Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thêm lạc quan cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021

Sau khi bứt phá mạnh trong quý IV/2020, kinh tế Việt Nam được giới chuyên gia dự báo sẽ có khả năng tăng trưởng mạnh vào năm 2021 nhờ các tiềm lực hiện hữu cùng tác động từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Dòng thương mại và đầu tư di chuyển đúng hướng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế quý IV/2020 đạt 4,48%, so với mức 2,69% của quý 3/2020 (đã được cập nhật so với con số 2,62% trước đó). Kết quả này vượt qua mức kỳ vọng và dự đoán của giới phân tích kinh tế là 4%.

Theo đánh giá của Ngân hàng UOB Việt Nam, trong cả năm 2020, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,91%, cao hơn mức dự đoán của UOB là 2,7%. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đạt tăng trưởng dương khi dịch COVID-19 lan rộng trên toàn thế giới. Đóng góp từ các lĩnh vực kinh tế trong quý IV/2020 cải thiện khi cuộc sống trở lại bình thường, mặc dù vẫn ở mức thấp hơn trước dịch COVID-19. Sản xuất công nghiệp tiếp tục đóng góp chính cho tăng trưởng trong năm 2020, trong khi lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch và các biện pháp hạn chế xã hội, đặc biệt trong quý 2. “Trong năm 2020, đóng góp của lĩnh vực công nghiệp tăng 1%, tương đương gần 1/3 tăng trưởng nguyên năm, trong khi đóng góp của dịch vụ giảm nhẹ ở mức 0,9%. Xu hướng này ngược lại với so với thời gian trước COVID-19 khi lĩnh vực dịch vụ là động lực tăng trưởng chính”, ông Suan Teck Kin - Trưởng Bộ phận nghiên cứu, Ngân hàng UOB - cho biết.

Các số liệu khác cũng cho thấy đà tăng trưởng kinh tế dần phục hồi. Xuất khẩu tăng 17,5% trong tháng 12 so với năm trước, trong khi nhập khẩu tăng mạnh 23,3%, và hoạt động ngoại thương phục hồi mạnh sau khi chạm đáy vào tháng 5. Tính cả năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam tăng 6,4% (so với 8,1% năm 2019), nhập khẩu tăng 3,2%, với thặng dư thương mại tăng tới mức kỷ lục 19 tỷ USD. Trong năm 2020, ba sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là điện thoại và linh kiện điện thoại (trị giá 50,9 tỷ USD, giảm 1% so với năm trước); máy tính và phụ kiện máy tính (44,7 tỷ USD, tăng 24,3% so với năm trước) và dệt may (29,3 tỷ USD, giảm 10,8% so với năm trước).

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,19% so với năm trước vào tháng 12, tính cả năm mức lạm phát trung bình là 3,2% (mức lạm phát gốc là 2,3%). Chính phủ tiếp tục đặt mức lạm phát trung bình ở mức 4% vào năm 2021.

Mặc dù vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm 25% xuống mức 28,5 tỷ USD do hạn chế đi lại và tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục bơm thêm 6,4 tỷ USD vào các dự án FDI hiện tại, tương ứng với mức tăng 10,6% so với năm trước, hứa hẹn triển vọng tích cực trong thời gian tới.

Triển vọng sáng trong năm 2021?

Theo giới phân tích, việc khống chế sớm và thành công dịch Covid-19 ở trong nước cho phép các hoạt động kinh tế dần hồi phục tới mức “bình thường” ở Việt Nam, và điều này được phản ánh trong việc cải thiện tiếp theo của hàng loạt các chỉ số được công bố. Trong khi xu hướng tăng của các hoạt động kinh tế tiếp tục trong năm 2021, triển vọng này phụ thuộc rất nhiều vào việc khống chế dịch bệnh trên toàn cầu cũng như việc giới thiệu các vaccine, cho dù một số các quốc gia và khu vực đang đối mặt với các đợt lây nhiễm nghiêm trọng hơn, cũng như sự xuất hiện các chủng virus mới lây lan mạnh hơn.

Hiện tại Việt Nam đã đồng ý mua 30 triệu liều vaccine chống Covid-19 của hãng AstraZeneca. Theo chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ngày 4/1, Chính phủ Việt Nam cũng có kế hoạch mua vaccine từ các nguồn khác nữa. Điều này cũng làm mạnh thêm năng lực quốc gia trong việc kiểm soát dịch bệnh ở trong nước, mặc dù còn biết cần bao lâu thời gian để triển khai do hạn chế nguồn cung, khó khăn về vận chuyển, cũng như hạ tầng cơ sở ngành y tế ở trong nước.

Bên cạnh đó, các hiệp hội, ngành hàng cũng chỉ ra, những yếu tố khác thuận lợi cho Việt Nam bao gồm một loạt các FTA giúp đẩy mạnh xuất khẩu và đầu tư. Cụ thể với ngành hàng thủy sản, ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - cho biết, Hiệp định Thương tự do thương mại EU - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020, Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và mới nhất là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) sẽ tạo nhiều thuận lợi hơn cho ngành này trong năm 2021.

Tương tự với ngành hàng cà phê, ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam - cho rằng, triển vọng trong năm 2021 sẽ khả quan hơn bởi nhu cầu thị trường vẫn còn và doanh nghiệp Việt đã dần thích ứng những phương thức kinh doanh giữa bối cảnh dịch bệnh.

Từ đó, theo UOB Việt Nam, mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 7,1%, so với mức so sánh thấp của nửa đầu năm 2020 do ảnh hưởng dịch bệnh.

Chỉ tiêu chính thức của Việt Nam đang đặt ra là 6% cho năm 2021, mặc dù Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý sau khi công bố số liệu quý IV/2020 là có khả năng sẽ tăng chỉ tiêu tăng trưởng lên 6,5%. Ngân hàng Thế giới cũng dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam là 6,8% trong năm 2021. Theo kết hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm gần nhất (2021-2025), Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình là 6,5 - 7,0% mỗi năm.
Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Mặt hàng nào Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Indonesia?

Mặt hàng nào Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Indonesia?

Điểm tên những sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 8

Điểm tên những sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 8

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD

Lễ hội Phở Việt Nam 2024 sẽ diễn ra từ 4-8/10 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc

Lễ hội Phở Việt Nam 2024 sẽ diễn ra từ 4-8/10 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc

Xuất khẩu gỗ và lâm sản 9 tháng năm 2024 ước đạt 12,15 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và lâm sản 9 tháng năm 2024 ước đạt 12,15 tỷ USD

Chìa khóa giúp Surimi và chả cá Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Chìa khóa giúp Surimi và chả cá Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Bộ Công Thương và Eurocham đồng chủ trì tổ chức diễn đàn và triển lãm kinh tế xanh

Bộ Công Thương và Eurocham đồng chủ trì tổ chức diễn đàn và triển lãm kinh tế xanh

Quy mô thị trường cà phê tại Trung Quốc dự kiến đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2029

Quy mô thị trường cà phê tại Trung Quốc dự kiến đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2029

2,5 triệu con tôm giống được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc)

2,5 triệu con tôm giống được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc)

Tăng cường xúc tiến thương mại sang thị trường Liên bang Nga

Tăng cường xúc tiến thương mại sang thị trường Liên bang Nga

Gia tăng hợp tác logistics Việt Nam – Bắc Âu, hướng tới logistics xanh

Gia tăng hợp tác logistics Việt Nam – Bắc Âu, hướng tới logistics xanh

Hết tháng 8, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng 19% so cùng kỳ

Hết tháng 8, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng 19% so cùng kỳ

Mấu chốt quản lý thuế trong thương mại điện tử là chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan

Mấu chốt quản lý thuế trong thương mại điện tử là chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan

Còn nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Belarus

Còn nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Belarus

Thêm doanh nghiệp xuất khẩu ống thép đủ điều kiện tự xác nhận

Thêm doanh nghiệp xuất khẩu ống thép đủ điều kiện tự xác nhận

Giá cà phê Robusta Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh, vượt xa cà phê Arabica

Giá cà phê Robusta Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh, vượt xa cà phê Arabica

Bến Tre: Tập huấn thương mại điện tử cho thanh niên khởi nghiệp

Bến Tre: Tập huấn thương mại điện tử cho thanh niên khởi nghiệp

Canada ban hành Bản tuyên bố lý do kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép

Canada ban hành Bản tuyên bố lý do kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều thương hiệu thời trang lớn góp mặt trong ‘Mùa mua sắm năm 2024’

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều thương hiệu thời trang lớn góp mặt trong ‘Mùa mua sắm năm 2024’

Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc: Cần gỡ

Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc: Cần gỡ ''nút thắt'' từ nội tại

Xem thêm