Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thông tin thêm về việc áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với đường mía nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan

Sau khi Bộ Công Thương có quyết định chính thức áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với đường mía nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan (Quyết định 1578/QĐ-BCT, ngày 15/6/2021), một số tờ báo của Việt Nam mới đây dẫn báo chí tại Thái Lan đưa tin, Bộ Thương mại Thái Lan sẽ yêu cầu Việt Nam xem xét lại quyết định nêu trên. Trong đó, cho rằng, vẫn còn một số điều không chắc chắn, chẳng hạn như thiệt hại gây ra bởi các sản phẩm đường của Thái Lan tại Việt Nam...

Liên quan đến điều tra và áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, Vuasanca thông tin một số nội dung liên quan để rộng đường dư luận.

Trong quá trình điều tra vụ việc, Bộ Công Thương khẳng định đã tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ qui trình pháp lý theo các qui định của pháp luật về quản lý ngoại thương cũng như theo thông lệ quốc tế, dựa trên những căn cứ khách quan, có tính xác thực... Để đi đến kết luận cuối cùng và ra quyết định chính thức áp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan, ngày 12/5/2021, Bộ Công Thương đã có phiên tham vấn công khai ý kiến của tất cả các bên có liên quan.

Ý kiến của đại diện Chính phủ Thái Lan

Tại dự thảo kết luận cuối cùng, lưu hành công khai, liên quan đến các cáo buộc đường Thái Lan gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước của Việt Nam, đại diện Chính phủ Thái Lan, cho rằng: Nguyên đơn và các nhà sản xuất ủng hộ vụ việc (điều tra) chưa thỏa mãn các yêu cầu về tư cách pháp lý theo Điều 87 của Luật Quản lý ngoại thương, Điều 11.4 và Điều 16.1 của Hiệp định SCM; không có đủ bằng chứng về việc ngành sản xuất đang chịu thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể gây ra bởi hàng hóa bị điều tra từ Thái Lan, theo Điều 23, Nghị định 10 và Điều 15 của Hiệp định SCM.

Cụ thể, nguyên đơn và các doanh nghiệp ủng hộ chưa đáp ứng đủ điều kiện để đại diện cho ngành sản xuất trong nước. Chính phủ Thái Lan cho rằng, cần loại trừ các công ty nhập khẩu đường từ Thái Lan, bao gồm: Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam, Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa - Ninh Hòa, 3 công ty liên quan đến Công ty TNHH Kim Hà Việt (Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ, Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng và Công ty Cổ phần Mía đường Kontum). Sau khi loại trừ các công ty nêu trên, Chính phủ Thái Lan cho rằng, sản lượng của nguyên đơn và bên ủng hộ chỉ chiếm 41,25% tổng sản lượng của ngành sản xuất trong nước năm 2019, nên không được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước theo Điều 87, Luật Quản lý ngoại thương.

Đại diện Chính phủ Thái Lan cũng cho rằng, không có đủ bằng chứng chứng minh hàng hóa điều tra nhập khẩu từ Thái Lan gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa. Lý do, lượng đường nhập khẩu tăng phù hợp với xu hướng lượng đường Thái Lan xuất khẩu sang các nước khác; năng suất sản xuất mía của Việt Nam thấp hơn Thái Lan; giá đường xuất xứ từ Thái Lan bán tại Việt Nam tương tự như bán tại các nước khác; không tồn tại tác động ép giá, kìm giá; các chỉ số như lợi nhuận, tồn kho không cho thấy dấu hiệu thiệt hại; thiệt hại của ngành sản xuất trong nước một phần đến từ việc nhập khẩu đường lỏng HFCS.

Thông tin thêm về việc áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với đường mía nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan
Đóng bao đường tinh luyện

Phản hồi của cơ quan điều tra

Sau khi xem xét kỹ lưỡng các ý kiến của Chính phủ Thái Lan, căn cứ kết quả điều tra, cơ quan điều tra xác định, có đủ bằng chứng cho thấy, ngành sản xuất trong nước đang chịu thiệt hại đáng kể gây ra bởi hàng hóa nhập khẩu bị điều tra. Cụ thể:

Về tính đại diện của bên yêu cầu điều tra và các bên ủng hộ, cơ quan điều tra đã có phân tích chi tiết tại Mục 6.1, Dự thảo Kết luận điều tra cuối cùng (bản lưu hành công khai, các bên liên quan có thể tham khảo), khẳng định có đủ tính đại diện cho ngành sản xuất trong nước (khoảng 80,7% sản lượng).

Về mục đích nhập khẩu, cơ quan điều tra cho rằng, để chủ động khắc phục một phần thiệt hại đáng kể của đường nhập khẩu từ Thái Lan, một số doanh nghiệp trong nước sản xuất đường tinh luyện đã nhập khẩu đường thô để luyện đường khi đã kết thúc vụ sản xuất, nhằm tối ưu năng suất, qua đó cầm cự hoạt động. Theo bản trả lời câu hỏi và thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, thì các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước luôn trong tình trạng thiếu mía nguyên liệu và sẵn sàng thu mua tất cả lượng mía của nông dân để đưa vào sản xuất. Ngoài ra, lượng đường sản xuất chủ yếu được tiêu thụ trong nước và luôn coi đường sản xuất từ mía là sản phẩm chủ đạo (ngoại trừ công ty TNHH MTV đường TTC Biên Hòa - Đồng Nai).

Về tỷ lệ nhập khẩu so với sản lượng, căn cứ số liệu nhập khẩu, cơ quan điều tra nhận thấy, đối với các công ty: Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam, Công ty CP Đường Quảng Ngãi, Công ty CP Mía đường Lam Sơn, nhóm các công ty liên quan đến Công ty TNHH Kim Hà Việt (bao gồm Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La, 333, Đắk Lắk, Sóc Trăng, Tuy Hòa, Kon Tum, Trà Vinh, Cần Thơ), mặc dù đã nhập khẩu hàng hóa bị điều tra, nhưng vẫn chủ yếu sản xuất và tiêu thụ đường từ mía trong nước (có tỷ lệ lượng nhập khẩu thấp so với sản lượng). Việc nhập khẩu chỉ là biện pháp tạm thời để đối phó trước sức ép lớn của đường xuất xứ từ Thái Lan và duy trì sản xuất do thiếu mía nguyên liệu. Việc nhập khẩu nêu trên không đủ để bảo vệ các công ty khỏi sự đe dọa tiêu cực từ hàng hóa bị điều tra.

Riêng đối với Công ty Cổ phần Đường Việt Nam, do khó khăn về vùng nguyên liệu nên bắt buộc phải nhập khẩu đường thô, sau đó tinh luyện nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đường đầu vào tăng cao của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - công ty liên kết), dẫn đến tỷ lệ lượng nhập khẩu cao so với sản lượng. Cơ quan điều tra cho rằng, việc loại tất cả các công ty sản xuất trong nước nhập khẩu hàng hóa bị điều tra (ngoài Công ty TNHH MTV đường TTC Biên Hòa - Đồng Nai) ra khỏi nhóm ngành sản xuất trong nước, không sử dụng số liệu để phân tích, đánh giá thiệt hại là không hợp lý trong vụ việc này, ảnh hưởng lớn đến số liệu hoàn chỉnh của toàn ngành sản xuất trong nước, không đảm bảo tính chính xác khi đánh giá các yếu tố thiệt hại.

Thông tin thêm về việc áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với đường mía nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan
Thu hoạch mía

Đối với yếu tố thiệt hại, cơ quan điều tra đã tiến hành phân tích nội dung đánh giá tác động về lượng nhập khẩu, tác động giá, năng suất sản xuất mía của Việt Nam và các yếu tố kinh tế về lợi nhuận, tồn kho. Căn cứ theo Hiệp định ADA của WTO, Luật Quản lý ngoại thương, cơ quan điều tra chỉ xem xét tác động hàng hóa Thái Lan đối với hàng hóa tương tự của Việt Nam. Việc xem xét tác động nhập khẩu trên cơ sở khối lượng nhập khẩu của Thái Lan vào Việt Nam, không xem xét xu hướng hàng hóa Thái Lan nhập khẩu vào các thị trường khác.

Cơ quan điều tra nhận thấy, có tồn tại sự gia tăng tuyệt đối của hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan với tốc độ gia tăng đáng kể. Năng suất sản xuất mía Việt Nam tương đương với các nước khác trong khu vực trong đó có Thái Lan. Trình độ sản xuất mía, trong cùng điều kiện thời tiết không thuận lợi (khô hạn) Việt Nam vẫn có năng suất cao hơn Thái Lan. Một số khu vực trồng mía của Việt Nam còn có mô hình sản xuất hàng đầu so với thế giới về mức năng suất đạt trên 10 tấn đường/ha mía.

Đối với tác động về giá, theo Hiệp định ADA và của Việt Nam, Cơ quan điều tra chỉ xem xét giá xuất khẩu của Thái Lan vào Việt Nam và so sánh với giá thông thường tại thị trường Thái Lan để kết luận hành vi phá giá; so sánh với giá bán của hàng hóa tương tự sản xuất trong nước để kết luận về tác động giá. Tại Kết luận điều tra, trên cơ sở các thông tin, dữ liệu được thu thập và xác minh, cơ quan điều tra xác định có tồn tại tác động kìm giá, ép giá giữa hàng hóa xuất xứ từ Thái Lan đối với hàng hóa tương tự sản xuất trong nước. Đường Thái Lan có dấu hiệu được trợ cấp và bán phá giá vào Việt Nam. Đồng thời, giá đường xuất xứ từ Thái Lan thấp hơn đáng kể so với giá đường sản xuất trong nước.

Đối với chỉ số tồn kho, qua phân tích, cơ quan điều tra cho rằng, một đặc thù riêng của ngành đường sản xuất từ cây mía là các nhà máy chỉ sản xuất 4-5 tháng/năm, nhưng sản lượng để đáp ứng cho cả năm. Vì vậy, việc xem xét biến động của lượng tồn kho cần phải đặt trong bối cảnh biến động của sản lượng. Lượng tồn kho giảm không nhất thiết phản ánh kết quả hoạt động tích cực của ngành đường. Biến động lượng tồn kho là ánh xạ của biến động sản lượng. Sản lượng suy giảm như đã phân tích ở trên dẫn đến lượng tồn kho cuối kỳ suy giảm và hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước không đủ để cung cấp ra thị trường trong trường hợp nhu cầu trở lại trong khoảng thời gian các nhà máy chưa vào vụ sản xuất. Cơ quan điều tra, xác định biến động về lượng tồn kho của ngành sản xuất trong nước có yếu tố của thiệt hại đáng kể.

Đối với chỉ số lợi nhuận, cơ quan điều tra đã phân tích tại Mục 6.3.6 trong Kết luận điều tra. Các số liệu cho thấy có sự suy giảm rõ rệt về lợi nhuận của ngành sản xuất trong nước trong giai đoạn từ POI-3 đến POI. Do đó, cơ quan điều tra xác định biến động về lợi nhuận của ngành sản xuất trong nước cho thấy có yếu tố của thiệt hại đáng kể.

Cơ quan điều tra cũng đã phân tích về thị phần, khẳng định, thị phần hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước sụt giảm mạnh so với các thời kỳ trước. Trong khi đó, thị phần của hàng hóa bị điều tra đã tăng rất cao. Kết hợp với các phân tích về mối quan hệ nhân quả, cơ quan điều tra xác định, hàng hóa nhập khẩu bị điều tra là nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Đối với ý kiến đường HFCS nhập khẩu gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, cơ quan điều tra cho biết, sẽ phân tích cụ thể trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với đường lỏng nhập khẩu có xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc (vụ việc AD11).

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chống trợ cấp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại thông báo gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Mục tiêu các hệ thống phân phối lớn là xây dựng chuỗi giá trị bền vững, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước vừa tạo tiền đề để sản phẩm vươn xa.
Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam gia tăng, theo đó, doanh nghiệp cần tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ.
Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng tuyệt đối không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để tự bảo vệ quyền lợi ích.
Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Sau 2 ngày livestream tại chương trình “Tự hào hàng Việt” đã thu về 12,7 nghìn đơn hàng cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai.
Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022).
Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Để sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế cần sự phối hợp, sáng tạo và đổi mới của các cấp, ngành và các chủ thể, hợp tác xã OCOP...
EU khởi kiện Temu vì sản phẩm bất hợp pháp

EU khởi kiện Temu vì sản phẩm bất hợp pháp

Ngày 31/10, vì lo ngại Temu không ngăn chặn được việc bán sản phẩm bất hợp pháp trực tuyến, EU đã chính thức khởi kiện Temu.
Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2024.
Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Sáng 1/11, Bộ Công Thương đã tổ chức Tọa đàm “Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài”.
Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy ước đạt 51,74 tỷ USD, trong đó, gạo, cà phê, rau quả lập đỉnh lịch sử.
Ngày mai (1/11): Tọa đàm

Ngày mai (1/11): Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá'

Ngày mai (1/11), Vuasanca tổ chức Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá bền vững'.
Nỗi niềm trăn trở của

Nỗi niềm trăn trở của 'tư lệnh' ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: Chúng ta có niềm tin rằng, thế giới sẽ biết thêm về Việt Nam nhờ OCOP không?
Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Triển lãm VIETNAM OCOPEX nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm OCOP có lợi thế của quốc gia vào mạng lưới phân phối trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Theo các thương vụ, Đà Nẵng cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đòn bẩy mạnh mẽ cho doanh nghiệp và khu thương mại tự do thành phố.
Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm 2024, không phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm đối với nho sữa Trung Quốc nhập khẩu.
Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Dù hàng giá rẻ có thể thu hút sự chú ý nhưng các chuyên gia cho rằng, để thuyết phục khách hàng, Temu cần thời gian chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển bền vững, Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu là yêu cầu tất yếu.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu.
Khách hàng quốc tế quan tâm đến nông sản Việt tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc

Khách hàng quốc tế quan tâm đến nông sản Việt tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc

Tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc diễn ra tại Quảng Châu, nông sản Việt tại Khu gian hàng Quốc gia Việt Nam hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng quốc tế.
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam.
Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9 năm 2024 với 107 tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.
Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, dư địa cho sản phẩm OCOP còn rất lớn nhưng cần được cạnh tranh bằng giá trị văn hóa khi tiếp cận thị trường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động