Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tăng tỷ lệ nội địa hóa hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện

Việc làm chủ thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện đốt than ở nước ta sẽ đem lại lợi ích to lớn.
Nhà máy nhiệt điện đốt than: Làm chủ hệ thống thải tro xỉ đồng bộ Nhiệt điện Nghi Sơn thích ứng hiệu quả với thị trường điện cạnh tranh Xem xét giải quyết vướng mắc sớm đưa Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 vào vận hành

Thị trường rộng lớn cho hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than

Viện Nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công Thương) vừa nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tổ hợp và đưa vào vận hành hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW” do TS. Phan Đăng Phong làm chủ nhiệm đề tài.

Tăng tỷ lệ nội địa hóa hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện
TS. Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí báo cáo kết quả đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tổ hợp và đưa vào vận hành hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW”

Đây là một trong các đề tài thuộc Dự án khoa học và công nghệ “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành một số hệ thống thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất tổ máy đến khoảng 600MW” do Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu Cơ khí ký kết thực hiện.

Mục tiêu của đề tài đó là làm chủ thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW; thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành 01 hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW; nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý, tư vấn, vận hành... cho đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong nước.

Chia sẻ về tính cấp thiết của đề tài này, TS. Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí cho biết, Việt Nam có thị trường rộng lớn cho hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII). Theo đó, đến năm 2030, tổng công suất nhiệt điện than khoảng 75.000 MW, sản xuất khoảng 394 tỷ kWh chiếm 56,4% sản lượng điện sản xuất.

Trong 10 năm (2013-2023), tại Việt Nam sẽ xây dựng và đưa vào vận hành 70 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất lắp đặt dự kiến khoảng 37.240 MW, trong đó có 44 tổ máy nhiệt điện than công suất 600 MW - TS. Phan Đăng Phong thông tin.

Tổng vốn đầu tư cho nhà máy điện do các chủ đầu tư trong nước thực hiện có thể lên tới 43,5 tỷ USD. Trong tổng số vốn đầu tư đó, vốn đầu tư cho các thiết bị nhà máy điện ước tính sẽ lên tới 32,7 tỷ USD, với chi phí cho các thiết bị chính khoảng 24,5 tỷ USD (tua bin, máy phát, lò hơi), còn lại 8,2 tỷ USD là cho các thiết bị phụ trợ trong đó có hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than.

Như vậy, nhu cầu cung cấp thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam rất lớn - TS. Phan Đăng Phong nhận định, đồng thời chia sẻ, theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 1791/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn 2012-2025”, hệ thống bốc dỡ và vận chuyển than là 1 trong 11 hạng mục thiết bị phải được nội địa hóa trong nước cho 03 dự án Quảng Trạch 1, Sông Hậu 1, Quỳnh Lập 1.

Minh chứng cho năng lực nghiên cứu trong nước

Theo Viện trưởng Viện Nghiên Cứu cơ khí, đối với tất cả các thiết bị thuộc hệ thống bốc dỡ và vận chuyển than cho một nhà máy nhiệt điện, các doanh nghiệp cơ khí trong nước đã tích lũy được một số kinh nghiệm thông qua các thiết kế từ nước ngoài, cung cấp phụ tùng thay thế và sửa chữa bảo dưỡng các hệ thống hiện có tại các nhà máy nhiệt điện.

Mặc dù vậy, chúng ta vẫn chưa thể làm chủ được việc thiết kế và chế tạo đồng bộ một hệ thống bốc dỡ và vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện than vì các lý do sau: Các tài liệu tính toán thuộc dạng bí quyết công nghệ của các hãng cho nên rất khó tiếp cận hoặc tìm kiếm từ các nguồn khác nhau; chưa có đề tài nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực nội địa hóa các thiết bị bốc dỡ và vận chuyển than; đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành còn thiếu và còn yếu.

Do vậy, việc làm chủ tính toán thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than áp dụng cho các nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến 600MW ở nước ta là cần thiết và sẽ đem lại lợi ích to lớn về phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy ngành cơ khí nước ta phát triển, góp phần thực hiện thành công chương trình thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị nhà máy nhiệt điện giai đoạn 2012-2025 của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 1791.

Đến nay, đề tài đã hoàn thành đầy đủ số lượng, chủng loại, chất lượng các sản phẩm khoa học và công nghệ theo đăng ký. Trong đó, bao gồm các sản phẩm có thể sử dụng cho các đơn vị chế tạo, lắp đặt và vận hành hệ thống bốc dỡ vận chuyển than của nhà máy nhiệt điện đốt than.

Cụ thể gồm: Sản phẩm khoa học và công nghệ dạng I: Hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than công suất đến khoảng 600MW một tổ máy đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn Việt Nam và đã được chủ chủ đầu tư nghiệm thu chấp thuận.

Sản phẩm khoa học và công nghệ dạng II: 01 bộ tài liệu tính toán, thiết kế và công nghệ chế tạo hệ thống bốc dỡ và vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than công suất đến 600 MW; 01 bộ tài liệu thiết kế chế tạo các thiết bị được nội địa hóa của hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than; 01 bộ tài liệu quy trình công nghệ chế tạo thiết bị được nội địa hóa; 01 bộ tài liệu quy trình hướng dẫn lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng hệ thống…

“Các sản phẩm này đáp ứng các yêu cầu đặt ra của chủ đầu tư, các tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam và có tính khả thi cao - TS. Phan Đăng Phong nói, đồng thời nhấn mạnh, kết quả đạt được của đề tài đã minh chứng cho khả năng của các đơn vị trong nước với đội ngũ khoa học kỹ thuật với trình độ ngày càng được nâng cao và luôn nỗ lực học hỏi về công nghệ mới.

Đề tài đã hoàn thành với tỷ lệ nội hóa trên 51%, còn có thể tăng hơn nữa ở dự án thứ hai, và đạt hơn 70% từ dự án thứ ba, đảm bảo mục tiêu mục tiêu nội địa hóa theo Quyết định 1791/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

TS. Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí: Để tiếp tục nhân rộng mô hình với các dự án tương tự rất cần một cơ chế để bảo vệ thị trường từ Chính phủ cho các đơn vị cơ khí trong nước như quy định tỷ lệ trong nước thực hiện tối thiểu 50% với các dự án nhiệt điện được đầu tư tại Việt Nam.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Viện Nghiên cứu Cơ khí

Tin cùng chuyên mục

Ngành than khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất sau bão số 3

Ngành than khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất sau bão số 3

TKV chủ động triển khai phương án ứng phó bão số 3

TKV chủ động triển khai phương án ứng phó bão số 3

8 tháng năm 2024, than cấp cho sản xuất điện đạt 27,85 triệu tấn

8 tháng năm 2024, than cấp cho sản xuất điện đạt 27,85 triệu tấn

Thương mại than được định hình lại bởi 3 "ông lớn" châu Á, có cả Việt Nam

Thương mại than được định hình lại bởi 3 "ông lớn" châu Á, có cả Việt Nam

TKV hoàn thành tuyến băng tải vận chuyển than 450 tỷ đồng

TKV hoàn thành tuyến băng tải vận chuyển than 450 tỷ đồng

Sức khoẻ tài chính và tiền lương của TKV nửa đầu năm 2024 ra sao?

Sức khoẻ tài chính và tiền lương của TKV nửa đầu năm 2024 ra sao?

Than thương phẩm 7 tháng năm 2024 đạt 32,16 triệu tấn

Than thương phẩm 7 tháng năm 2024 đạt 32,16 triệu tấn

Sự quan tâm đặc biệt đối với ngành than của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sự quan tâm đặc biệt đối với ngành than của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Quảng Ninh: Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành than nhằm tăng hiệu quả sản xuất

Quảng Ninh: Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành than nhằm tăng hiệu quả sản xuất

6 tháng đầu năm 2024: Tập đoàn TKV nộp ngân sách bao nhiêu?

6 tháng đầu năm 2024: Tập đoàn TKV nộp ngân sách bao nhiêu?

6 tháng năm 2024: Than cấp cho sản xuất điện tăng 2 triệu tấn

6 tháng năm 2024: Than cấp cho sản xuất điện tăng 2 triệu tấn

5 tháng 2024, TKV cấp 19,80 triệu tấn than cho sản xuất điện, tăng 15 % so với cùng kỳ

5 tháng 2024, TKV cấp 19,80 triệu tấn than cho sản xuất điện, tăng 15 % so với cùng kỳ

Ứng dụng công nghệ mới tại các nhà máy nhiệt điện than giảm phát thải khí nhà kính

Ứng dụng công nghệ mới tại các nhà máy nhiệt điện than giảm phát thải khí nhà kính

TKV: Nâng cao hiệu quả các lĩnh vực quản lý kinh tế tổng hợp

TKV: Nâng cao hiệu quả các lĩnh vực quản lý kinh tế tổng hợp

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

TKV sẽ đầu tư nhiều Dự án Bô xít – Alumin – Nhôm tại Đắk Nông

TKV sẽ đầu tư nhiều Dự án Bô xít – Alumin – Nhôm tại Đắk Nông

Điểm lại hợp tác Việt Nam - Lào về than đá trong năm 2023

Điểm lại hợp tác Việt Nam - Lào về than đá trong năm 2023

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương khắc phục sự cố hầm lò tại Công ty Than Thống Nhất

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương khắc phục sự cố hầm lò tại Công ty Than Thống Nhất

Ngành than cam kết cung cấp đủ than cho sản xuất điện trong mùa khô 2024

Ngành than cam kết cung cấp đủ than cho sản xuất điện trong mùa khô 2024

Xem thêm