Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ứng dụng công nghệ mới tại các nhà máy nhiệt điện than giảm phát thải khí nhà kính

Việc loại bỏ dần điện than là điều cần phải làm chứ không phải một lựa chọn, nhằm giảm lượng phát thải carbon tại Việt Nam.
Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Nghi Sơn 2,4 tỷ USD sẽ về tay “ông lớn” nào? Đảm bảo cung cấp than cho Nhiệt điện Quảng Ninh và các nhà máy nhiệt điện Phê duyệt khung giá phát điện nhà máy nhiệt điện tua bin khí chu trình hỗn hợp sử dụng khí hóa lỏng

Sử dụng các nhiên liệu mới vào năm 2050

Để xử lý những tồn tại bất cập trong công nghệ hiện nay của các nhà máy nhiệt điện đốt than, Việt Nam ứng dụng công nghệ theo từng giai đoạn, phù hợp với từng chủng loại than sử dụng, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, các nhà máy nhiệt điện đốt than phát triển trước giai đoạn 2010 hầu hết là sử dụng than Antracite trong nước với chất bốc rất thấp, nhiệt trị thấp và độ tro cao nên chỉ phù hợp với thông số hơi cận tới hạn.

Ứng dụng công nghệ mới tại các nhà máy nhiệt điện than giảm phát thải khí nhà kính
Mục tiêu, các nhà máy nhiệt điện sẽ sử dụng các nhiên liệu mới vào năm 2050

Các nhà máy nhiệt điện đốt than phát triển giai đoạn sau năm 2010 đến nay và sử dụng than nhập khẩu đều đã chuyển sang áp dụng thông số hơi trên tới hạn (hiệu suất cao, suất tiêu hao nhiên liệu giảm). Đặc biệt, các nhà máy nhiệt điện đang trong quá trình xây dựng như Vũng Áng II, Quảng Trạch I đã áp dụng thông số hơi trên siêu tới hạn, thuộc loại tiên tiến nhất hiện nay. Hầu hết các nhà máy nhiệt điện than hiện đang vận hành ổn định và đáp ứng các yêu cầu quy định hiện hành về môi trường khí thải (QCVN 22:2009/BTNMT; QCVN 05:2009/BTNMT) và môi trường nước thải (QCVN 14:2008/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT).

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, Việt Nam sẽ không xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2030 và các nhà máy điện khí sau năm 2035 để đảm bảo giảm phát thải cacbon và mục tiêu cam kết tại COP 26 về trung hoà cacbon vào năm 2050.

Ngày 12/6/2023, Bộ Công Thương đã làm việc với các nhà máy nhiệt điện đốt than để triển khai thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than theo QH điện VIII đã phê duyệt, đồng thời, Bộ Công Thương đã có văn bản số 3606/BCT-ĐL ngày 12/6/2023 đề nghị chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện đốt than khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch chuyển đổi nhiên liệu sang sử dụng nhiên liệu sinh khối và amoniac để triển khai áp dụng khi đủ 20 năm vận hành, đảm bảo hiệu quả kinh tế của nhà máy; đối với các nhà máy điện than không thể thực hiện chuyển đổi nhiên liệu hoặc thu giữ cacbon, đề nghị nghiên cứu xây dựng phương án dừng hoạt động khi nhà máy đã vận hành đủ 40 năm.

Thách thức khi chuyển đổi công nghệ

Theo Quy hoạch điện VIII sẽ không xây dựng các nhà máy nhiệt điện than sau năm 2030, điện khí sau năm 2035. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ chuyển dần sang công nghệ đốt kèm sinh khối, khí hydro… Hiện nay, một số nhà máy nhiệt điện than vẫn đang sử dụng công nghệ cũ, không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi hoặc nếu có thì công suất sản xuất sẽ sụt giảm mạnh.

Để xử lý những tồn tại bất cập trong công nghệ hiện nay của các nhà máy nhiệt điện than, Bộ Công Thương đã có lộ trình chuyển đổi công nghệ để đạt mục tiêu đến năm 2050 các nhà máy nhiệt điện sẽ không còn đốt than.

Ứng dụng công nghệ mới tại các nhà máy nhiệt điện than giảm phát thải khí nhà kính
Nhật Bản đang chuẩn bị cho nỗ lực sản xuất điện đầu tiên trên thế giới bằng cách đốt hỗn hợp than và amoniac tại nhà máy than của JERA ở tỉnh Aichi, miền Trung Nhật Bản.

Để bảo đảm việc phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, tất cả các phương án đề xuất tính toán đều phải thực hiện chuyển đổi năng lượng tại Quy hoạch điện VIII.

Theo đó, ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện; tỉ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (tính cả thủy điện) đạt khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỉ lệ năng lượng tái tạo 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất và khoảng 67,5 - 71,5% vào năm 2050.

Dự kiến, năm 2030, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than đang vận hành và các dự án đang triển khai xây dựng, khả năng sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành khoảng 30.127 MW. Định hướng năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện, chuyển hoàn toàn sang sinh khối/amoniac, tổng công suất 25.632 - 32.432 MW, sản xuất 72,5 - 80,9 tỷ kWh (5,3 - 6,6% tổng điện năng sản xuất).

Với chương trình phát triển nguồn điện đề ra trong Quy hoạch điện VIII, mức phát thải CO2 của ngành điện năm 2030 đạt 204 - 254 triệu tấn, 2035 đạt 226 - 254 triệu tấn và đến năm 2050 sẽ ở mức 27 - 31 triệu tấn (thấp hơn hạn mức 35 triệu tấn nêu ở trên).

Hiện nay, việc chuyển đổi nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện sang sử dụng amoniac đã được các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng trên thế giới phát triển nghiên cứu thử nghiệm và cơ bản đã hoàn thành thử nghiệm với tỷ lệ đốt trộn amoniac đạt 20%.

Nhưng khó khăn chính là công nghệ đốt trộn amoniac hiện nay trên thế giới chưa hoàn thiện (mới trong giai đoạn thử nghiệm). Chưa có nhà máy điện nào ở Việt Nam cải tiến, thử nghiệm đồng đốt amoniac và có đánh giá về tính kinh tế, kỹ thuật, cũng như các ảnh hưởng tác động đến con người, môi trường, thiết bị.

Mặt khác, hiện nay khả năng cung cấp nhiên liệu amoniac, hay sinh khối ở trong nước còn hạn chế, chưa đảm bảo nguồn cung để vận hành lâu dài và ổn định.

Bên cạnh đó, việc tăng tỉ lệ đốt kèm, sẽ dẫn đến tăng chi phí đầu tư và vận hành do cần phải tiến hành nghiên cứu, thay thế các thiết bị, cũng như hiện nay chuỗi cung ứng amoniac, hydro hiện chưa được hình thành và phát triển nên việc đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu thay thế cho than, khí để vận hành ổn định nhà máy điện khi thực hiện chuyển đổi nhiên liệu là một thách thức lớn. Đồng thời, khi chuyển đổi nhiên liệu sẽ làm giá điện tăng lên, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân.

Với những thách thức về công nghệ đồng đốt (mới ở giai đoạn thử nghiệm), chi phí nhiên liệu và chính sách giá điện... như hiện nay, con đường tiến tới amoniac thay thế nhiên liệu than tại Việt Nam chắc chắn còn dài. Tuy nhiên, với quyết tâm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tin rằng công tác chuyển dịch năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính sẽ thực hiện thành công.

Đức Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nga ‘bắt tay’ EU, đẩy Mỹ ra khỏi cuộc chơi khí đốt

Nga ‘bắt tay’ EU, đẩy Mỹ ra khỏi cuộc chơi khí đốt

Tờ Die Welt của Đức dẫn số liệu phân tích cho hay, Nga đã vượt qua Mỹ về nguồn cung cấp khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU).
Tham gia vào thị trường carbon: Doanh nghiệp tăng khả năng thích ứng

Tham gia vào thị trường carbon: Doanh nghiệp tăng khả năng thích ứng

Thị trường carbon sắp được triển khai tại Việt Nam sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong giảm phát thải khí nhà kính và tham gia vào nền kinh tế xanh.
EVNCPC tăng cường kiểm tra và tuyên truyền an toàn điện

EVNCPC tăng cường kiểm tra và tuyên truyền an toàn điện

Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) tổ chức kiểm tra, hướng dẫn sử dụng điện an toàn, hiệu quả cho gần 120.000 khách hàng có nguy cơ cao về cháy nổ.
Tiêu thụ điện dịp Lễ Quốc khánh tăng 13,3%

Tiêu thụ điện dịp Lễ Quốc khánh tăng 13,3%

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, sản lượng điện tiêu thụ dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, chỉnh sửa dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, chỉnh sửa dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Sáng 4/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã chủ trì cuộc họp rà soát, sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thành Dự án lắp máy 2 Trạm biến áp 220kV Chư Sê

Hoàn thành Dự án lắp máy 2 Trạm biến áp 220kV Chư Sê

Việc hoàn thành Dự án lắp máy 2 Trạm biến áp 220kV Chư Sê sẽ góp phần đảm bảo cung ứng điện cho tỉnh Gia Lai và các vùng phụ cận.
Đóng điện Dự án Mở rộng ngăn lộ và cải tạo Trạm biến áp 500kV Thạnh Mỹ

Đóng điện Dự án Mở rộng ngăn lộ và cải tạo Trạm biến áp 500kV Thạnh Mỹ

Ban Quản lý dự án truyền tải điện vừa phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công Dự án Mở rộng ngăn lộ và cải tạo Trạm biến áp 500kV Thạnh Mỹ.
8 tháng năm 2024, than cấp cho sản xuất điện đạt 27,85 triệu tấn

8 tháng năm 2024, than cấp cho sản xuất điện đạt 27,85 triệu tấn

Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV) thông tin, 8 tháng đầu năm 2024, than cấp cho sản xuất điện đạt 27,85 triệu tấn.
Tiết kiệm trên 5,7 tỷ đồng mỗi năm nhờ sử dụng năng lượng hiệu quả

Tiết kiệm trên 5,7 tỷ đồng mỗi năm nhờ sử dụng năng lượng hiệu quả

Với 61 giải pháp tiết kiệm năng lượng, qua đó đã giúp Công ty TNHH Terumo Việt Nam tiết kiệm được 3.874.326 kWh, tương đương trên 5,7 tỷ đồng.
Nhà máy điện hạt nhân trở thành điểm nóng chiến trường, luật pháp quốc tế đã đủ sức bảo vệ?

Nhà máy điện hạt nhân trở thành điểm nóng chiến trường, luật pháp quốc tế đã đủ sức bảo vệ?

Xung đột vũ trang diễn ra tại nhiều khu vực, việc bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng, đặc biệt là nhà máy điện hạt nhân, trở thành vấn đề cấp bách.
Chặng đường ngành Dầu khí hiện thực hóa mong ước của Người

Chặng đường ngành Dầu khí hiện thực hóa mong ước của Người

Qua 65 năm, ngành Dầu khí Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức vẻ vang, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hiện thực hóa mong ước của Người.
Petrovietnam phát huy

Petrovietnam phát huy ''bộ mã gen'', nỗ lực bảo đảm ''4 chữ An''

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đang đứng trước thời cơ mới, vận hội mới để thay đổi chính mình – trở thành Tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia.
Kinh nghiệm tiết kiệm điện, giảm phát thải từ sản xuất xi măng ở quốc gia tỷ dân

Kinh nghiệm tiết kiệm điện, giảm phát thải từ sản xuất xi măng ở quốc gia tỷ dân

Trung Quốc là quốc gia sản xuất xi măng lớn nhất thế giới chiếm hơn 50% tổng sản lượng xi măng toàn cầu. Việc sản xuất xi măng tiêu thụ một lượng điện khổng lồ.
Sự cố cháy Trạm biến áp 220kV Cai Lậy: Toàn bộ khách hàng bị ảnh hưởng được cấp điện trở lại

Sự cố cháy Trạm biến áp 220kV Cai Lậy: Toàn bộ khách hàng bị ảnh hưởng được cấp điện trở lại

Đến 16 giờ chiều ngày 1/9/2024, toàn bộ khách hàng bị ảnh hưởng bởi sự cháy nổ tại Trạm biến áp 220kV Cai Lậy đã được cấp điện bình thường trở lại.
Nhiều khu vực trên địa bàn Long An mất điện đột xuất do sự cố tại trạm biến áp 220kV Cai Lậy

Nhiều khu vực trên địa bàn Long An mất điện đột xuất do sự cố tại trạm biến áp 220kV Cai Lậy

Nhiều khu vực trên địa bàn Long An mất điện đột xuất do sự cố tại trạm biến áp 220kV Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang trong ngày 31/8 và ngày 1/9/2024.
Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?

Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?

Giá dầu trên thế giới giữ ở mức gần 80 USD/thùng không phải do hành động của OPEC+ mà là do thiếu đầu tư vào ngành.
EVNNPT thông tin về sự cố Trạm biến áp 220kV Cai Lậy

EVNNPT thông tin về sự cố Trạm biến áp 220kV Cai Lậy

Lúc 21h ngày 31/8, tại Trạm biến áp 220kV Cai Lậy (thuộc Công ty Truyền tải điện 4 – Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia) đã xảy ra sự cố máy biến áp AT1, T3.
Hành trình đưa điện về nông thôn: Động lực nâng cao chất lượng cuộc sống

Hành trình đưa điện về nông thôn: Động lực nâng cao chất lượng cuộc sống

Nếu như thời điểm đất nước thống nhất năm 1975 chỉ có 2,5% hộ dân có điện, thì đến hết năm 2023, tỷ lệ này đã đạt tới 99,74%.
Tổng công ty Điện lực miền Nam thông tin về các gói thầu mua sắm xe tải cẩu phục vụ sản xuất

Tổng công ty Điện lực miền Nam thông tin về các gói thầu mua sắm xe tải cẩu phục vụ sản xuất

Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin chi tiết về các gói thầu mua sắm xe tải cẩu phục vụ sản xuất kinh doanh của một số đơn vị thành viên.
Điện lực Gia Lai công bố 240 hộ đạt danh hiệu

Điện lực Gia Lai công bố 240 hộ đạt danh hiệu 'Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024'

Công ty Điện lực Gia Lai công bố danh sách 240 hộ dùng điện trên địa bàn tỉnh được bình chọn danh hiệu “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024”.
Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối: Nối dài những kỳ tích của ngành điện

Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối: Nối dài những kỳ tích của ngành điện

Bằng sự đoàn kết, quyết tâm, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nôi đã hoàn thành tạo nên kỳ tích.
Molex Việt Nam sản xuất xanh nhờ tiết kiệm điện tới 18,2%

Molex Việt Nam sản xuất xanh nhờ tiết kiệm điện tới 18,2%

Việc sử dụng đèn Led, biến tần và lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời đã giúp cho Molex Việt Nam tiết kiệm được 18,2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm.
Nam Định sẽ có thêm Trạm biến áp 220kV vốn đầu tư gần 730 tỷ đồng

Nam Định sẽ có thêm Trạm biến áp 220kV vốn đầu tư gần 730 tỷ đồng

Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Định 2 và đường dây đấu nối có vốn đầu tư gần 730 tỷ đồng do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia thực hiện.
Nỗi lo thiếu khí đốt: Ukraine nắm giữ ‘chìa khóa’ năng lượng châu Âu

Nỗi lo thiếu khí đốt: Ukraine nắm giữ ‘chìa khóa’ năng lượng châu Âu

Việc chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng Liên minh châu Âu (EU).
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đồng hành với doanh nghiệp về cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đồng hành với doanh nghiệp về cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh

Ngày 30/8, Sở Công Thương Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về tình hình cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động