Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tăng trưởng tín dụng sẽ được điều chỉnh theo tín hiệu thị trường

Tín dụng quý 1/2022 đã có mức tăng trên 5%, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Đây là một chỉ dấu cho thấy sự hồi phục của nền kinh tế. Tuy nhiên, để dòng vốn đi đúng địa chỉ và việc tăng trưởng tín dụng đảm bảo phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.

Tăng trưởng tín dụng gấp 2 lần cùng kỳ

Đến hết tháng 3/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 5,04%, so với cùng kỳ năm 2021 (2,16%) tăng hơn 2,3 lần. Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được quản lý chặt chẽ. “Cùng với các giải pháp quyết liệt của Chính phủ trong khôi phục nền kinh tế, kết quả tăng trưởng tín dụng đạt được như trên là dấu hiệu tích cực trong khôi phục phát triển của các doanh nghiệp”- Phó Thống đốc khẳng định.

Thực tế, 3 tháng đầu năm, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng cao không chỉ do các doanh nghiệp tập trung phục hồi sản xuất từ các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 01 của Chính phủ mà còn bởi NHNN tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành đã tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi vay, hỗ trợ nền kinh tế. Trong những tháng đầu năm nay, mặt bằng lãi suất có biến động do nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng nhưng mức điều chỉnh không quá lớn. Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn các lĩnh vực ưu tiên là 4,5%/năm; vay sản xuất, kinh doanh thông thường từ 7 - 10,5%/năm (ngắn hạn), 8,5 - 12,7%/năm (trung và dài hạn); cho vay tiêu dùng 7 - 11,5%/năm (ngắn hạn), 8,5 - 13%/năm (trung và dài hạn).

Tăng trưởng tín dụng sẽ được điều chỉnh theo tín hiệu thị trường
Quý 1/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 5,04%, so với cùng kỳ năm 2021 tăng hơn 2,3 lần

Các ngân hàng thương mại cũng đang triển khai nhiều gói tín dụng với lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp trong phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đơn cử như “nhóm ngân hàng big 4” như Vietcombank dành 49.000 tỷ đồng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa với lãi suất 5,6-8,3%/năm kéo dài đến đầu năm 2023; BIDV cũng đã triển khai gói vay 100.000 tỷ đồng, cho vay tiêu dùng và bổ sung vốn lưu động, lãi suất ngắn hạn từ 5%-5,5%/năm; Agribank có chương trình cho vay ngắn hạn bằng VND doanh nghiệp lớn lãi suất 4%/năm, kéo dài đến hết năm nay.

Một loạt các ngân hàng thương mại cổ phần khác như ABBank, LienVietPostBank, NamABank, MSB… cũng có các gói tín dụng từ vài nghìn tỷ đồng đến hàng chục nghìn tỷ đồng dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất từ 7,29%/năm đến 7,5%/năm.

Đại diện một doanh nghiệp sản xuất bê tông có trụ sở tại Hà Nội chia sẻ, chính sách đẩy mạnh giải ngân đầu tư công của Chính phủ và sự phục hồi của nền kinh tế đã giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng khôi phục được gần như toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, ciệc các ngân hàng thương mại hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi thực sự là lực đẩy rất tích cực cho quá trình hồi phục và phát triển sản xuất của doanh nghiệp.

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho rằng, mức tăng trưởng tín dụng của quý 1/2022 đạt được là rất cao so với các năm trước. Năm 2022, NHNN đặt mục tiêu điều hành tăng trưởng tín dụng là 14%. Tuy nhiên mục tiêu này có thể điều chỉnh vào cuối năm tùy tình hình thực tế, có thể sẽ tăng lên, cũng có thể giảm xuống sao cho đảm bảo phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ vĩ mô cũng như kiểm soát lạm phát.

Xử lý nợ xấu vẫn “vướng”

Cùng với tăng trưởng tín dụng thì xử lý nợ xấu luôn là vấn đề “nóng” không chỉ của ngành ngân hàng mà còn của cả nền kinh tế. 5 năm qua, việc xử lý nợ xấu được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 42/2017/QH của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu (Nghị quyết 42).

Theo lãnh đạo NHNN, từ năm 2017 đến nay, Nghị quyết 42 của Quốc hội ban hành đã tác động rất tích cực. Số nợ xấu đã được xử lý, giải quyết trong những năm qua thông qua Nghị quyết 42 là 380.000 tỷ đồng.

Đây là khối lượng vốn rất lớn đã được quay vòng và tái tạo đầu tư trở lại nguồn vốn cho nền kinh tế, giải quyết được nhiều lãng phí xã hội, nhất là những tài sản thế chấp trong những khoản nợ khi đã đưa vào nợ xấu thì được giải quyết, xử lý tích cực, tránh hao mòn tự nhiên, hư hỏng hoặc tài sản đóng băng. Nghị quyết 42 có lợi ích không chỉ với xã hội mà còn lợi ích với cả ngân hàng và các doanh nghiệp, của nền kinh tế.

Tuy nhiên, theo TS. Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, mặc dù thời gian qua các ngân hàng đã nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu, nhưng không thể chủ quan bởi bao phủ nợ xấu chưa tính đến các khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) chưa được xử lý, các khoản nợ xấu tiềm ẩn từ nợ tái cơ cấu và khả năng chuyển các khoản nợ từ nhóm 1,2 thành nợ xấu do điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp không thuận lợi trong thời gian tới (tỷ lệ nợ xấu gộp cao gấp 3,8 lần tỷ lệ nợ xấu nội bảng cuối năm 2021).

Lãnh đạo NHNN cho biết, sau 5 năm Nghị quyết 42 hết thời hạn hiệu lực, NHNN thấy rằng đối với việc phát triển kinh tế xã hội nói chung, cần có một luật liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu của nền kinh tế, không chỉ xử lý nợ xấu của riêng ngành ngân hàng.

NHNN đã đề xuất báo cáo Chính phủ nghiên cứu ban hành Luật Xử lý nợ xấu trong thời gian tới. Tuy nhiên, để có Luật Xử lý nợ xấu phải có thời gian nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, tác động ban hành Luật. “Nếu không kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 thì sẽ có một số khoản nợ thuộc đối tượng trong Nghị quyết 42 mà không có cơ sở pháp lý để triển khai, đây sẽ là khó khăn cho những khoản nợ đó”- lãnh đạo NHNN bày tỏ.

Do tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong suốt 2 năm qua, nhiều doanh nghiệp rơi vào khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên nợ xấu được dự báo sẽ xuất hiện trong thời gian. Vì vậy, việc tiếp tục kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 làm cơ sở pháp lý để xử lý những khoản nợ đó sẽ tạo ra sự tích cực, lợi ích chung cho doanh nghiệp, cho xã hội và ngành ngân hàng. Chính vì vậy, Chính phủ đã chấp thuận và đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm thủ tục cũng như nghiên cứu đánh giá cho phép kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 trong thời gian tới.

Thuỳ Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhà băng tung gói vay ưu đãi, đón nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng dịp cuối năm

Nhà băng tung gói vay ưu đãi, đón nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng dịp cuối năm

Đón nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng dịp cuối năm, các ngân hàng đã dành nguồn vốn ưu đãi dồi dào, cùng giải pháp đơn giản hóa thủ tục cho vay.
PVcomBank ra mắt tính năng

PVcomBank ra mắt tính năng 'Quỹ hội nhóm' trên PVConnect

PVcomBank triển khai tính năng “Quỹ hội nhóm” trên ứng dụng PVConnect, giúp người dùng theo dõi, quản lý các khoản chi tiêu chung một cách minh bạch, hiệu quả.
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile

Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile

Từ 10/9, VGJ chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD.
Khách hàng chịu thiệt hại bởi bão Yagi được xét miễn giảm lãi vay

Khách hàng chịu thiệt hại bởi bão Yagi được xét miễn giảm lãi vay

Sau cuộc tàn phá của siêu bão Yagi, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét miễn giảm lãi vay cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại bởi bão số 3

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại bởi bão số 3.

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng tìm cách đa dạng vốn trung và dài hạn

Ngân hàng tìm cách đa dạng vốn trung và dài hạn

Không chỉ phát hành trái phiếu, số lượng ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi nhằm hút vốn trung và dài hạn cũng nhiều lên trong thời gian gần đây.
Sắp hoàn thành việc thanh tra 2 ngân hàng, 4 doanh nghiệp vàng

Sắp hoàn thành việc thanh tra 2 ngân hàng, 4 doanh nghiệp vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang tập trung nguồn lực để hoàn thành việc thanh tra đối với 2 tổ chức tín dụng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng như đã công bố.
Điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn xanh

Điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn xanh

Không chỉ các ngân hàng trong nước, hiện dòng vốn xanh từ thị trường quốc tế muốn đầu tư vào Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt vẫn khó tiếp cận.
Tỷ giá ngân hàng ‘chạm đáy’ so với cuối quý I/2024

Tỷ giá ngân hàng ‘chạm đáy’ so với cuối quý I/2024

Diễn biến của tỷ giá tiếp tục xu hướng đi xuống, cả ở các ngân hàng thương mại và thị trường tự do.
SeABank liên tục tăng hạng trong bảng xếp hạng

SeABank liên tục tăng hạng trong bảng xếp hạng 'Top 1.000 Ngân hàng thế giới'

SeABank năm thứ 3 liên tiếp nằm trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới 2024” (Top 1000 World Banks 2024) do Tạp chí The Banker bình chọn.
Lãi suất trái phiếu nhà băng nào lập đỉnh, hút nhà đầu tư?

Lãi suất trái phiếu nhà băng nào lập đỉnh, hút nhà đầu tư?

Với mức lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm từ khoảng 2 - 2,5%, trái phiếu ngân hàng đang trở thành lựa chọn hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Quy định mới về đối tượng phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

Quy định mới về đối tượng phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

Thông tư 44/2024/TT-NHNN vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành có nội dung mới quy định về đối tượng phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank

Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank

PVcomBank tiếp tục “chiêu đãi” khách hàng với loạt ưu đãi hấp dẫn cho dịch vụ chuyển tiền quốc tế online trên ứng dụng PVConnect đến hết năm 2024.
VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng

VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu với tăng trưởng tín dụng ở mức cao, thực chất, bền vững ngay từ đầu năm 2024
Tăng lãi suất không quan trọng bằng tăng nguồn vốn và nguồn cung nhà ở xã hội?

Tăng lãi suất không quan trọng bằng tăng nguồn vốn và nguồn cung nhà ở xã hội?

Theo các chuyên gia, việc tăng mức lãi suất từ 4,8% lên 6,6% không quan trọng bằng việc tăng nguồn vốn và nguồn cung nhà ở xã hội.
Tỷ giá và lãi suất vơi dần áp lực, song lạm phát vẫn còn căng thẳng

Tỷ giá và lãi suất vơi dần áp lực, song lạm phát vẫn còn căng thẳng

Tỷ giá đã hạ nhiệt đáng kể nên Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm bớt áp lực về điều hành tỷ giá và có thể giữ nguyên lãi suất để giải quyết các lo ngại về lạm phát.
Đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt dịp lễ

Đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt dịp lễ

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong 4 tháng đầu năm nay, thanh toán không tiền mặt đạt khoảng 4,9 tỉ giao dịch với tổng giá trị đạt hơn 87 triệu tỉ đồng.
Top 20 ngân hàng nộp ngân sách lớn nhất gọi tên những nhà băng nào?

Top 20 ngân hàng nộp ngân sách lớn nhất gọi tên những nhà băng nào?

Top 20 ngân hàng nộp ngân sách lớn nhất nộp tổng cộng 80.200 tỷ đồng. Ba cái tên dẫn đầu lần lượt là Vietcombank 11.600 tỷ, Techcombank 7.900 tỷ, MB 7.500 tỷ.
Vì sao F88 được GPTW vinh danh

Vì sao F88 được GPTW vinh danh 'Nơi làm việc xuất sắc hàng đầu Châu Á' 2024?

GPTW công bố xếp hạng F88 ở thứ hạng 27/70 doanh nghiệp “Best Workplaces in Asia 2024” (Nơi làm việc xuất sắc hàng đầu khu vực châu Á năm 2024)
Nâng tầm trải nghiệm cùng phiên bản ngân hàng số OCB OMNI thế hệ mới

Nâng tầm trải nghiệm cùng phiên bản ngân hàng số OCB OMNI thế hệ mới

Phiên bản ngân hàng số OCB OMNI thế hệ mới vừa được Ngân hàng Phương Đông (OCB) ra mắt vào tháng 5/2024 được thị trường yêu thích bởi sự đa năng và tiện lợi
Nới room tín dụng, tạo đà cho doanh nghiệp tăng tốc dịp cuối năm

Nới room tín dụng, tạo đà cho doanh nghiệp tăng tốc dịp cuối năm

Việc Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng sẽ góp phần giải tỏa một phần nhu cầu vốn cuối năm của doanh nghiệp và người dân.
Những ngân hàng nào được

Những ngân hàng nào được 'nới' room tín dụng?

Kể từ ngày 28/8, các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt từ 80% chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước đã thông báo đầu năm 2024 sẽ được nới room tín dụng.
Bac A Bank: Khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bac A Bank: Khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bac A Bank hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
TPBank ưu đãi vay vốn 0% dành cho doanh nghiệp thực hiện dự án xanh

TPBank ưu đãi vay vốn 0% dành cho doanh nghiệp thực hiện dự án xanh

TPBank đang triển khai gói tín dụng với ưu đãi lớn dành cho các dự án, phương án xanh với lãi suất 0% thuộc nhiều lĩnh vực như: Năng lượng tái tạo...
Chất lượng tài sản ngân hàng vẫn là ‘quan ngại’ lớn với tăng trưởng kinh tế

Chất lượng tài sản ngân hàng vẫn là ‘quan ngại’ lớn với tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Việt Nam đang phục hồi, tăng trưởng tín dụng cải thiện, tuy nhiên chất lượng tài sản ngân hàng vẫn là “quan ngại” lớn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động