Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thông tư 02, 03 về nhóm nợ và mua bán trái phiếu doanh nghiệp: Mũi tên trúng nhiều đích

Các chuyên gia, nhà phân tích tài chính cùng chung nhận định, Thông tư 02, 03 của Ngân hàng Nhà nước mới ban hành là mũi tên trúng nhiều đích.
Thông tư 02: Ngân hàng được giữ nguyên nhóm nợ nhưng phải trích lập dự phòng từ 50-100% Quy định mới về cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ sẽ được ban hành trước ngày 25/4?

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành liên tiếp 2 Thông tư: Thông tư 02/2023/TT-NHNN (Thông tư 02) quy định về việc tổ chức tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn và Thông tư số 03/2023/TT-NHNN (Thông tư 03) quy định ngưng hiệu lực thi hành Khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp, tập trung nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, đồng thời gia tăng khả năng tiếp cận vốn.

Bình luận về các thông tư mới của Ngân hàng Nhà nước, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia phân tích: Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam sau quý I/2023 vừa qua còn nhiều khó khăn thách thức và ngày càng bộc lộ rõ nét hơn. Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và việc Ngân hàng Nhà nước khẩn trương ban hành liên tiếp 2 Thông tư nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp là động thái chính sách cần thiết và kịp thời.

Thông tư 02, 03 về nhóm nợ và mua bán trái phiếu doanh nghiệp: Mũi tên trúng nhiều đích
TS. Cấn Văn Lực, việc Ngân hàng Nhà nước khẩn trương ban hành liên tiếp 2 Thông tư nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp là động thái chính sách cần thiết và kịp thời

Đối với Thông tư 02, mục tiêu là nhằm giảm bớt khó khăn về nghĩa vụ tài chính, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp, giúp người dân và doanh nghiệp dùng tiền đó vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Đồng thời, việc giãn nợ sẽ giúp bảo đảm khả năng tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp, cho phép họ không phải chuyển nhóm nợ, từ đó thúc đẩy sản xuất đầu tư, kinh doanh và tiêu dùng.

Khi doanh nghiệp, hộ kinh doanh được tháo gỡ khó khăn sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2023, hướng tới việc đạt các mục tiêu quan trọng đặt ra từ đầu năm.

Đối với Thông tư 03, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, việc ban hành Thông tư này nhằm 2 mục đích chính: Thứ nhất là góp phần tháo gỡ khó khăn với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh các khoản nợ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn rơi vào quý II, IV tương đối nhiều.

Thứ hai, Thông tư 03 sẽ làm tăng thêm tính linh hoạt, chủ động cho các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư, xem xét mua lại trái phiếu doanh nghiệp, tất nhiên bảo đảm an toàn kiểm soát rủi ro cho cả doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.

Như vậy, Thông tư 03 sẽ góp phần khơi thông, tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tăng nguồn lực về vốn cho doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tình hình khó khăn hiện nay theo chủ trương của Chính phủ từ đó thúc đẩy tăng trưởng đến cuối năm và năm tới.

Theo TS. Cấn Văn Lực, điểm đáng chú ý của 2 Thông tư này là gỡ vướng cả 2 phía. Theo đó, các doanh nghiệp, bên vay được cơ cấu lại nợ, không chuyển nhóm nợ, tiếp cận được vốn. Trong khi đó, về phía tổ chức tín dụng có thể đầu tư, cho vay, mua trái phiếu doanh nghiệp khi đáp ứng một số điều kiện đã nêu trong 2 Thông tư.

Bên cạnh đó, 2 Thông tư có các điều khoản đủ chặt để vẫn "bảo đảm mọi rủi ro trong tầm kiểm soát" với 3 đặc điểm quan trọng.

Cụ thể là xem xét quyết định việc hoãn, giãn nợ về cơ bản do các tổ chức tín dụng chủ động quyết định trên cơ sở đánh giá tình hình doanh nghiệp, khả năng phục hồi, bao gồm trả nợ cả tín dụng thông thường và trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư cũng giao quyền tự chủ cho các tổ chức tín dụng trong việc xem xét đánh giá mức độ khó khăn của khách hàng thông qua một số nội dung như doanh thu, thu nhập sụt giảm.

Đối với Thông tư 02 vẫn có "van" an toàn về cơ cấu nợ, giãn hoãn nợ, theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro có lộ trình. Các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng tối thiểu 50% trong năm 2023 và 100% trong năm 2024. Ngoài ra, trong quy định của Thông tư 02 cũng đã quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc xây dựng và ban hành quy định nội bộ để hướng dẫn thống nhất triển khai trong toàn hệ thống, cũng như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Thông tư 02, 03 về nhóm nợ và mua bán trái phiếu doanh nghiệp: Mũi tên trúng nhiều đích

TS. Cấn Văn Lực cho rằng, quy định trên của Ngân hàng Nhà nước khá chặt chẽ nhằm bảo đảm ngay cả trong trường hợp tình huống xấu nhất xảy ra, các tổ chức tín dụng có đủ nguồn lực kiểm soát và xử lý tình hình. Bên cạnh đó, Thông tư 02 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ có thời hạn cụ thể, trước mắt là tới 30/6/20024. Thời gian cho phép cơ cấu lại nợ, giãn hoãn nợ tối đa 1 năm kể từ ngày khoản đó được cơ cấu lại…

Việc đặt thời hạn là cách xây dựng chính sách duy trì khả năng kiểm soát rủi ro của các ngân hàng. Thông tư 02 cũng có định hướng các ngân hàng phải có các quy định đảm bảo rõ ràng, thống nhất, không đặt thêm điều kiện, thủ tục phức tạp gây khó khăn khi triển khai việc cơ cấu thời hạn trả nợ cho người vay vốn.

Đồng thời, việc thiết kế các Thông tư trên đáp ứng đúng các chỉ đạo hết sức cụ thể của Thủ tướng Chính phủ khi làm việc với Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là "hỗ trợ không quên kiểm soát rủi ro".

Theo đó, lãnh đạo Chính phủ đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước cân nhắc mở rộng đối tượng và kéo dài thời gian áp dụng phù hợp. Thủ tướng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát và đẩy mạnh phân cấp để tăng cường trách nhiệm của các tổ chức tín dụng và phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng khi thực hiện 2 Thông tư, theo dõi sát sao tình hình doanh nghiệp với mục đích kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời, có thể ngăn ngừa kịp thời các rủi ro.

Chuyên gia Cấn Văn Lực đánh giá, các Thông tư của Ngân hàng Nhà nước là kịp thời quyết liệt, được thị trường, doanh nghiệp đón nhận và hoan nghênh, nhất là trong bối cảnh thị trường khó khăn. Tuy nhiên, cần có sự vào cuộc đồng bộ để chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đi vào cuộc sống một cách thực chất.

Trước tiên, các tổ chức tín dụng cần có các hướng dẫn quy trình nội bộ rõ ràng trong hệ thống ngân hàng của mình. Đồng thời, cần chủ động đưa ra các tiêu chí, để xác định đối tượng hỗ trợ hoặc đầu tư, cho vay, cơ cấu lại nợ. Các tổ chức tín dụng cần chủ động đánh giá thực chất, bản chất các khoản vay và đầu tư, sẵn sàng nguồn lực trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cần có kênh thường xuyên trao đổi, làm việc với khách khách hàng, nắm tình hình tháo gỡ vướng mắc kịp thời. Cần phải sát sao trong quá trình kiểm tra nhằm bảo đảm các khoản cơ cấu lại nợ đó, đầu tư trái phiếu an toàn, hiệu qủa, đúng pháp luật.

Về phía các cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cần theo dõi, đôn đốc, giám sát thực hiện và kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện. Trước mắt, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn ngành về công tác tín dụng và triển khai Thông tư 02/2023.

Đánh giá tác động các quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, bộ phận phân tích Công ty CP Chứng khoán VNDirect cho rằng, Thông tư 02 sẽ phần nào tháo gỡ những vấn đề về thanh khoản của các doanh nghiệp, cứu lấy các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt (đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản hiện nay), từ đó, Thông tư cũng tác động tích cực lên một số ngân hàng. Trước đó, triển vọng kém khả quan của thị trường bất động sản vẫn là một vấn đề đáng quan tâm đối với ngành ngân hàng. Với Thông tư 02/2023, áp lực trích lập dự phòng đối với các ngân hàng sẽ được giảm thiểu khi nợ tái cơ cấu sẽ được phân bổ trong 2 năm 2023 và 2024.

“Thông tư sẽ có tác động tích cực lên tâm lý của nhà đầu tư đối với các ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản/vay tiêu dùng cao trong danh mục tín dụng như TCB, MBB, VPB, HDB”, bà Trần Thị Thu Thảo, chuyên gia phân tích từ VNDirect nhận định. Nguyên nhân bởi các ngân hàng này đang đối diện với rủi ro trích lập dự phòng cao hơn so với các ngân hàng có mô hình kinh doanh "an toàn" (ít cho vay bất động sản, không bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) trong thời điểm này.

Còn đối với Thông tư 03, các chuyên gia của VNDirect khẳng định, Thông tư 03 đã hoãn thi hành Khoản 11 Điều 4 Thông tư 16/2021, đồng nghĩa với việc tiếp tục cho phép ngân hàng được quyền mua trái phiếu doanh nghiệp (có điều kiện kèm theo). Đây cũng là một cách để các ngân hàng có thể thúc đẩy tăng trưởng cho vay qua việc mua trái phiếu doanh nghiệp, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng còn yếu (~2% tại cuối Quý 1/202323) và thanh khoản tại ngân hàng đang dư thừa.

“Thông tư cũng sẽ giúp tăng cầu trái phiếu và có lợi cho các ngân hàng hoạt động mạnh trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp như: TCB, MBB, VPB. Tuy nhiên, còn tùy vào khẩu vị rủi ro nhất là trong bối cảnh hiện tại các ngân hàng này cũng ưu tiên việc quản trị rủi ro, cân bằng chất lượng tài sản hơn là mục tiêu tăng trưởng” - chuyên gia của VNDirect thông tin thêm.

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ thương hiệu Kem Tràng Tiền, Bánh Givral lỗ luỹ kế 655 tỷ đồng

Chủ thương hiệu Kem Tràng Tiền, Bánh Givral lỗ luỹ kế 655 tỷ đồng

Chủ sở hữu thương hiệu Kem Tràng Tiền và Bánh Givral tiếp tục đối mặt với khó khăn khi lỗ luỹ kế gần 655 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024.
Hơn 1,45 tỷ cổ phiếu HNG và HBC giao dịch trở lại trên UPCoM từ ngày 18/9

Hơn 1,45 tỷ cổ phiếu HNG và HBC giao dịch trở lại trên UPCoM từ ngày 18/9

Sau khi bị hủy niêm yết trên sàn HoSE vào ngày 6/9/2024, cổ phiếu của HBC và HNG sẽ chính thức có phiên giao dịch trở lại trên sàn UPCoM.
Vietbank và

Vietbank và 'cú đúp' trong ngày khai trương Điểm giao dịch thứ 119 – Phòng giao dịch Vietbank Thuận An

Sáng ngày 11/9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) khai trương điểm giao dịch thứ 119 Phòng Giao dịch Vietbank Thuận An (Vietbank Thuận An)
Bảo Minh khẩn trương khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Bảo Minh khẩn trương khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Cam kết đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn, Bảo Minh đã khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão.
Doanh nghiệp bảo hiểm ước chi hàng nghìn tỷ đồng bồi thường do siêu bão Yagi gây ra

Doanh nghiệp bảo hiểm ước chi hàng nghìn tỷ đồng bồi thường do siêu bão Yagi gây ra

Ước tính các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải chi trả hàng nghìn tỷ đồng bồi thường cho khách hàng do những rủi ro mà bão Yagi gây ra.

Tin cùng chuyên mục

Nhà băng tung gói vay ưu đãi, đón nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng dịp cuối năm

Nhà băng tung gói vay ưu đãi, đón nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng dịp cuối năm

Đón nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng dịp cuối năm, các ngân hàng đã dành nguồn vốn ưu đãi dồi dào, cùng giải pháp đơn giản hóa thủ tục cho vay.
PVcomBank ra mắt tính năng

PVcomBank ra mắt tính năng 'Quỹ hội nhóm' trên PVConnect

PVcomBank triển khai tính năng “Quỹ hội nhóm” trên ứng dụng PVConnect, giúp người dùng theo dõi, quản lý các khoản chi tiêu chung một cách minh bạch, hiệu quả.
Chứng khoán Việt Tín

Chứng khoán Việt Tín 'đứt' liên lạc với HOSE vì siêu bão Yagi

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) khiến cả hai đường truyền chính và dự phòng của Chứng khoán Việt Tín (VTSS) kết nối tới HOSE bị gián đoạn trong ngày 9/9.
Công ty BB Sunrise Power: Tiếp tục báo lỗ, vốn chủ sở hữu âm hơn 220 tỷ đồng

Công ty BB Sunrise Power: Tiếp tục báo lỗ, vốn chủ sở hữu âm hơn 220 tỷ đồng

Công ty BB Sunrise Power vừa công bố tình hình tài chính 6 tháng đầu năm với mức lỗ sau thuế hơn 134 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 220 tỷ đồng.
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile

Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile

Từ 10/9, VGJ chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD.
Bộ Tài chính yêu cầu nhanh chóng bố trí ngân sách hỗ trợ người dân do bão số 3

Bộ Tài chính yêu cầu nhanh chóng bố trí ngân sách hỗ trợ người dân do bão số 3

Tối 9/9, Bộ Tài chính có công điện gửi UBND, sở tài chính các tỉnh và các đơn vị liên quan khắc phục thiệt hại và các sự cố bão số 3 (bão Yagi) gây ra.
Khách hàng chịu thiệt hại bởi bão Yagi được xét miễn giảm lãi vay

Khách hàng chịu thiệt hại bởi bão Yagi được xét miễn giảm lãi vay

Sau cuộc tàn phá của siêu bão Yagi, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét miễn giảm lãi vay cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Xuất hiện giả mạo website Kho bạc Nhà nước để lừa đảo, cơ quan chức năng nói gì?

Xuất hiện giả mạo website Kho bạc Nhà nước để lừa đảo, cơ quan chức năng nói gì?

Trước tình trạng giả mạo website Kho bạc Nhà nước, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân tuyệt đối cẩn trọng trước các cuộc gọi, email không rõ nguồn gốc.
Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại bởi bão số 3

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại bởi bão số 3.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên tiếp báo lỗ, một công ty bị nghi ngờ khả năng hoạt động

Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên tiếp báo lỗ, một công ty bị nghi ngờ khả năng hoạt động

Lỗ lũy kế gần 173 tỷ đồng, Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị đơn vị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.
VN-Index phục hồi hơn 13%, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?

VN-Index phục hồi hơn 13%, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?

Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chưa hoàn toàn hồi phục nhưng các quỹ mở vẫn duy trì được mức lợi nhuận đáng chú ý trong 8 tháng đầu năm 2024.
Quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế

Quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế

Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu các đơn vị thuộc cấp đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế.
Nóng tình trạng doanh nghiệp dùng hóa đơn

Nóng tình trạng doanh nghiệp dùng hóa đơn 'hợp thức' hàng lậu: Bộ Tài chính nói gì?

Theo Bộ Tài chính, ngoài việc mua, sử dụng hóa đơn không hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng hóa đơn để hợp thức hóa hàng lậu.
Ngân hàng tìm cách đa dạng vốn trung và dài hạn

Ngân hàng tìm cách đa dạng vốn trung và dài hạn

Không chỉ phát hành trái phiếu, số lượng ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi nhằm hút vốn trung và dài hạn cũng nhiều lên trong thời gian gần đây.
Sắp hoàn thành việc thanh tra 2 ngân hàng, 4 doanh nghiệp vàng

Sắp hoàn thành việc thanh tra 2 ngân hàng, 4 doanh nghiệp vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang tập trung nguồn lực để hoàn thành việc thanh tra đối với 2 tổ chức tín dụng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng như đã công bố.
Vì sao cổ phiếu VNZ của ông chủ mạng xã hội Zalo bị bán mạnh?

Vì sao cổ phiếu VNZ của ông chủ mạng xã hội Zalo bị bán mạnh?

Kết phiên giao dịch sáng nay 6/9, giới đầu tư có dấu hiệu muốn bán ra cổ phiếu VNZ của doanh nghiệp này.
Bộ nào thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng mạnh nhất?

Bộ nào thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng mạnh nhất?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 8 tháng đạt 6,1 nghìn tỷ đồng, tăng 34,6%, cao nhất trong số các bộ.
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng tăng gần 18%

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng tăng gần 18%

Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2024 ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán năm và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước.
Thu hút FDI 8 tháng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái

Thu hút FDI 8 tháng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái

8 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn xanh

Điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn xanh

Không chỉ các ngân hàng trong nước, hiện dòng vốn xanh từ thị trường quốc tế muốn đầu tư vào Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt vẫn khó tiếp cận.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động