Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 23:25

Thích ứng với các vụ kiện phòng vệ thương mại: Cần có hành động chung của cộng đồng doanh nghiệp

Thương mại toàn cầu tiếp tục phát triển với tốc chậm lại, điều này dẫn tới xu hướng bảo hộ thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

GS.TS. Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí xung quanh vấn đề này.

Trong Báo cáo thường niên Phòng vệ thương mại năm 2022 vừa được Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) công bố cho thấy, Việt Nam đang đối diện với 227 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (tính đến hết tháng 12/2022). Riêng trong năm 2022 có 17 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Ông bình luận thế nào về con số này?

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, hầu hết thị trường lớn đều chuyển hướng sang bảo hộ các sản phẩm.

Bên cạnh đó, trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia ký kết với các nước, trong đó cũng có những quy định rất chặt chẽ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ, minh bạch, giải trình và các yếu tố về điều kiện sản phẩm như yếu tố về môi trường, nhân lực, hay việc tuân thủ, thực thi chính sách.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, 37 doanh nghiệp gỗ dán cứng sẽ bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp

Đây là "cuộc chơi mới" của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, có thể nhiều doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay chưa chú ý, và dẫn đến vi phạm vào các thỏa thuận, các ràng buộc này một cách vô thức. Dẫn đến tình trạng rơi vào các nhóm sản phẩm hàng hóa bị cảnh báo và xử lý.

Và khi đã bị cảnh báo, xử lý một sản phẩm hay doanh nghiệp nào đó sẽ kéo theo hàng loạt các sản phẩm khác, doanh nghiệp khác cũng sẽ bị đưa vào đối tượng bị kiểm soát.

Mặt khác, bản thân doanh nghiệp chủ động nắm bắt thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại nhưng cũng không đủ. Bởi chính các doanh nghiệp chưa đủ năng lực để nhận biết hết được vấn đề và chưa đủ năng lực để đối phó hay tìm hướng khắc phục như thế nào.

Theo ông, điều này sẽ tác động như thế nào đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường chính?

Thứ nhất, từ trước đến nay, quy trình và quá trình sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam gần như không tuân thủ quy trình chung của thế giới. Trong khi đó, với các điều kiện ràng buộc của các nước hoặc các thỏa thuận thương mại thì các doanh nghiệp nhiều khi không nắm được hết để tự mình điều chỉnh.

Hơn nữa, các doanh nghiệp của chúng ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để tuân thủ được các điều kiện ràng buộc đòi hỏi có sự thay đổi rất lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ khả năng để khắc phục được nhằm thay đổi quy trình sản xuất.

GS.TS. Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí xung quanh vấn đề này.

Chắc chắn, đứng về cá nhân các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc đáp ứng được các ràng buộc từ các quy định từ phòng vệ thương mại.

Nếu không đảm bảo thỏa mãn được các điều kiện về ràng buộc, kiểm soát liên quan đến phòng vệ thương mại tại các thị trường thì đồng nghĩa với việc hàng hóa sẽ không thâm nhập được vào thị trường.

Hoặc nếu có thâm nhập thì sẽ chịu mức thuế suất rất cao.

Điều này đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm hay của các doanh nghiệp.

Rõ ràng, việc này không chỉ dừng ở một sản phẩm mà khi có một sản phẩm hoặc một lô hàng bị cảnh báo, vi phạm thì còn kéo lan sang các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác, thậm chí, các loại sản phẩm khác cũng sẽ bị kiểm soát.

Điều này sẽ tác động không khả quan, thậm chí còn là những tác động xấu đến bức tranh kết quả xuất khẩu hàng hóa nói chung của chúng ta.

Ông có khuyến nghị gì đối với các doanh nghiệp Việt Nam cũng như kiến nghị với cơ quan chức năng để có thể thích nghi và sống chung với các vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại, cũng như tránh được những tổn thất lớn nếu chẳng may bị trừng phạt?

Trong bối cảnh này, cần có hành động của chung của cộng đồng doanh nghiệp. Ví dụ như vai trò của các hiệp hội, tổ chức ngành hàng.

Các hiệp hội, tổ chức ngành hàng cần phải bắt tay liên kết với nhau để có thể thỏa mãn các điều kiện ràng buộc đặt ra từ các thị trường nhập khẩu.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nhận biết được các vấn đề mà hiện các doanh nghiệp đang vướng, những vấn đề gì cần tuân thủ và cả các giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục.

Thậm chí cần có các khoản chi phí xử lý chung. Bởi có thể rất nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất sẽ vấp phải chung một vướng mắc.

Về phía các doanh nghiệp cũng cần tự hoàn thiện mình. Và khi có phát sinh xảy ra, cần tích cực hợp tác với cơ quan thẩm quyền thị trường nhập khẩu nhằm cung cấp tài liệu chứng minh hoạt động của doanh nghiệp.

Thường xuyên trao đổi với các cơ quan chức năng của Việt Nam để nắm bắt thông tin cần thiết và được hướng dẫn cụ thể. Việc lưu giữ tài liệu, hệ thống kế toán minh bạch, thuận tiện để có thể cung cấp trong thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của phía thị trường nhập khẩu là hết sức quan trọng.

Đồng thời, cần chủ động chia sẻ thông tin qua các hiệp hội ngành hàng và phối hợp tích cực với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến các rào cản thương mại và kỹ thuật.

Xin cảm ơn ông!

Theo Báo cáo thường niên Phòng vệ thương mại năm 2022 vừa được Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) công bố, thương mại toàn cầu đạt khoảng 25.000 tỷ USD vào năm 2019, sau đó giảm khoảng 2.500 tỷ USD vào năm 2020 do hậu quả của đại dịch Covid-19. Khi nhu cầu phục hồi, giá trị thương mại đã tăng thêm 5.500 tỷ USD vào năm 2021, đạt khoảng 28.000 tỷ USD. Thương mại toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 32.000 tỷ USD vào cuối năm 2022, tăng khoảng 26% so với mức trước đại dịch năm 2019.
Nguyễn Hạnh (ghi)
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do

Tin cùng chuyên mục

Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực - 'chìa khóa vàng' để tận dụng tối đa các FTA

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải hướng đến tăng thu ngân sách bền vững