Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 17/11/2024 01:44

Tập trung các giải pháp cơ cấu lại ngành công nghiệp Việt Nam

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (Mutrap) tổ chức hội thảo “Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2017-2020 hướng tới tăng trưởng nhanh và bền vững”.  

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, trong 10 năm qua công nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu nổi bật. Giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam sau 10 năm tăng cao gần 3,5 lần từ 0,34 triệu tỷ đồng lên 1,17 triệu tỷ đồng với tỷ trọng đóng góp vào GDP duy trì ổn định khoảng 31 - 32% và trở thành ngành đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước.

Theo đó, công nghiệp luôn là ngành xuất khẩu (XK) chủ đạo của Việt Nam với tỷ trọng ở mức xấp xỉ 90% tổng kim ngạch XK cả nước qua các năm. Cơ cấu XK của các ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ mức 46,7% năm 2000 lên 97,3% vào năm 2015. Trong khi nhóm ngành khoáng sản liên tục giảm, từ 22% năm 2007 xuống còn 7% vào năm 2010 và 2,7% vào năm 2015, thì đối với các ngành như điện tử, dệt may và da giày đã trở thành 3 ngành XK chủ lực của nền kinh tế với tỷ trọng chiếm hơn 60% tổng kim ngạch XK cả nước.

Tuy nhiên, đánh giá một cách thực chất cho thấy: Tái cơ cấu trong lĩnh vực công nghiệp chuyển dịch vẫn còn chậm, chưa thực sự đi vào chiều sâu; Năng suất lao động trong các ngành chậm cải thiện, các ngành công nghiệp phần lớn vẫn chỉ tham gia được ở các khâu giá trị gia tăng thấp của chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành sản xuất trong nước; sản xuất tăng cao chủ yếu ở một số nhóm ngành có vốn đầu tư nước ngoài; phân bố không gian công nghiệp chưa khai thác được tốt lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng của các địa phương.

Theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, Việt Nam vẫn đứng thứ 101 trong tổng số 143 nước về chỉ số giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo theo bình quân đầu người. Đồng thời, năng suất lao động công nghiệp Việt Nam vẫn bị bỏ xa so với các nước phát triển và các nước trong khu vực… “Đây là những vấn đề đáng lo ngại khi mà Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa” - Thứ trưởng lưu ý.

This browser does not support the video element.

Tại “Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2016- 2020” của Bộ Công Thương cũng chỉ ra 12 điểm nghẽn lớn khiến tăng trưởng công nghiệp của Việt Nam chậm và chưa thực sự bền vững. Trong đó, một số ngành công nghiệp chủ đạo chưa được tổ chức theo mô hình chuỗi giá trị, đặc biệt là ngành công nghiệp định hướng XK. Việt Nam chỉ tham gia ở các công đoạn có giá trị gia tăng thấp như gia công, lắp ráp.

Để tập trung các giải pháp tái cơ cấu ngành công nghiệp, nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, cần phải chỉ ra những điểm còn yếu, tắc nghẽn trong phát triển các ngành nghề một cách rõ nét và đúng hơn.

Dưới góc độ phát triển ngành công nghiệp cơ khí, ông Nguyễn Văn Thụ- Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cho rằng, cần ưu tiên phát triển nhanh các nhóm ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm có lợi thế cạnh tranh trên cơ sở có nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Mục tiêu tổng quát của ngành cơ khí đến năm 2025 là sản xuất cơ khí khai thác trên 90-95% năng lực ngành, đáp ứng tối thiểu 55-60% nhu cầu thị trường nội địa, sản phẩm XK chiếm 34-36% giá trị sản lượng.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Dương Duy Hưng - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, nếu Việt Nam không cải tiến công nghiệp và dịch chuyển nhanh sang các ngành công nghiệp công nghệ cao hơn, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ khó có cơ hội để cải thiện tốc độ tăng trưởng. Theo đó, Việt Nam cần lựa chọn một số ngành công nghiệp có quy mô lớn và đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế để tập trung cải thiện năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng như dệt may, da giày, ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất và giá trị gia tăng như dệt may, da giày, ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất và các sản phẩm hóa chất, cơ khí…

“Sau buổi hội thảo, Bộ Công Thương sẽ tập hợp các ý kiến, sửa đổi và tiếp tục rà soát thêm, hoàn thiện hơn bản kế hoạch để trình Chính phủ, với mục tiêu từ nay đến 2020, quá trình tái cơ cấu trong CN sẽ diễn ra mạnh mẽ, hiệu quả hơn” - ông Hưng khẳng định.

Lan Anh - Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/11: Lính Ukraine rút lui ồ ạt ở Kurakhove; Ukraine thiêu rụi kho đạn tại Kharkov

Lùi một năm thực thi EUDR, Việt Nam thêm thời gian đảm bảo chuỗi cung ứng

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 15/11: 1.000 lính Ukraine thương vong; Mỹ lần đầu xuất kích tấn công Houthi

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 35

Kalashnikov giao loạt súng bắn tỉa Chukavin mới cho quân đội Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/11: Nga diệt tàn quân Ukraine ở Kursk; Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công Nga

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove

Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024