Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thép Guang Lian xin giảm vốn còn 2 tỷ USD

Thay vì tăng vốn lên 4,5 tỷ USD, Dự án Guang Lian (Dung Quất) lại xin điều chỉnh vốn đầu tư xuống còn 2 tỷ USD. Xem ra, số phận dự án tỷ đô này vẫn bấp bênh.

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau khi Tập đoàn JFE (Nhật Bản) xin rút khỏi Dự án Thép Guang Lian (dự án thép Quảng Liên, vốn đầu tư 3 tỷ USD), chủ đầu tư hiện tại của Dự án - Tập đoàn E-United (Đài Loan) đã trình hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư lần thứ 5 cho Dự án.

Thép Guang Lian xin giảm vốn còn 2 tỷ USD
Dự án Thép Guang Lian vẫn đang ở điểm xuất phát sau gần 10 năm triển khai.

Đáng nói là, khác với lần đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư mà cho đến nay chưa được tỉnh phê duyệt - là nâng tổng vốn đầu tư lên 4,5 tỷ USD, thì lần này, Guang Lian xin giảm vốn đầu tư Dự án xuống chỉ còn 2 tỷ USD.

Cùng với đó là các đề nghị điều chỉnh liên quan đến phân kỳ đầu tư và tiến độ đầu tư; sản phẩm và cơ cấu sản phẩm; quy hoạch mặt bằng nhà máy và bến cảng chuyên dụng...

Theo thông tin của Báo Đầu tư, chủ đầu tư vẫn sẽ giữ nguyên công suất cũ là 5 triệu tấn/năm, nhưng sẽ phân kỳ đầu tư thành 4 giai đoạn.

Sau đề xuất của Guang Lian, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản gửi các bộ, ngành Trung ương đề nghị xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ 5 cho Dự án.

“Dự án Thép Guang Lian triển khai chậm tiến độ đã nhiều năm nay, với lý do chủ yếu là vì năng lực tài chính của nhà đầu tư còn hạn chế. Vì thế, việc nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh vốn đầu tư cũng như các nội dung khác, đặc biệt là phân kỳ đầu tư làm 4 giai đoạn, là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay cũng như khả năng thu xếp tài chính cho Dự án”, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi lý giải.

Cũng cần phải nhắc lại rằng, ngay sau khi JFE tuyên bố rút khỏi Dự án vào tháng 9/2014, E-United đã xin tiếp tục triển khai Dự án, song lại xin giãn tiến độ. Vì thế, khi đề xuất các phương án xử lý Dự án, UBND Quảng Ngãi cũng đã tính đến phương án thu hồi dự án thép đang quá chậm tiến độ này.

Tuy nhiên, trong văn bản gửi các bộ, ngành cách đây ít ngày, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, thời điểm này, nếu đơn phương xử lý chấm dứt và thu hồi Dự án sẽ không có lợi cho cả hai bên - nhà đầu tư và cơ quan quản lý.

“UBND tỉnh Quảng Ngãi nhận thấy cần thiết cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 5 cho Dự án, nhằm tạo căn cứ pháp lý mới, làm cơ sở xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại liên quan đến Dự án”, ông Lê Viết Chữ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi bày tỏ quan điểm.

Trong khi đó, liên quan đến đề xuất của nhà đầu tư về việc giữ nguyên các ưu đãi đầu tư như giấy chứng nhận đầu tư cũ, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho là “có cơ sở để xem xét được”, vì lần điều chỉnh này không làm thay đổi mục tiêu và quy mô công suất đã cấp chứng nhận đầu tư trước đây.

Gửi công văn xin ý kiến của các bộ, ngành, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau khi có ý kiến thẩm tra của các cơ quan Trung ương, sẽ yêu cầu nhà đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 5. “Chúng tôi sẽ chỉ cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh sau khi Công ty TNHH Guang Lian Việt Nam xuất trình hợp đồng tín dụng chính thức đã ký với ngân hàng”, ông Chữ khẳng định và cho biết, có thể chỉ một ngày sau khi có văn bản chính thức này, tỉnh sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ 5 cho Dự án.

Cũng theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi, nếu trong vòng 60 ngày kể từ khi Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất có văn bản chấp thuận nguyên tắc các nội dung dự kiến được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh mà chủ đầu tư không cung cấp được hợp đồng tín dụng chính thức, thì Quảng Ngãi có quyền đơn phương chấm dứt, thu hồi Dự án và xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy nghĩa là, số phận dự án thép đầy long đong, lận đận này vẫn còn rất bấp bênh, vừa phụ thuộc vào thẩm định của các bộ, ngành, vừa phụ thuộc vào quyết tâm đầu tư và năng lực tài chính của chủ đầu tư.

Được biết, sau một thời gian chậm triển khai, đầu năm 2012, JFE và E-United đã ký thỏa thuận về việc JFE sẽ nghiên cứu đầu tư dự án này. Nếu JFE đầu tư Dự án, thì nhiều khả năng, E-United sẽ chuyển toàn bộ phần đầu tư của mình cho JFE. Chính vì vậy, vào thời điểm đó, sự xuất hiện của tập đoàn thép đứng thứ 2 Nhật Bản và thứ 6 thế giới này khiến dư luận kỳ vọng, Thép Guang Lian sẽ được đẩy nhanh tiến độ và việc xin nâng công suất và vốn đầu tư của Dự án lên 4,5 tỷ USD sẽ nhanh chóng được Chính phủ thông qua.

Tuy nhiên, tháng 9 năm ngoái, sau một thời gian theo đuổi, với hàng loạt đề xuất liên quan đến ưu đãi đầu tư, xin thêm đất, xây dựng khu cảng riêng, nhà máy điện riêng…, JFE đã rút lui.

Theo Báo Đầu tư
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút và ưu tiên cao.
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Theo thông tin từ EuroCham, hơn 69% doanh nghiệp châu Âu nhận định lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Để triển khai các dự án PPP, theo Tổng Giám đốc HHV, các dự án trước khi được ngân hàng rót vốn huy động đều phải qua quá trình thẩm định chặt chẽ.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng.
10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

Tính chung 10 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 64,3% kế hoạch năm, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.
10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng năm 2024, Việt Nam thu hút được 27,26 tỷ USD vốn FDI, bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị vốn góp, mua cổ phần.
Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới và Thụy Sỹ hỗ trợ thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam với khoản tài trợ 5 triệu USD.
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dù còn những hạn chế, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam.
Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, năm 2024 được coi là một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự kiến FDI giải ngân có thể đạt 25 tỷ USD.
TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Từ kết quả thu hút FDI 9 tháng và các lợi thế trong thu hút dòng vốn ngoại, TS Phan Hữu Thắng nhận định, năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI.
Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á, thu hút nhiều nguồn vốn quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội.
Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

9 tháng năm 2024, FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt gần 3 tỷ USD. Tính luỹ kế đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc vẫn là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam.
Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Khi Luật Thủ đô 2024 đi vào cuộc sống với các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ là động lực để Hà Nội có thêm sức hút vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư lớn.
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới với 9 dự án thuộc chương trình “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân” của JICA, chỉ sau Brazil.
TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh mời gọi đầu tư 23 dự án thuộc ngành văn hóa - thể thao với tổng số vốn hơn 23.800 tỷ đồng, trong đó có 5 dự án ưu tiên mời gọi đầu tư năm 2024.
Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Giá nhà tại các thành phố như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang tăng chóng mặt, điều này đặt ra bài toán cho giới trẻ, nên mua hay thuê nhà? Nên đầu tư vào đâu?
9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

Nguyên tắc cơ bản của JICA là tôn trọng quyền tự chủ và khả năng tự lực của quốc gia đối tác, đồng thời nhấn mạnh các cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn.
WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh của WB cho thấy, tư duy khác nhau của các nền kinh tế trong cải thiện môi trường kinh doanh và cung cấp dịch vụ công.
Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Tính đến ngày 30/9, tổng vốn đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Theo số liệu thống kê, các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 5.369 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 76,098 tỷ USD.
Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Mong muốn phát triển một khu công nghiệp quy mô 200-300 ha để thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao, Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động