Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 08:19

Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển

Ngày 28/12, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo khoa học “Nghiên cứu và Đào tạo vì sự phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam”. Sự kiện do trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
Hội thảo thực sự là một diễn đàn để các nhà khoa hoc, các nhà nghiên cứu đưa ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Thái Lai - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, xuất phát từ những tiềm năng, lợi thế của biển đảo cũng như sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ về kinh tế - văn hóa - xã hội của Việt nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh từ biển, giàu lên từ biển theo hướng phát triển bền vững, phấn đấu đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP; 55-60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện thêm một bước đáng kể đời sống cho nhân dân vùng biển và ven biển.

“Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế biển, đảo ở nước ta thời gian qua vẫn chưa xứng tầm với các điều kiện và lợi thế sẵn có. Để có được nhận thức đúng đắn về cơ hội, thách thức và các giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, đồng thời nâng cao vai trò và trách nhiệm của các đơn vị nghiên cứu và giáo dục, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, các địa phương trong nghiên cứu và đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển. Hoạt động nghiên cứu và đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề này”, TS Lai nói.

Để tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường biển Việt Nam chia sẻ: Hoạt động nghiên cứu đào tạo để phát triển kinh tế biển được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể phải đào tạo “chuyên ngành” kinh tế biển theo hướng tiếp cận “đa ngành”, làm sáng tỏ mục tiêu của hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển theo tiêu chí bền vững.

GS Chu Hồi nhấn mạnh, trong một thế giới chuyển đổi và toàn cầu hóa với vai trò đặc biệt quan trọng của biển và đại dương thì tính phụ thuộc lẫn nhau thể hiện rất rõ nét. Cụ thể toàn cầu hóa ảnh hưởng đến các quốc gia và khu vực, ngược lại, sự phát triển đúng hướng, bền vững và hiệu quả nền kinh tế biển của một quốc gia ven biển như Việt Nam sẽ đóng góp không nhỏ trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững cùng với những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Đồng tình với quan điểm trên, TS. Nguyễn Quốc Việt - Chủ nhiệm Khoa Kinh tế phát triển, Giám đốc Chương trình thạc sĩ Kinh tế biển, trường Đại học Kinh tế tập trung phân tích và làm sáng tỏ mục tiêu đào tạo của Chương trình thạc sĩ Kinh tế biển hướng tới phát triển bền vững Kinh tế biển Việt Nam. Chương trình thạc sĩ Kinh tế biển của trường Đại học Kinh tế sẽ cung cấp cơ sở lý luận, phương pháp tư duy, kiến thức thực tiễn cùng các công cụ và kỹ năng cần thiết cho việc phân tích, đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế biển, hoạch định và quản lý kinh tế tài nguyên biển, các chính sách phát triển các ngành kinh tế biển cụ thể hướng đến phát triển kinh tế biển một cách bền vững và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Hội thảo đã thực sự là một diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm và mô hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kinh tế biển; nghiên cứu chính sách và thực tiễn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển. Các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác thống kê, dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực; xác định rõ tiêu chuẩn đào tạo và đa dạng hóa phương thức đào tạo phục vụ phát triển kinh tế biển, hải đảo, các mô hình khai thác bền vững tiềm năng và thế mạnh của biển, đảo Việt Nam.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế biển

Tin cùng chuyên mục

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Trình Quốc hội việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi

Bộ trưởng Bộ Công an trả lời, làm rõ vấn đề tin giả trên mạng xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế

Thượng tá Bùi Xuân Bình giữ chức vụ Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Vùng 4 Hải quân

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về xử lý quảng cáo sai sự thật?