Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 19/11/2024 22:24

Tập trung phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Năm 2013, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (TTKC & TVPTCN) Bình Định đang đẩy mạnh công tác khuyến công, chú trọng tới phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) ở khu vực nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

 - Trong thời gian qua, bằng nguồn kinh phí của Trung ương và của tỉnh, TTKC & TVPTCN đã hỗ trợ trên 10 tỷ đồng cho các địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng và khôi phục các làng nghề truyền thống như: Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Bana ở Vĩnh Thạnh; nghề dệt chiếu cói ở Hoài Châu Bắc, dệt thảm xơ dừa ở Tam Quan Nam (Hoài Nhơn); rượu Bàu Đá Nhơn Lộc (An Nhơn)..., giúp các làng nghề nâng cao năng lực sản xuất. Nhờ đó, một số nghề đang có nguy cơ mai một đã được phục hồi và phát triển thành làng nghề ở cấp độ cao hơn. Đến nay, toàn tỉnh đã có 38 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chí làng nghề, bằng 70% tổng số làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Các chương trình khuyến công của tỉnh cũng đã hỗ trợ gần 5 tỷ đồng để du nhập nghề mới, xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất CN-TTCN ở khu vực nông thôn. Trong đó, TTKC đã đầu tư trên 2 tỉ đồng đào tạo nghề làm các sản phẩm mỹ nghệ từ bẹ chuối, nghề đan lồng chim, đan bàn ghế nhựa giả song mây… cho gần 4.000 lao động ở An Nhơn, Phù Cát, Tuy Phước, Hoài Nhơn...

Ông Nguyễn Bá Tài, Giám đốc TTKC & TVPTCN Bình Định cho biết, để phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác khuyến công, TTKC & TVPTCN sẽ tham mưu cho UBND tỉnh hỗ trợ thành lập mạng lưới khuyến công viên cấp xã nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến công. Mục tiêu mà tỉnh đặt ra là đến năm 2015, tỉ trọng giá trị sản xuất CN-TTCN ở khu vực nông thôn chiếm 38% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, góp phần xây dựng chương trình nông thôn mới bền vững. Để thực hiện đạt mục tiêu này, trong năm 2013, từ nguồn kinh phí của Trung ương và của tỉnh, TTKC & TVPTCN sẽ triển khai 18 đề án khuyến công với tổng kinh phí thực hiện trên 21 tỉ đồng. Các đề án khuyến công này chủ yếu tập trung vào công tác đào tạo nghề, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ đầu tư thiết bị máy móc, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn...

Lan Anh

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719