Ngân hàng nắn dòng chảy thông tin |
Trên thực tế, thách thức với ngành báo chí Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số là không nhỏ. Khoảng 2 năm trở lại đây, Tiktok trở thành nền tảng mạng xã hội có tốc độ phát triển chóng mặt, sở hữu lượng người dùng khổng lồ, bên cạnh mạng xã hội Facebook, YouTube. Chính sự tăng trưởng mạnh của các kênh truyền thông mạng xã hội đã đẩy các cơ quan báo chí vào “cuộc đua” về tốc độ cung cấp thông tin chính thống và chống lại tin giả trôi nổi.
Trong xu thế đó, việc đẩy mạnh truyền thông qua các nền tảng mạng xã hội tại Vuasanca cũng đã và đang đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững, là một trong những yếu tố góp phần vào thành công của các sự kiện trọng đại của đất nước và ngành Công Thương trong bối cảnh mới.
Đứng trước yêu cầu phát triển của thực tiễn, thời gian qua, Vuasanca đã đổi mới mạnh mẽ hình thức, giao diện, kỹ thuật và công nghệ làm báo. Tăng thêm các chuyên mục, chuyên đề làm nổi bật các thông tin thời sự nóng liên quan đến hoạt động của ngành Công Thương và lãnh đạo Bộ, những nội dung này nhận được đánh giá cao từ phía bạn đọc. Ngoài ra, Báo cũng xây dựng và phát triển các nền tảng mạng xã hội, tăng cường tin bài video clip để lan tỏa trên 4 nền tảng mạng xã hội gồm: Facebook, YouTube, Tiktok, Zalo. Từ đó, các sản phẩm của Báo đã có sự lan tỏa, tiếp cận nhiều hơn với độc giả, thứ hạng của báo Công Thương điện tử đã có sự cải thiện tích cực.
Vuasanca điện tử và các nền tảng xã hội trên Facebook, TikTok, YouTube |
Với những ưu điểm như lượng người dùng đông, khả năng lan truyền thông tin nhanh, dễ dàng tiếp cận thông tin…, các nền tảng mạng xã hội của Vuasanca đang dần trở thành một trong những phương thức tuyên truyền hiệu quả các vấn đề kinh tế xã hội và ngành Công Thương.
Tại tòa soạn Vuasanca , các hoạt động truyền thông hiện đại trên nền tảng internet, phát triển Vuasanca điện tử cả về nội dung và hình thức đang được đẩy mạnh. Việc tăng mạnh lượng bài viết dạng Longform, Infographic, video, bài viết vấn đề “nóng” để tiếp cận người đọc trên nhiều nền tảng luôn luôn là ưu tiên hàng đầu.
Đồng thời, Báo cũng không ngừng đổi mới, đầu tư thêm cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự để cập nhật kịp thời các thông tin thời sự chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giúp tờ báo ngày càng thể hiện vai trò là một tờ báo kinh tế của Bộ kinh tế đa ngành.
Thực tế, chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí không đơn thuần chạy theo xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước đã đưa chuyển đổi số thành mục tiêu lớn trong chiến lược phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội.
Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có 100% cơ quan báo chí thực hiện chuyển đối số, đổi mới toàn diện hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ. Cùng với đó, các nền tảng mạng xã hội sẽ trở thành một trong các kênh truyền tải thông tin tuyên truyền chủ lực trong tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Hay, phát biểu tại phiên họp lần thứ nhất Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, khi so sánh với cách làm công nghệ thông tin, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giải thích ứng dụng công nghệ thông tin là cách làm dọc; trong đó tập trung số hóa các chức năng cũ của tổ chức, không đòi hỏi thay đổi nhiều về các quy trình hoặc vận hành của tổ chức.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, chuyển đổi số là số hóa theo chiều ngang, số hóa toàn bộ tổ chức và tiếp theo là thay đổi quy trình, cách vận hành của tổ chức. Do vậy, chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là về công nghệ.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi số để phát triển bền vững là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm. Đơn cử, việc phát triển thông tin trên một nền tảng truyền thông mới ví dụ như Tiktok là một bài toán cơ quan đang nỗ lực giải quyết. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên phải chia nhỏ nguồn nhân lực và học thêm nhiều kiến thức mới để phục vụ công chúng trên nền tảng truyền thông mới. Để thích nghi với mô hình mới, yếu tố con người là nòng cốt; cả lãnh đạo cơ quan báo chí, đội ngũ phóng viên, biên tập viên đều buộc phải nâng cao kỹ năng bản thân hoặc tụt lại phía sau.
Bên cạnh đó, để mỗi phóng viên, biên tập viên của đơn vị nắm chắc việc sử dụng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền về các vấn đề kinh tế xã hội và ngành Công Thương, công tác tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ liên quan cũng được lãnh đạo Báo quan tâm nhằm hướng dẫn kỹ thuật chọn lọc thông tin, chia sẻ, lan tỏa, gỡ bỏ thông tin xấu độc trên mạng xã hội…
Song song với đó, mỗi phóng viên, biên tập viên không ngừng hoàn thiện những nền tảng số đã có, có biện pháp đầu tư, xây dựng hình ảnh, nâng cao chất lượng và uy tín các trang có trọng tâm, trọng điểm để tăng tính hấp dẫn, thu hút số lượng đông người truy cập, nhất là đối tượng độc giả trẻ. Bên cạnh đó, lực lượng phóng viên trẻ cần tiếp tục trau dồi, nâng cao chất lượng nội dung tin, bài tuyên truyền nhanh, nhạy, chuyên sâu, tăng tương tác, thu hút bạn đọc, nâng cao uy tín và cải thiện thứ hạng của Báo, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong tình hình mới.
Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, Vuasanca tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng và đầu tư, đổi mới có lộ trình đối với các ấn phẩm báo giấy Công Thương, Vietnam Economic News. Đồng thời, mở rộng mạng lưới cộng tác viên của Báo ở các vùng miền, tiếp tục bám sát các hoạt động, công việc và nhiệm vụ chính trị của Bộ Công Thương, để đưa ra các bài báo, các ấn phẩm phản ánh rõ nét thông điệp của ngành đến với bạn đọc trên cả nước.
Tất cả những điều kiện đó sẽ giúp các cơ quan báo chí tồn tại, có tính cạnh tranh, sáng tạo và phát triển phù hợp để không bị bỏ lại phía sau trong xu thế chung của toàn cầu.