theo dõi và đánh giá hiệu quả rủi ro hệ thống trên các thị trường, bao gồm ngân hàng, thị trường vốn và các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản.

* Bà Ramla Khalidi - Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam:

Triển vọng kinh tế tươi sáng nhưng phía trước còn nhiều thử thách

Năm 2022, Việt Nam vượt trội hơn so với các quốc gia khác trong khu vực nhờ vào sự phục hồi chi tiêu của người tiêu dùng, xuất khẩu tăng mạnh và hoạt động du lịch quốc tế dần trở lại. Tuy nhiên, tăng trưởng toàn cầu chậm lại và rủi ro bất ổn tài chính gia tăng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng trong năm tới và năm 2024.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua góc nhìn của chuyên gia quốc tế
Bà Ramla Khalidi

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) kỳ ​​vọng tăng trưởng của Việt Nam đạt 7% trong năm 2022 và 6,7% vào năm 2023. Không một quốc gia nào khác trong khu vực có triển vọng cải thiện nhanh như Việt Nam. Mặc dù giá năng lượng cao hơn đã dẫn đến giá cả trong nước tăng, lạm phát vẫn được duy trì ở mức thấp hơn, nhờ vào bình ổn giá lương thực và các nhu yếu phẩm khác. Bằng chứng về sự phục hồi mạnh mẽ là tin đáng mừng sau 2 năm gián đoạn kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.

Rủi ro ngắn hạn chủ yếu đến từ bên ngoài, bao gồm tác động của cuộc chiến ở Ukraine đối với giá năng lượng, phân bón và lương thực, suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, lãi suất tăng và chính sách thắt lưng buộc bụng tài chính ở các nước thu nhập cao. Suy thoái sâu ở châu Âu và Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam và có thể làm giảm lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Có những dấu hiệu cho thấy, nhu cầu xuất khẩu đã yếu đi, với các báo cáo về việc các nhà máy chuyển sang chế độ làm việc bốn ngày một tuần hoặc tạm dừng tuyển dụng nhân sự mới cho đến khi tình hình được cải thiện.

Lãi suất tăng ở Mỹ đã củng cố giá trị của đồng USD so với hầu hết các loại tiền tệ, bao gồm cả Việt Nam Đồng (VND). Do xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào nguyên liệu thô nhập khẩu và các yếu tố đầu vào khác nên đồng VND yếu hơn không làm cho hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn. Đồng USD mạnh hơn và lãi suất cao hơn sẽ ảnh hưởng xấu đến các công ty Việt Nam đã vay tiền ở nước ngoài khi lãi suất thấp, đặc biệt là các công ty kiếm được phần lớn doanh thu bằng đồng Việt Nam.

Khi lãi suất toàn cầu tăng lên, các công ty và lĩnh vực dựa vào tín dụng giá rẻ sẽ gặp căng thẳng. Chúng ta đã thấy các vụ phá sản trên thị trường tiền điện tử và bong bóng giá bất động sản đang bùng phát ở một số quốc gia, bao gồm Mỹ, Canada, các nước Bắc Âu, Trung Quốc và Úc. Bất ổn tài chính có thể xảy ra nếu các nhà phát triển bất động sản và chủ sở hữu nhà vỡ nợ với số lượng lớn.

Triển vọng tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường nội địa sâu, có tính thanh khoản và được quản lý tốt đối với tín dụng ngân hàng, trái phiếu và cổ phiếu. Các doanh nghiệp cần tiếp cận với nguồn tài chính trong nước dài hạn để nâng cấp năng lực, công nghệ và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Vốn nước ngoài có thể là nguồn bổ sung hữu ích cho nguồn tài chính trong nước, nhưng trên thực tế, gánh nặng huy động vốn cho đầu tư phần lớn sẽ phụ thuộc vào thể chế chính sách. Thu hẹp khoảng cách trong quản trị công ty và báo cáo là điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự tăng trưởng của thị trường vốn và triển vọng phát triển bền vững, công bằng của Việt Nam.

* GS.TS. Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann (FNF) tại Việt Nam:

Vượt qua sóng gió để định vị lại vị thế

Vào đầu năm 2022, người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế ngoài Việt Nam đều háo hức mong chờ xem, liệu quốc gia Đông Nam Á này có thể tiếp nối câu chuyện thành công của mình và phục hồi mạnh mẽ trong năm đầu hậu Covid-19 hay không. Cho đến thời điểm hiện tại, phải nói rằng: Việt Nam đã thành công cơ bản, dù còn một số hạn chế cần khắc phục.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua góc nhìn của chuyên gia quốc tế
GS.TS. Andreas Stoffers

Nhìn từ góc độ kinh tế thuần túy, ta thấy được rất nhiều kết quả khả quan của kinh tế Việt Nam. Trong 11 tháng vừa qua, GNP (tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân – PV) của Việt Nam đã tăng trưởng đáng ngạc nhiên, đạt 8,3%. Con số này thậm chí cao hơn so với ước tính đầu năm của Chính phủ. Sản xuất công nghiệp tăng mạnh dù có phần hạ nhiệt trong tháng 11. Thương mại có các tín hiệu đáng mừng, khi Việt Nam đạt được cán cân thương mại dương trong năm. CPI được dự báo sẽ chỉ tăng ở mức vừa phải 3,3-3,5% vào cuối năm...

Ngay cả khi Việt Nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19 tương đối tốt và đã nhận được nhiều sự công nhận trên toàn thế giới, nhưng cũng không thể tránh khỏi các yếu tố bất định từ bên ngoài và các mối đe dọa toàn cầu. Trong khi đó, xu hướng lạm phát, chính sách can thiệp của chính phủ các nước, tình trạng thiếu hụt do đứt gãy chuỗi cung ứng, cùng với đó là giá cả hàng hóa và dịch vụ đang gia tăng trên toàn thế giới. Tình hình ở Trung Quốc cũng gây thêm căng thẳng cho chuỗi cung ứng toàn cầu và ý tưởng về thương mại tự do.

Câu hỏi đặt ra là thương mại tự do có thể đóng vai trò gì và làm thế nào để Việt Nam có thể phát triển thịnh vượng trong tương lai? Chúng ta cũng phải tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu FED tiếp tục tăng lãi suất và Ngân hàng Nhà nước buộc phải làm theo, dẫn đến phí suất tín dụng (chi phí vay vốn – PV) ở Việt Nam tăng rõ rệt. Hoặc nếu lạm phát và khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra ở EU nghiêm trọng hơn dự kiến và theo quan điểm của Việt Nam, người dân EU (có thể) sẽ tiêu dùng ít hơn và các nhà đầu tư EU cũng sẽ gặp khó khăn tại thị trường của họ.

Là một thành viên quan trọng của ASEAN, Việt Nam phải tìm ra con đường của mình trong chuỗi liên hoàn này. Về chính sách kinh tế, Việt Nam đang xây dựng trên con đường đã đi trước, bao gồm cam kết rõ ràng với WTO và các FTA. Việt Nam thể hiện những điểm mạnh của chính sách kinh tế định hướng tự do, trái ngược với chính sách can thiệp đang thống trị trên toàn thế giới.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua góc nhìn của chuyên gia quốc tế
Nguồn: TTXVN

Tôi đánh giá rằng, triển vọng phát triển của Việt Nam là tích cực trong trung và dài hạn. Trong ngắn hạn, có thể sẽ có những thách thức về chính sách kinh tế vào năm 2023, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến tình hình toàn cầu bất ổn. Cơ sở vững chắc cho sự lạc quan kinh tế trong 2023 cần bao gồm những cam kết rõ ràng về thương mại tự do, bảo hộ đầu tư, kinh tế thị trường và hội nhập vào chuỗi giá trị quốc tế, cùng với tình hình tài chính công lành mạnh và các chính sách tiền tệ thận trọng.

* Ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam:

Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì vị trí nhóm tăng trưởng cao nhất trong khu vực

Năm 2022 đã khép lại với sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, lạm phát diễn biến phức tạp do khủng hoảng năng lượng và đứt gãy chuối cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài. Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc kiểm soát đại dịch, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn kỳ vọng.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua góc nhìn của chuyên gia quốc tế
Ông Andrew Jeffries

Nhờ chuyển hướng kịp thời trong phòng chống đại dịch một cách linh hoạt, hiệu quả và bao phủ vắc-xin nhanh chóng, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn nền kinh tế từ tháng 3/2022. Kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi trong nửa đầu năm 2022 và tăng tốc trong những tháng còn lại. Đà tăng trưởng được duy trì nhờ các cân đối vĩ mô vững chắc cùng với sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của hầu hết các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, nông nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó là những điểm sáng khác của nền kinh tế vẫn duy trì tăng trưởng như xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong báo cáo công bố vào trung tuần tháng 9/2022, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,5% trong năm 2022. Tuy nhiên, dự báo này dựa trên dữ liệu của các tháng trước đó, nếu cập nhật dữ liệu đầy đủ của cả năm thì tăng trưởng kinh tế năm 2022 dự kiến sẽ đạt mức trên 7%, đánh dấu sự phục hồi rất ấn tượng sau đại dịch.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro thách thức từ bên ngoài. Với đà tăng trưởng mạnh mẽ và nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2023. Các cân đối vĩ mô tiếp tục được kiểm soát. Vị thế tài khóa vững chắc và nợ công, nợ nước ngoài được kiểm soát ở mức thấp hơn nhiều so với luật định sẽ tiếp tục hỗ trợ cho phục hồi kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế sẽ giảm nhẹ do nhu cầu ở các thị trường lớn yếu đi và đầu tư bị ảnh hưởng do lãi suất cao hơn.

Trong năm qua, nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa thận trọng, Việt Nam đã thành công trong việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô tạo đà cho nền kinh tế phục hồi. Trong năm 2023, dư địa cho chính sách tiền tệ không còn nhiều, Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh chính sách tài khóa. Chính sách tài khóa phải ở vị trí tiên phong, thể hiện vai trò chủ đạo trong giai đoạn phục hồi của nền kinh tế vì vẫn còn dư địa, cả về mặt cân đối thu - chi ngân sách cũng như hỗ trợ ngân sách từ gói hỗ trợ ngân sách trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.

2023 vẫn sẽ là một năm nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Những yếu tố rủi ro bên ngoài sẽ tiếp tục kéo dài ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy, với nền tảng vĩ mô vững chắc, với sự ổn định chính trị và những nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi hoàn toàn có cơ sở để tin rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì vị trí là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực cũng như toàn cầu trong năm 2023.

thoibaotaichinhvietnam.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng cục Hải quan điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024

Tổng cục Hải quan điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024

Tổng cục Hải quan vừa ra quyết định về việc điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 đối với 23 đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục.
Chi 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 báo lỗ

Chi 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 báo lỗ

Sau khi “mạnh tay” chi gần 1.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn, Công ty TNHH Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 tiếp tục báo lỗ trong 6 tháng đầu năm.
VietinBank giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng thiệt hại do bão Yagi

VietinBank giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng thiệt hại do bão Yagi

VietinBank giảm lãi suất cho vay với quy mô dư nợ dự kiến lên đến 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ nguồn vốn cho khách hàng sớm ổn định cuộc sống và hoạt động SX-KD.
SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

SVTech mang đến những giải pháp công nghệ tối ưu quản lý dữ liệu cho ngân hàng Việt

Theo báo cáo "Khai phá tiềm năng nền tài chính bền vững Đông Nam Á" của PwC, chỉ có 33% các ngân hàng tại Việt Nam đang khai thác dữ liệu một cách hiệu quả.
Fed cắt giảm lãi suất: Con dao hai lưỡi với kinh tế Việt Nam

Fed cắt giảm lãi suất: Con dao hai lưỡi với kinh tế Việt Nam

Việc cắt giảm lãi suất của Fed là con dao hai lưỡi đối với kinh tế Việt Nam, vì giá trị đồng USD giảm sẽ làm giảm áp lực mất giá lên đồng VND.

Tin cùng chuyên mục

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các nhà băng đồng loạt cam kết hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay với khách hàng ảnh hưởng bão số 3

Các ngân hàng đồng loạt cam kết sẽ tạm hoãn, giãn, giữ nguyên nhóm nợ và hạ lãi suất cho vay đối với đối tượng khách hàng bị ảnh hưởng bão số 3.
Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái gì sau quyết định hạ lãi suất của Fed?

Theo các chuyên gia, việc Fed hạ lãi suất sẽ tạo thêm dư địa cho chính sách tiền tệ của Việt Nam, song trước mắt Ngân hàng Nhà nước sẽ chưa vội hạ lãi suất.
AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

AI giúp hệ thống ngân hàng tăng doanh thu 340 tỷ USD mỗi năm

AI và đặc biệt là Gen AI có thể đóng góp đến 340 tỷ USD, tương đương 4,7% tổng doanh thu của ngành ngân hàng mỗi năm, thông qua việc tăng năng suất.
Đồng Nai: 2 công ty con của Lilama và hơn 400 doanh nghiệp nợ gần 260 tỷ đồng tiền bảo hiểm

Đồng Nai: 2 công ty con của Lilama và hơn 400 doanh nghiệp nợ gần 260 tỷ đồng tiền bảo hiểm

Bảo hiểm Xã hội tỉnh Đồng Nai công khai danh sách 457 doanh nghiệp, trường học nợ tiền bảo hiểm các loại hơn 260 tỷ đồng, trong đó có 2 công ty con của Lilama.
Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

Giảm 1% lãi vay và thêm giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) giảm 1% lãi suất vay VNĐ và 0,5% lãi suất vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 3.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới lãi suất 4,5%/năm

SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian từ tháng 9-12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm đến 2%

Lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm đến 2%

Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão lũ khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Việt Nam: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN

Cơ hội kinh doanh của khu vực ASEAN đang được đánh giá có nhiều sức hút. Trong đó, Việt Nam nổi lên là một điểm sáng.
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

Năm 2024 ghi nhận cột mốc mới khi lần đầu tiên VietinBank nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”.
Tập đoàn Thiên Long - doanh nghiệp ‘trùm’ ngành bút bi có diễn biến lạ

Tập đoàn Thiên Long - doanh nghiệp ‘trùm’ ngành bút bi có diễn biến lạ

Cùng một lúc, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (Mã chứng khoán: TLG) thông báo miễn nhiệm 4 Phó Tổng giám đốc, sắp xếp lại hệ thống chức danh trong công ty.
Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế giãn, hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang xây dựng Thông tư hướng dẫn cơ chế giãn, hoãn các khoản nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Ngày đầu quay lại niêm yết trên UPCoM, cổ phiếu HNG và HBC diễn biến ra sao?

Ngày đầu quay lại niêm yết trên UPCoM, cổ phiếu HNG và HBC diễn biến ra sao?

Ngày đầu tiên quay trở lại niêm yết trên sàn UPCoM, cổ phiếu HNG (HAGL Agrico) và HBC (Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình) lại có những diễn biến trái chiều.
Manulife quyên góp hơn 2,6 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Manulife quyên góp hơn 2,6 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nguồn quỹ ủng hộ đến từ hình thức đóng góp đối ứng. Với mỗi khoản ủng hộ đến từ tập cán bộ nhân viên và đại lý, Manulife cam kết đối ứng một khoản tương đương
VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống .
Chi cục Hải quan Thái Nguyên nỗ lực chuyển đổi số và tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Chi cục Hải quan Thái Nguyên nỗ lực chuyển đổi số và tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Chi cục Hải quan Thái Nguyên triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số trong quản lý nội bộ và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đảm bảo đồng bộ quá trình CĐS của ngành Hải quan.
MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

Ngoài số tiền đóng góp trực tiếp đến các địa phương vùng bão, MB tiêp tục kêu gọi cán bộ nhân viên ủng hộ đồng bào qua tài khoản thiện nguyện của Công đoàn MB.
Chi hàng chục tỷ đồng để

Chi hàng chục tỷ đồng để 'học tập kinh nghiệm', Xổ số Kiến thiết Long An làm ăn thế nào?

Trong vòng một năm, Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Long An đã đầu tư gần 11 tỷ đồng để đi "học tập kinh nghiệm" ở nhiều nước trên thế giới.
Tín dụng chính sách xã hội: Không để ai bị bỏ lại phía sau trên con đường tiếp cận tri thức

Tín dụng chính sách xã hội: Không để ai bị bỏ lại phía sau trên con đường tiếp cận tri thức

Không chỉ là đòn bẩy phát triển kinh tế cho hộ nghèo, tín dụng chính sách xã hội còn góp phần hiện thực hóa những giấc mơ tri thức của hàng triệu học sinh.
Công ty Toàn Thịnh Phát: Lỗ lũy kế hơn 650 tỷ đồng, bị nghi ngờ khả năng hoạt động

Công ty Toàn Thịnh Phát: Lỗ lũy kế hơn 650 tỷ đồng, bị nghi ngờ khả năng hoạt động

Tính tới ngày 30/6/2024, Công ty Toàn Thịnh Phát có mức lỗ lũy kế gần 650,3 tỷ đồng và bị đơn vị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động