Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 16/11/2024 18:05

Thêm cơ hội xuất khẩu hàng Việt sang Cuba

Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba được ký ngày 9/11/2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2020, được kỳ vọng đem lại lợi ích to lớn cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên, đặc biệt là sẽ tạo ra đột phá cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Cuba. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ thông tin về các cam kết ưu đãi thuế quan, quy tắc xuất xứ cũng như những thách thức đặt ra.

Tại Hội thảo phổ biến Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba tổ chức ngày 18/12, bà Võ Hồng Anh – Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) - cho biết, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Cuba đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, song kết quả vẫn còn khiêm tốn.

Theo đó, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 226,81 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Cuba đạt 221,62 triệu USD, nhập khẩu từ Cuba đạt 5,19 triệu USD. 10 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 102 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Cuba 100 triệu USD, Việt Nam nhập khẩu từ Cuba 2 triệu USD. Việt Nam chủ yếu xuất siêu. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Cuba chủ yếu là: gạo, cà phê, sản phẩm hoá chất, dệt may, giày dép, máy tính và linh kiện, vật liệu xây dựng, gốm sứ, máy móc và thiết bị, phụ tùng…, trong đó gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Cuba. Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Cuba chủ yếu là vắcxin và dược phẩm.

Về đầu tư, hiện Việt Nam có 4 dự án đã được cấp phép đầu tư tại Cuba với tổng số vốn đăng ký lên tới hàng chục triệu USD, trong đó 2/4 dự án đã đi vào hoạt động, 2 dự án còn lại đang trong giai đoạn tích cực chuẩn bị để sớm đi vào triển khai.

Ông Khổng Thanh Phong – Bí thư thứ 2- Trưởng Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba – cho rằng, hiện 2 bên đang có nhiều thuận lợi đó là quan hệ chính trị tốt đẹp, người dân Cuba rất quý Việt Nam. Ngoài ra, Cuba có nhiều cơ chế cởi mở hơn về kinh tế thương mại và đầu tư, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, dư địa hàng hóa Việt Nam vẫn còn nhiều, thị trường không qua khắt khe.

Đây chính là cơ hội để hàng Việt có thể thâm nhập sâu hơn vào Cuba. Đặc biệt, khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2020 được xem là điểm tựa để doanh nghiệp hai bên thúc đẩy hơn nữa xuất nhập hàng hóa, góp phần đưa quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Cuba lên tầm cao mới. Bà Nguyễn Thị Trang – Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ - cho biết, để tận dụng tốt nhất các ưu đãi từ Hiệp định này mang lại, doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt được các thông tin về cam kết của Hiệp định thương mại Việt Nam – Cuba cũng như hiểu cơ hội, thách thức, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả hơn.

Mặt hàng giày dép là 1 trong mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Cuba

Hiệp định này có 14 chương, bao gồm các quy định về thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại, phòng vệ thương mại, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hợp tác kinh tế và thương mại… Theo đó, hai bên cam kết xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế đối với gần 100% mặt hàng đang nhập khẩu từ thị trường của nhau trong vòng 5 năm.

Tuy nhiên, với khoảng cách địa lý xa xôi, ngôn ngữ khác biệt, bởi Cuba chủ yếu sử dụng tiếng Tây Ban Nha, không sử dụng tiếng Anh, hay độ mở cửa thị trường của Cuba còn thấp, thanh toán quốc tế trong thương mại còn hạn chế và các biện pháp cấm vận của Mỹ tác động sâu rộng đến nền kinh tế Cuba, khiến trao đổi thương mại song phương Việt Nam – Cuba trong 2 năm gần đây (2019-2020) đã bị ảnh hưởng trực tiếp. Vì vậy, để thâm nhập vào thị trường này, các chuyên gia lưu ý, doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu thị trường, tập quán tiêu dùng người dân Cuba, cũng như phương thức vận chuyển quốc tế hay hàng hóa tái xuất vào Cuba có cấu thành tối đa 10% là linh kiện của Mỹ.

Hiện, Cuba có nhu cầu cao các mặt hàng tiêu dùng, giày dép, lương thực thực phẩm, các loại ngũ cốc, các loại đồ uống và thuốc lá, nguyên liệu thô để phục vụ ngành sản xuất (da, hạt giống, cao su, gỗ, các loại sợi), hóa chất, máy móc và phương tiện vận tải.
Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 15/11: 1.000 lính Ukraine thương vong; Mỹ lần đầu xuất kích tấn công Houthi

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 35

Kalashnikov giao loạt súng bắn tỉa Chukavin mới cho quân đội Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/11: Nga diệt tàn quân Ukraine ở Kursk; Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công Nga

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove

Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?