Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tạo vùng động lực, cực tăng trưởng làm đầu tàu dẫn dắt phát triển

Quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quan trọng để hình thành các đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của quốc gia.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc Cần cơ chế, chính sách đặc thù để một số địa phương trở thành cực tăng trưởng mới

Sáng nay 5/1, phiên làm việc đầu tiên của Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đưa GDP bình quân 2030 đạt khoảng 7.500 USD

Quy hoạch tổng thể quốc gia nêu tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam là nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Giai đoạn 2031 - 2050, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7,5%/năm. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2050 đạt khoảng 27.000 - 32.000 USD. Tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2050 đạt 70 - 75%. Chỉ số phát triển con người ở mức rất cao, đời sống của người dân hạnh phúc; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc…

Trong đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2030 phấn đấu là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;

Mô hình tổ chức không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất, bền vững, hình thành được các vùng, trung tâm kinh tế, đô thị động lực, có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại; bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế; môi trường sinh thái được bảo vệ, thích ứng với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm.

Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu như phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030, trong đó vùng Đông Nam Bộ tăng khoảng 8-8,5%/năm, vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 9%/năm. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD…

4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh đến 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch.

Một là, cần hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng văn hóa, xã hội, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hai là, đẩy mạnh cơ cấu lại nền gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn, gắn với không gian phát triển mới.

Ba là, phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia quan trọng để hình thành các đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của quốc gia.

Bốn là, hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Đông - Tây, các vành đai kinh tế ven biển, các vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ tại các vùng động lực, vùng đô thị lớn.

Tạo vùng động lực, cực tăng trưởng làm đầu tàu dẫn dắt phát triển

Phát triển công nghiệp về khu vực phía Tây của đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Về định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành, lĩnh vực chủ yếu, Bộ trưởng Dũng cho biết, Quy hoạch xác định tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế.

Có thể kể tới định hướng ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ mới. Phát triển các ngành công nghiệp xanh, gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên.

Việc bố trí không gian công nghiệp theo hướng gắn với hệ thống đô thị, trung tâm dịch vụ để hình thành các hành lang kinh tế, các vùng động lực. Mở rộng không gian phát triển công nghiệp về khu vực phía Tây của đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, vùng trung du để giảm sức ép sử dụng quỹ đất tại đồng bằng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Với các ngành dịch vụ, định hướng là xây dựng các trung tâm thương mại, ... mang tầm khu vực và thế giới tại các thành phố lớn, gắn với phát triển các vùng động lực, hành lang kinh tế.

Hình thành các trung tâm logistics quy mô, hiện đại gắn với các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế lớn. Phát triển các trung tâm du lịch có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế.

Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với phát triển các trung tâm công nghiệp chế biến. Tăng tỷ trọng thủy sản, trái cây và giảm tỷ trọng lúa gạo một cách hợp lý tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao, hữu cơ, nông nghiệp phục vụ đô thị tại vùng Đồng bằng sông Hồng.

Tăng diện tích trồng cây ăn quả, phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển dược liệu gắn với công nghiệp chế biến tại các vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc.

Đối với khu vực ven biển, phát triển nuôi trồng thủy sản ven bờ kết hợp trồng và bảo vệ rừng ngập mặn; phát triển khai thác thủy sản vùng khơi hiệu quả, bền vững.

Hình thành các vùng động lực

Trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay, Quy hoạch sẽ lựa chọn một số địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất để hình thành các vùng động lực quốc gia.

Bao gồm: Vùng động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); vùng động lực phía Nam (Tp.HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu); vùng động lực miền Trung (khu vực ven biển Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi) và vùng động lực Đồng bằng sông Cửu Long. Các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Từng bước xây dựng, hình thành vùng động lực tại các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ, vùng Tây Nguyên. Đến năm 2030, sẽ ưu tiên phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam và 2 hành lang kinh tế Đông - Tây là Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Mộc Bài - TP.HCM - Vũng Tàu.

Trong dài hạn, Bộ trưởng cho biết, sẽ từng bước hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc - Nam phía Tây qua địa bàn Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và 6 hành lang kinh tế Đông - Tây, bao gồm: Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội; Cầu Treo - Vũng Áng; Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng; Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau.

Theo Chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường lần thứ 2, ngày 6/1, các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ và ngày 7/1 sẽ thảo luận ở hội trường về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, sau khi bão đã đi qua, các địa phương cần nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc.
Bão số 3 gây thiệt hại đường dây, nhiều tổ máy phải tạm dừng phát lên lưới

Bão số 3 gây thiệt hại đường dây, nhiều tổ máy phải tạm dừng phát lên lưới

Sau khi bão số 3 đi vào đất liền khu vực Đông Bắc Bộ đã gây gió lớn, mưa to, khiến nhiều công trình bị thiệt hại, trong đó có các công trình điện.
Kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng, thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI

Kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng, thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI

Sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, chiều nay 7/9, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024.
Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Công điện mới nhất của UBND thành phố Hải Phòng nêu rõ nhân dân trên địa bàn thành phố không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9/2024.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh, thành ven biển cấm đường đến 20h

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh, thành ven biển cấm đường đến 20h

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương ven biển bão Yagi đổ bộ duy trì cấm đường, hạn chế tối đa người dân ra khỏi nhà đến 20h ngày 7/9.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 kết luận nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 kết luận nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương ở Hải Phòng để chống bão số 3 - bão Yagi

Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương ở Hải Phòng để chống bão số 3 - bão Yagi

Trước tình hình bão số 3 - bão Yagi với cường độ rất mạnh, Chính phủ đã thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để chỉ đạo công tác phòng, chống bão.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra công tác phòng chống bão tại Quảng Ninh

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra công tác phòng chống bão tại Quảng Ninh

Trước tình hình, diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 - bão Yagi, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã kiểm tra tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Siêu bão Yagi tiến sát vào Việt Nam, tâm bão gió giật cấp 17: Phó Thủ tướng liên tục chỉ đạo khẩn

Siêu bão Yagi tiến sát vào Việt Nam, tâm bão gió giật cấp 17: Phó Thủ tướng liên tục chỉ đạo khẩn

Siêu bão Yagi đang tiến vào các tỉnh Bắc Bộ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đến Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia kiểm tra tình hình.
Thủ tướng gửi Công điện thứ 3 về việc tập trung ứng phó bão Yagi và mưa lũ sau bão

Thủ tướng gửi Công điện thứ 3 về việc tập trung ứng phó bão Yagi và mưa lũ sau bão

Công điện thứ 3 về việc tập trung ứng phó bão Yagi (bão số 3) và mưa lũ sau bão vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành.
Tập đoàn SpaceX muốn cùng Việt Nam phủ sóng internet đến 100% dân số

Tập đoàn SpaceX muốn cùng Việt Nam phủ sóng internet đến 100% dân số

Lãnh đạo Tập đoàn SpaceX đến từ Hoa Kỳ mong muốn được mở rộng hợp tác đầu tư tại Việt Nam, trong đó có cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam.
Chanh dây và vải thiều Việt Nam đứng trước cơ hội xuất khẩu sang Hàn Quốc

Chanh dây và vải thiều Việt Nam đứng trước cơ hội xuất khẩu sang Hàn Quốc

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam và Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có cuộc trao đổi nhằm thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng nông, thủy sản có lợi thế sang Hàn Quốc.
Lập Tổ công tác rà soát, tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai các dự án điện

Lập Tổ công tác rà soát, tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai các dự án điện

Chính phủ thành lập Tổ công tác rà soát các vướng mắc trong triển khai dự án điện, chỉ đạo, phối hợp hoàn thiện Dự án Luật Điện lực sửa đổi và luật liên quan.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Guinea-Bissau

Tối 6/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân nhân dịp thăm Việt Nam.
Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 và Gala tiếng Việt thân thương sẽ diễn ra vào tối 8/9 tại Hà Nội.
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Bắt kịp xu thế, bảo vệ sức khỏe người dân

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Bắt kịp xu thế, bảo vệ sức khỏe người dân

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết, bảo đảm sức khỏe cho người dân nhưng vẫn hài hòa lợi ịch kinh tế cho doanh nghiệp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Guinea-Bissau

Chiều 6/9, tại Phủ Chủ tịch, ngay sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló.
Vĩnh Phúc: Người dân đổ xô đi mua hàng phòng siêu bão

Vĩnh Phúc: Người dân đổ xô đi mua hàng phòng siêu bão

Tại Vĩnh Phúc, người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ phòng tránh siêu bão sau giờ tan làm chiều 6/9, các mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, rau xanh "trắng" kệ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo khẩn công tác ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo khẩn công tác ứng phó với bão số 3

Ngày 6/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam và NSMO.
Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Phu nhân Tổng thống Guinea-Bissau

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Phu nhân Tổng thống Guinea-Bissau

Chiều 6/9, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm cùng bà Dinisia dos Reis Embaló, Phu nhân Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló dự tiệc trà.
Bộ Chính trị cho ý kiến dự thảo Báo cáo đánh giá Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

Bộ Chính trị cho ý kiến dự thảo Báo cáo đánh giá Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

Chiều 6/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự buổi họp của Bộ Chính trị cho ý kiến dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH…
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Guinea-Bissau

Chiều 6/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân thăm Việt Nam.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 tại Quảng Ninh, Hải Phòng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 tại Quảng Ninh, Hải Phòng

Chiều ngày 6/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trực tiếp thị sát, kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 tại Quảng Ninh, Hải Phòng.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 3 cán bộ và 1 tổ chức Đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 3 cán bộ và 1 tổ chức Đảng

Ngày 6/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Thái Nguyên có tân Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

Thái Nguyên có tân Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

Phó Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Huy Dũng vừa được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, nhiệm kỳ 2021-2026.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động