Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 23:03

Tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu đang chậm lại

Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp tháng 7/2011 đang có xu hướng chậm lại, nhiều mặt hàng tồn kho lớn, trong khi đó hoạt động XK mặc dù có nhiều lợi thế về lượng và giá nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.

 - Nhiệm vụ những tháng cuối năm của Ngành Công Thương là rất nặng nề, vì thế cần giải quyết nhanh những vướng mắc để hoàn thành kế hoạch cả năm. Đó là đánh giá của Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh tại Hội nghị giao ban trực tuyến hoạt động tháng 7/2011, diễn ra ngày 1/8/2011.

Nỗi lo hàng tồn kho                    

Thông tin từ Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Bộ Công Thương Nguyễn Tiến Vỵ cho biết: 3 tháng gần đây, hoạt động sản xuất công nghiệp biến động thất thường do nhiều tác động khách quan từ thị trường thế giới và trong nước.  Đến tháng 7, tình hình tuy có khá hơn với tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp là 6,1% so với tháng 6, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất lợi đối với sản xuất công nghiệp.

Đặc biệt, xem xét các chỉ số tăng trưởng sản xuất công nghiệp từ đầu năm đến nay cho thấy, tháng sau đều tăng thấp hơn tháng trước, mức tăng không ổn định: 2 tháng tăng 12,3%; 4 tháng tăng 10,0%... và 7 tháng tăng 8,8%.

Nhiều sản phẩm phục vụ sản xuất tăng chậm như điện sản xuất, khí thiên nhiên, khí hóa lỏng… đều có mức tăng dưới 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Thậm chí, một số sản phẩm điện, điện tử như: điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, tủ đá, lắp ráp ô tô… giảm từ hơn 9% đến 22%. Lượng tồn kho thép xây dựng tăng gần 450 nghìn tấn, tồn kho phôi thép khoảng 470 nghìn tấn, nhiều hơn những tháng bình thường. Ngành rượu bia, nước giải khát mặc dù trong mùa tiêu thụ nhưng do xu hướng thắt chặt tiêu dùng nên lượng hàng bán ra tăng không nhiều.

Vụ trưởng Nguyễn Tiến Vỵ nhấn mạnh: Chỉ số tồn kho một vài sản phẩm cũng khá cao so với cùng kỳ, đơn cử như tồn kho xe máy dung tích trên 125cctăng 27,3%; điều hòa nhiệt độ tăng 33,2%;tủ lạnh tủ đá tăng 76,4%; máy giặt tăng 83,5%;xe ô tô 4 chỗ ngồi tăng 120,5%. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương khuyến cáo, các doanh nghiệp cần thận trọng hơn khi lập kế hoạch sản xuất những sản phẩm trên cho những tháng tiếp theo.

Đồng quan điểm này, Giám đốc Sở Công Thương Thái Bình, ông Đào Minh Hải cho biết, tại địa phương, sản xuất công nghiệp tháng 7/2011 tăng chậm so với cùng kỳ năm trước và 6 tháng đầu năm nay. Trong tháng 7, sản xuất công nghiệp Thái Bình chỉ tăng 12,1%, bằng 50% so với cùng kỳ năm 2010 và bằng 70% 6 tháng đầu năm 2011; nhiều doanh do tồn kho lớn nên sản xuất cũng gặp khó khăn.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tháng 7 ước đạt 154,4 nghìn tỷ đồng chỉ tăng 0,9% so với tháng 6; tính chung 7 tháng ước đạt 1.065,8 nghìn tỷ đồng, tăng 22,3% so với cùng kỳ. Điều đó cho thấy, người tiêu dùng đang có xu hướng tiết giảm chi tiêu.

Gỡ khó cho xuất khẩu

Kim ngạch XK tháng 7 ước đạt 8,4 tỷ USD, giảm 0,7% so với tháng 6 nhưng tăng 38,5% so với tháng 7/2010; tính chung 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 51,46 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ. Theo Vụ Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, đã có 13 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là: thủy sản, cà phê, gạo, cao su, dầu thô, xăng dầu, sản phẩm gỗ, hàng dệt may, giày dép các loại, đá quý và kim loại quý, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ; phương tiện vận tải và phụ tùng.

Ước nhập siêu 7 tháng gần 6,64 tỷ USD, chiếm 12,9% kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ nhập siêu giảm dần (6 tháng là 14,95%). Nhập khẩu giảm chủ yếu từ các nước như Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan. Ông Đỗ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Thông tin Bộ Công Thương nhận xét: XK đang đứng trước thuận lợi lớn khi cầu đang tăng cao, những thị trường có dung lượng lớn đang rất thuận lợi và giá tốt. Đơn cử như tại thị trường Mỹ và EU, nhiều mặt hàng xuất xứ từ Việt Nam tăng cao, như cà phê sang Mỹ tăng 82%. Nếu tận dụng tốt cơ hội sẽ đạt được nhiều thành tích xuất khẩu trong trung hạn chứ không riêng năm nay.

Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, kim ngạch XK đạt cao nhưng chưa thực sự bền vững và chỉ do yếu tố giá trên thị trường quyết định. Về lâu dài, vẫn cần có những giải pháp cụ thể cho việc đảm bảo XK tăng trưởng được ổn định. Bà Trần Thị Thúy Hoa- Tổng thư ký Hiệp hội Cao su- bày tỏ, 7 tháng qua mặt hàng cao su tăng 70% giá trị xuất khẩu, 59% về giá và có thể đạt kim ngạch 3 tỷ USD trong năm 2011. Giá cao su rất biến động, hoạt động mua dự trữ cao su của Trung Quốc đã khiến giá tăng rất cao nhưng hiện cũng đang dao động theo hướng giảm.

Tuy nhiên, các DN trong lĩnh vực này lại đang gặp khó nhưnhiều khoản phí bất hợp lý của các hãng tàu, chất lượng cao su không ổn định và giảm sút, tình trạng “rút ruột” container cao su xảy ra nhiều và đặc biệt là việc Bộ Tài chính dự kiến áp thuế XK với cao su thiên nhiên lên 5%. Ông Chiến cho rằng, giải pháp căn bản là tận dụng cơ hội XK hàng nông sản như thế nào, vì hiện nay nhiều giải pháp mới chỉ mang tính tình thế. Nhiều mặt hàng có lợi thế thị trường nhưng chúng ta chưa tận dụng được cơ hội. Vì thế, theo ông Chiến, cần phải có những xem xét, phân tích kỹ hơn để định hướng cụ thể ở thị trường trong và ngoài nước, qua đó vận dụng chính sách, giải pháp trong thời gian tới.

Ngành dệt may dù đạtkim ngạch tới 7,56 tỷ USD, tăng 29,4% so với cùng kỳnăm trước và đã ký được nhiều hợp đồng cho thời gian tới nhưng cũng đang có vấn đề khó khăn là việc cân đối giữa đơn hàng FOB dài hạn và ngắn hạn hoặc gia công để giảm áp lực về vốn. Ngành da giày cũng đang lo lắng vì không đảm bảo đủ lao động và vốn để hoàn thành đơn hàng theo đúng yêu cầu của đối tác.

Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh khẳng định, nhiệm vụ của tháng 8 và những tháng tiếp theo đối với Ngành Công Thương không chỉ thực hiện đồng bộ các Nghị quyết của Chính phủ về ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát mà sẽ giải quyết cụ thể từng vấn đề các hiệp hội, ngành hàng, các DN và Sở Công Thương đưa ra. Thứ trưởng giao cho các Vụ, các đơn vị chức năng xử lý hoặc phối hợp giải quyết những kiến nghị mà các DN nêu ra nhằm đẩy mạnh sản xuất cũng như theo dõi sát biến động thị trường thế giớiđể có các biện pháp hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Thùy Linh

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD