Đắk Nông phát triển thương hiệu cà phê đặc sản, tăng giá trị xuất khẩu Ninh Bình: Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt gần 3.389,6 triệu USD |
Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của Ngành Công Thương diễn ra vào sáng nay (ngày 14/7), báo cáo của Sở Công Thương Thanh Hóa cho thấy, bước vào thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2022, trong điều kiện chịu nhiều tác động của tình hình dịch bệnh Covid-19, bất ổn chính trị - thương mại quốc tế và xu hướng bất lợi của giá cả nguyên, nhiên liệu đầu vào.
Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của Ngành Công Thương diễn ra vào sáng nay 14/7 |
Tuy nhiên, nhờ triển khai đông bộ, quyết liệt các văn bản chỉ đạo điều hành và các giải pháp của Chính phủ, UBND tỉnh và Bộ Công Thương về phát triển kinh tế xã hội, phát triển lĩnh vực Công Thương linh hoạt theo từng thời điểm, đặc biệt là nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp nên 6 tháng đầu năm 2022, Ngành Công Thương Thanh Hóa vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng liên tục, đạt kế hoạch đề ra.
Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng dự kiến tăng 18,1% so cùng kỳ. Một số sản phẩm công nghiệp dự báo sản xuất ổn định và tăng như: nhóm hàng vật liệu xây: gạch xây, đá ốp lát, cát xây dựng, thép Nghi Sơn, Xi Măng, clinker...
Trong 6 tháng đầu năm, tình hình cấp điện ổn định, đảm bảo đủ điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Sản lượng điện thương phẩm 6 tháng năm 2022 (dự kiến): 3,381 tỷ kWh (tăng 6,48% so với cùng kỳ). Trong đó, công nghiệp xây dựng là 2,063 tỷ kWh (tăng 6,3% so với cùng kỳ). Sản lượng điện sản xuất tháng 6 đầu năm (dự kiến) đạt 3,654 tỷ triệu kWh (tăng 48,89% so với cùng kỳ).
Điểm cầu tại tỉnh Thanh Hóa |
Theo báo cáo của Sở Công Thương Thanh Hóa, giá trị xuất khẩu 6 tháng năm 2022 ước đạt 2.746,3 triệu USD, tăng 11,35% so với cùng kì và bằng 48,18% so với kế hoạch năm (hiện có 189 doanh nghiệp, tăng 42 doanh nghiệp so với năm 2021, xuất khẩu 55 chủng loại hàng hóa sang 53 thị trường). Trong đó, xuất khẩu chính ngạch ước đạt 2.636,2 triệu USD, tăng 11,76% so với cùng kỳ và bằng 48,17 so với kế hoạch năm. Xuất khẩu tiểu ngạch và các doanh nghiệp ngoài tỉnh ước đạt 27,8 triệu USD, bằng 99,36% so với cùng kỳ và bằng 48,95% kế hoạch năm. Dịch vụ thu ngoại tệ đạt 69,35 triệu USD, tăng 3,18% so với cùng kỳ và bằng 47,83% so với kế hoạch năm. Xuất khẩu mặt hàng tinh bột sắn đạt 30.876 tấn, tăng 12,4% so với cùng kỳ.
Trong 6 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì tăng trưởng cao so với cùng kỳ, với giá trị ước đạt 83.198 tỷ đồng, tăng 36,0% so cùng kỳ và bằng 57,3% so với kế hoạch (145.000 tỷ đồng).
Đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Công Thương Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành và các văn bản triển khai thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm.
Sở Công Thương cũng đã làm việc với các huyện, thị xã, thành phố, trực tiếp khảo sát thực tế tại các chợ trên địa bàn để kiểm tra, hướng dẫn công tác duy trì, xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm và cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; có văn bản gửi từng huyện, thị xã, thành phố để đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc của từng địa phương trong quá trình thực hiện công tác duy trì, xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm và cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn năm 2022.
Bên cạnh đó, căn cứ hiện Quyết định số 191/QĐ-UBND ngày 11/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Công Thương Thanh Hóa được giao trực tiếp chỉ đạo xây dựng 01 chợ hạng 1 đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm, UBND các huyện, thị xã, thành phố được giao xây dựng 29 chợ kinh doanh thực phẩm và 18 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn: tiếp tục chỉ đạo chợ hạng 1 là chợ Chuối, huyện Nông Cống hoàn thiện các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017 trong năm 2022.