CôngThương - Hội nghị đã thông qua quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Gia Lai và Quảng Trị nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện phát triển kinh tế - xã hội và chuyển tải các nguồn điện lên lưới điện Quốc gia, trong giai đoạn 2011- 2015 có xét đến 2020. Hội nghị đã thống nhất quy hoạch
Tại tỉnh Quảng Trị, sẽ tiến hành đầu tư xây dựng:
Lưới 220kV:xây dựng trạm biến áp 220kV Đông Hà 125MVA và 83km đường dây 220kV, với tổng vốn đầu tư 418,11 tỷ đồng.
Lưới 110kV:xây dựng mới 6 trạm/6 máy/150MVA, trong đó đấu nối thủy điện 2 trạm/2 máy/50 MVA, trạm chuyên dùng 2 trạm/2 máy/50 MVA; nâng công suất 2 trạm 65MVA và xây dựng 119,8km đường dây 110kV, với tổng vốn đầu tư 433,698 tỷ đồng.
Lưới trung áp:xây dựng mới 480 trạm/138,32MVA, cải tạo toàn bộ lưới 10kV sang cấp điện áp 22kV 122 trạm/17,51MVA và xây dựng mới 269.8km, cải tạo 210,4km đường dây trung áp, với tổng vốn đầu tư 346,766 tỷ đồng.
Lưới hạ áp:xây dựng 657m đường dây hạ áp và lắp 117.608 công tơ, với tổng vốn đầu tư 206,055 tỷ đồng.
Tại tỉnh Gia Lai cần thiết xây dựng thêm một số thành phần lưới điện:
Lưới 220kV: lắp máy 2 trạm biến áp 220kV Pleiku 125MVA và xây dựng 43km, cải tạo 82km đường dây 220kV, với tổng vốn đầu tư 649 tỷ đồng.
Lưới 110kV: xây dựng mới 13 trạm/19 máy/331MVA, trong đó đấu nối thủy điện 5 trạm/10 máy/151 MVA, đấu nối phong điện 1 trạm/2 máy/32 MVA; nâng công suất 1 trạm 40MVA và xây dựng 225,5km đường dây 110kV, với tổng vốn đầu tư 975 tỷ đồng.
Lưới trung áp: xây dựng mới 667 trạm/138,05MVA, nâng công suất 104 trạm/13,71MVA và xây dựng mới 693km, cải tạo 116,3km đường dây trung áp, với tổng vốn đầu tư 504,985 tỷ đồng.
Lưới hạ áp:xây dựng 1 330km đường dây hạ áp và lắp 31.955 công tơ, với tổng vốn đầu tư 266,7 tỷ đồng.
Ngoài ra, Tổng cục năng lượng cũng yêu cầu Viện năng lượng hiệu chỉnh, bổ sung quy hoạch giai đoạn này tại tỉnh Gia Lai: Bổ sung danh mục nâng tiết diện đường dây 110kV Ajunpa-Chư Sê; hiệu chỉnh các sơ đồ đấu nối trạm biến áp, nhà máy thủy điện theo sơ đồ đấu nối chuyển tiếp, không đấu rẽ; hiệu chỉnh sử dụng gam máy biến áp 110kV là 25MVA (không sử dụng gam 16MVA), chuyển danh mục đường dây 110kV An Khê-Mang Yang từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2011-2015; xem xét lùi tiến độ các trạm biến áp 110kV IaKênh hoặc 110kV Tây Pleiku.
Tại tỉnh Quảng Trị, xem xét hiệu chỉnh đổi tên trạm biến áp 110kV Gio Linh thành TBA 110kV Quán Ngang cho thống nhất tên gọi theo quy hoạch đã duyệt của giai đoạn trước; xây dựng lộ trình, khối lượng, giá trị đầu tư cho từng năm để cải tạo toàn bộ lưới 10kV sang cấp điện áp 22kV phù hợp với tiến độ đóng điện các trạm biến áp 110/22kV; xem xét lùi tiến độ xây dựng TBA 110kV Triệu Phong hoặc nâng công suất trạm 110kV Đông Hà.
Như vậy, với quy hoạch phát triển điện lực được thông qua, thời gian đến các công ty điện lực 2 tỉnh Quảng Trị và Gia Lai tiếp tục làm việc thống nhất với UBND và Sở Công thương các địa phương triển khai đầu tư các công trình điện đúng quy trình. Trong đó có việc chuẩn bị quỹ đất, công tác đền bù giải phóng mặt bằng… Còn đối với các công trình cấp điện phụ tải chuyên dùng và dân sinh, Tổng công ty Điện lực miền Trung có trách nhiệm lựa chọn những công trình cần thiết nhất đưa vào kế hoạch đầu tư hằng năm nhằm phát huy tối đa hiệu quả.