Đã có địa phương công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 của học sinh Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của công nhân viên chức, học sinh, sinh viên trên cả nước |
Đối với lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xin ý kiến của các bộ, ngành về số ngày nghỉ phù hợp, sau đó Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định lịch nghỉ cụ thể.
Thông tin mới nhất về lịch nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2025 |
Tuy nhiên, theo Lịch Vạn Niên, Tết Âm lịch 2025 sẽ rơi vào các ngày:
- 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn (28 Tết): Thứ hai, ngày 27/1/2025 dương lịch
- 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn (29 Tết): Thứ ba, ngày 28/1/2025 dương lịch
- Mùng 1 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 1 Tết): Thứ tư, ngày 29/1/2025 dương lịch
- Mùng 2 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 2 Tết): Thứ năm, ngày 30/1/2025 dương lịch
- Mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 3 Tết): Thứ sáu, ngày 31/1/2025 dương lịch
- Mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 4 Tết): Thứ bảy, ngày 1/2/2025 dương lịch
- Mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 5 Tết): Chủ nhật, ngày 2/2/2025 dương lịch.
Như vậy, Tết Nguyên Đán năm 2025, dự kiến, người lao động sẽ được nghỉ 7 ngày.
Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết sau đây: Tết Dương lịch được nghỉ 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch); Tết Âm lịch 5 ngày; ngày Chiến thắng là 1 ngày (ngày 30/4 dương lịch); ngày Quốc tế lao động được nghỉ 1 ngày (ngày 1/5 dương lịch); Quốc khánh 2 ngày (ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau); Giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ 1 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
Năm 2025, Tết Dương lịch rơi vào ngày thứ tư, ngày 1/1/2025. Như vậy, Tết Dương lịch năm 2025, người lao động được nghỉ 1 ngày và được hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, do nhu cầu công việc, có thể doanh nghiệp chủ động đề nghị người lao động đi làm vào ngày Tết Dương lịch. Trường hợp này sẽ được tính là làm thêm giờ.
Tại khoản 1 Điều 137, khoản 1 và 2 Điều 146, khoản 1 Điều 160 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định có 4 trường hợp doanh nghiệp không được sử dụng người lao động làm thêm giờ, đó là: Người mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý; người chưa đủ 15 tuổi, riêng người từ 15 đến dưới 18 tuổi chỉ được làm thêm giờ với một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.