Những sản phẩm thủy sản thêm cơ hội xuất khẩu vào thị trường Anh
Nhu cầu thị trường lớn, cùng với tác động tích cực của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Anh (UKVFTA), giúp việc xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp Việt qua thị trường Anh đang đứng trước cơ hội bứt phá.
Xuất khẩu cá ngừ: Tận dụng hiệu quả các FTA
Cá ngừ là một trong những mặt hàng đã tận dụng tốt các FTA như EVFTA, CPTPP để gia tăng xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2022.
Hiệp hội Sắn Việt Nam gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới Thủ tướng
Trước việc ngành sắn đang phải đối mặt với khó khăn rất lớn và có nguy cơ sụp đổ toàn ngành khi Tổng cục Thuế có Công văn số 632/TCT-TTKT ngày 7/3/2022 về việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng tinh bột sắn.
Xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt: Cách nào khơi thông thị trường?
Trong thị trường thịt lợn toàn cầu có quy mô 28,5 tỷ USD, mỗi năm Việt Nam chỉ thu về 45 triệu USD từ xuất khẩu thịt lợn. Giấc mơ Việt Nam trở thành "cường quốc" xuất khẩu thịt lợn dường như vẫn rất xa vời. Để khơi thông thị trường xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt nói chung, sản phẩm thịt lợn nói riêng, cùng với việc xây dựng được một thương hiệu đủ lớn, các địa phương cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.
Xuất khẩu tôm dự báo tăng trưởng 40% trong tháng 3/2022
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, XK tôm tiếp tục tăng trưởng khoảng 40% trong tháng 3/2022 nhờ nhu cầu thị trường đang mạnh. XK cả năm dự kiến đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2021.
Lệnh 249: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Lệnh 249 (Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu) của cơ quan Hải quan Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã được Bộ Công Thương dịch sơ lược với 6 Chương và 79 Điều nhằm đưa cái nhìn tổng quan về Lệnh này, trong đó, đưa ra những vấn đề đáng lưu ý nhằm khuyến nghị đến các doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Nghệ An: Nhiều cách làm hay để hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía
Tại Nghệ An, nhiều vùng nguyên liệu mía sụt giảm, kéo theo đó là giá thu mua không ổn định đã tác động rất lớn đến các hộ trồng mía và cả doanh nghiệp. Để đảm bảo lợi ích hài hòa nhiều giải pháp đã được triển khai nhằm đồng hành, chia sẻ về lợi ích giữa các bên.
Xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh: Tận dụng cơ hội từ UKVFTA
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Vương quốc Anh giảm từ 23,03% năm 2020, xuống còn 17,04% năm 2021. Cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) mang lại sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này.
Chế biến và bảo quản nông sản: Phải cải thiện trình độ và năng lực công nghệ
Để phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản ở Việt Nam theo kịp được xu hướng của thế giới, tất yếu phải phát triển theo hướng hiện đại với mức tự động hoá cao, đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao công nghệ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng, giá trị và an toàn thực phẩm.
Bộ Công Thương chủ động, tích cực gỡ khó cho nông sản tại cửa khẩu
Liên tục bám sát các diễn biến thị trường để có giải pháp ứng phó phù hợp; Chủ động có các chuyến công tác vào các thời điểm "nóng" để kịp thời có các chỉ đạo gỡ khó cho thông quan nông sản; Phối hợp với các bộ ngành triển khai các biện pháp dài hơi để xuất khẩu nông sản bền vững… Thời gian qua, Bộ Công Thương đã thể hiện tinh thần chủ động, tích cực gỡ khó cho hàng hoá nông sản bị ùn tắc tại các cửa khẩu phía Bắc.
Có thể đăng ký qua hệ thống trực tuyến khi xuất khẩu tinh bột vào Trung Quốc
Doanh nghiệp có thể đăng ký qua hệ thống trực tuyến khi xuất khẩu mặt hàng tinh bột vào thị trường Trung Quốc.
An Giang: Một doanh nghiệp liên kết bao tiêu 2 triệu tấn lúa cho nông dân
Ngày 10/3, Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Trời (LTF) thuộc Tập đoàn Lộc Trời đã ký kết tổ chức sản xuất 2 triệu tấn lúa với Liên hiệp Hợp tác xã Thoại Sơn, tỉnh An Giang nhằm đảm bảo cung ứng cho hợp đồng 2 triệu tấn lúa mà Công ty Cổ phần Nông sản Lộc Trời (LTA) đã ký kết với các đối tác vào ngày 9/2/2022.
Nông sản Việt: Vẫn loay hoay bài toán chế biến
Mục tiêu rất lớn mà lĩnh vực cơ giới hóa, công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch đặt ra trong thời gian tới là từ nay đến năm 2030, Việt Nam nằm trong Top 10 trung tâm chế biến sâu của thế giới. Tuy nhiên, nếu các chương trình, giải pháp, cơ chế Nhà nước trong chính sách không được triển khai đồng bộ thì rất khó để đạt được mục tiêu này.
Đầu tư theo chiều sâu giúp xuất khẩu cà phê tiếp tục bứt phá
Ước tính trong 2 tháng đầu năm nay xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng 3,4% về lượng và tăng 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả này có được do doanh nghiệp trong ngành đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện số hóa nền tảng bán hàng cũng như chú trọng hơn tới bán hàng qua thương mại điện tử.
Khoa học và công nghệ: Đòn bẩy đưa nông sản vươn xa trong bối cảnh hội nhập
Nếu ví thương mại là “đôi chân” đưa nông sản Việt Nam vươn xa trên thị trường thì khoa học và công nghệ được coi là “xương sống” để ngành nông nghiệp nâng cao giá trị cho nông sản. Từ thực tế cho thấy, khoa học và công nghệ đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp vô cùng quan trọng.
Xe chở hoa quả tại khu vực cửa khẩu Lạng Sơn đã giảm
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tính đến 20 giờ 00 ngày 02/03/2022 tổng số phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu còn tồn trên địa bàn tỉnh là 1.440 xe, giảm 53 xe so với ngày 01/03/2022.
Đề xuất đàm phán Hiệp định Thương mại gỗ với Vương quốc Anh
Để giúp đồ gỗ Việt thuận lợi khi xuất khẩu vào thị trường Anh mà không phải gặp bất cứ rào cản nào khi hệ thống cấp phép FLEGT của Việt Nam bắt đầu đi vào vận hành, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vừa có Công văn số 03/HHG-VP đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất đàm phán về Hiệp định Thương mại gỗ với Vương quốc Anh.
Người trồng hành “cay mắt” vì năng suất giảm mạnh
Nếu như năm 2021, người trồng hành ở Thị xã Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) lao đao vì mùa thu hoạch hành vào đúng thời điểm Hải Dương là “điểm nóng” của dịch bệnh Covid-19; thì năm nay, bên cạnh sự ảnh hưởng của dịch bệnh, người trồng hành ở Kinh Môn phải chịu thêm tác động tiêu cực của thời tiết… khiến năng suất, chất lượng hành giảm rõ rệt.
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Linh hoạt thích ứng
Để đảm bảo phòng dịch, Trung Quốc yêu cầu với mặt hàng khô của Việt Nam, bên ngoài bao bì phải được bọc màng nilon, tránh virus xâm nhập. Trước thực tế này, các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp (DN) cần linh hoạt thích ứng với những quy định mới của thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu cá tra năm 2022 dự báo tăng trưởng 2 con số
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tháng 1/2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam đã thực sự hồi phục sau Covid-19 với tổng giá trị đạt 213,6 triệu USD, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu ở hầu hết các thị trường lớn đều tăng trưởng dương. Xuất khẩu cá tra năm 2022 dự báo tăng 20-22% so năm 2021.