Một học sinh lớp 11 tử vong do đuối nước tại Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc: Mưa lớn kèm theo lũ làm 3 người chết |
Được biết, ngay sau khi cứu được cháu bé ra khỏi đống đổ nát, lực lượng chức năng đã đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu. Nhưng do vết thương quá nặng, bé trai đã không qua khỏi. Lúc 22 giờ đêm qua 13/8, thi thể nạn nhân đã về tới gia đình, sáng nay cháu được an táng theo phong tục của địa phương.
Như đã đưa tin trước đó, vụ sạt lở đất xảy vào khoảng 12 giờ trưa ngày 13/8 tại xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Một vạt đồi sau lưng một hộ dân sạt lở làm sập một phần bức tường hậu nhà kho, vùi lấp hai người. Sau khoảng một tiếng cứu hộ, cả hai nạn nhân được đưa ra khỏi đống đổ nát, nhưng người phụ nữ được xác định đã tử vong. Cháu bé bị thương nặng được đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Mưa lớn làm sụt lở tại Vĩnh Phúc (Ảnh: Lương Giang) |
Để khắc phục hậu quả mưa lũ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa có văn bản yêu cầu các sở ban ngành tại địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo, bao gồm:
Thứ nhất, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 75/CĐ-TTg; của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công điện số 5515/CĐ-TTg; Chỉ thị số 03/CT-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều năm 2024.
Thứ hai, chủ động hơn nữa để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn, cơ quan, đơn vị theo phương châm “bốn tại chỗ” với tinh thần chủ động, kịp thời, quyết liệt nhất để đảm bảo an toàn tính mạng, giảm thiểu thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước.
Thứ ba, khẩn trương rà soát, hoàn thiện phương án ứng phó đối với từng loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn, nhất là phương án ứng phó bão, lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét; xác định các khu vực trọng điểm xung yếu để chủ động xây dựng kịch bản bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
Thứ tư, chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống thiên tai trong mùa mưa bão; tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trước mùa mưa lũ và trước khi xảy ra bão, lũ theo quy định.
Thứ năm, tổ chức rà soát, xác định các khu vực có nguy hiểm, nhất là các khu vực sườn dốc co nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, khu vực ngập sâu ven sông, suối để chủ động tổ chức di dời người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Thứ sáu, chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai công tác phòng, chống, khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai theo quy định với phương châm tuyệt đối không để người dân nào thiếu chỗ ở, thiếu đói hoặc các vật dụng thiết yếu khác, không để xảy ra bệnh dịch, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sau bão, mưa lũ, ngập lụt, không để ảnh hưởng lớn đến việc học hành của các cháu học sinh.