Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thu hút vốn đầu tư FDI đến năm 2030: Cần nhiều định hướng mới

Chiều nay 14/2, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị “Tham vấn định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách về thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới”, do Phó Thủ tướng Chính Phủ Vương Đình Huệ chủ trì cùng với sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, ngành, lãnh đạo UBND, Sở kế hoạch đầu tư, các Hiệp hội doanh nghiệp (DN), tổ chức quốc tế, DN châu Âu vùng Đông Nam Bộ, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
thu hut von dau tu fdi den 2030 can nhieu dinh huong moi
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo

Thành quả lớn từ thu hút vốn FDI

Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, vốn đầu tư FDI là nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của Việt Nam trong thời gian qua. Đến hết năm 2018, cả nước có 27.353 dự án FDI đang hoạt động của nhà đầu tư đến từ 130 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư cam kết 340 tỷ USD, trong đó hơn 191 tỷ USD đã giải ngân thực hiện. Các ngành nghề thu hút mạnh FDI là công nghiệp (69,4%) tổng vốn đầu tư đăng ký, dịch vụ là 29,6% và nông – lâm – ngư nghiệp là 1%.

Đặc biệt khu vực DN FDI đang giữ vai trò chủ đạo trong xuất khẩu của Việt Nam trong suốt thời gian qua với đà tăng trưởng và kim ngạch cao gấp 2 - 3 lần khu vực DN trong nước, hiện nắm giữ tỷ trọng đến 72% trong kim ngạch xuất khẩu.

Bên cạnh đó, một trong những điểm tích cực không thể phủ nhận là vốn FDI đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở các địa phương. Điển hình như tại Bình Dương, ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, sau hơn 20 năm tái lập, tăng trưởng kinh tế của tỉnh là 14,5%, trong đó nguồn vốn FDI đóng góp vị trí quan trọng. Hiện Bình Dương có 3.523 dự án FDI với vốn đăng ký 32,5 tỷ USD, đưa Bình Dương trở thành địa phương đứng thứ 3 thu hút vốn FDI nhiều nhất của cả nước. Năm 2018, DN FDI đóng góp 49,6% tổng vốn đầu tư kinh tế xã hội của tỉnh, 20% thu ngân sách của địa phương.

thu hut von dau tu fdi den 2030 can nhieu dinh huong moi

Phó Thủ tướng Chính Phủ Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị cùng với sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, ngành và lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thu hút và sử dụng FDI còn một số hạn chế, bất cập như liên kết của khu vực FDI đến khu vực trong nước và hiệu ứng lan tỏa năng suất chưa cao. Chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI chưa đạt hiệu quả mong muốn FDI từ các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) và vào lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn hạn chế. Phát triển kết cấu hạ tầng và nông nghiệp là những lĩnh vực Việt Nam ưu tiên, có nhu cầu và tiềm năng lớn nhưng kết quả thu hút FDI chưa tương xứng. Một số dự án chưa tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, hiệu quả sử dụng đất của nhiều dự án FDI chưa cao...

Theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án “Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng nhà đầu FDI đến năm 2030”. Các ý kiến tại hội nghị này là tiền đề cho việc hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút FDI thời gian tới hoàn thiện hơn.

Cần ý kiến tham vấn để chính sách thu hút đầu tư thế hệ mới

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh nguồn vốn FDI đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế Việt Nam thời gian qua. Cụ thể, năm 2018, FDI đóng góp 20% trong tổng GDP của cả nước. Tuy nhiên, sau 30 năm thu hút FDI đã bộc lộ nhiều điểm cần có sự khắc phục trong thời gian tới. Vì vậy, hội nghị này các đại biểu cần tập trung tham vấn và đóng góp những điểm còn tồn tại nhằm khắc phục để phục vụ cho chính sách thu hút FDI trong thời gian tới.

Theo ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh, các chính sách thu hút FDI thế hệ mới cần tiếp tục thể hiện cho nhà đầu tư thấy sự ổn định, và các chính sách ưu đãi. Ngoài ra cần có những tiêu chí để đo lường các chính sách thu hút hoàn toàn minh bạch, có chính sách riêng để thu hút những đối tác đặc biệt. Trong thời gian tới TP. Hồ Chí Minh tiếp tục mở rộng quỹ đất để thu hút FDI, trong các khu công nghiệp của thành phố sẽ có riêng khu vực cho DN FDI nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của nhà đầu tư, hướng tới thu hút FDI theo chiều sâu.

thu hut von dau tu fdi den 2030 can nhieu dinh huong moi
Hội nghị thu hút sự quan tâm của Hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, DN châu Âu vùng Đông Nam Bộ, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)...

Còn theo ông Kyle Kelhofer, Giám đốc quốc gia của tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tại Việt Nam, Việt Nam đang đối diện với 1 luồng vốn FDI lớn vào nền kinh tế, đang vượt qua nhiều quốc gia trong khu vực. Thế nhưng, giá trị gia tăng của Việt Nam lại chỉ ở mức trung bình, không có sự đột phá tăng mạnh. Bởi, vốn FDI mới chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất, còn các lĩnh vực gia tăng khác còn hạn chế. Cho nên để có thể thu hút FDI chất lượng hơn Việt Nam phải cần có các giải pháp hợp lý, tận dụng tốt các xu thế hiện tại mang tính toàn cầu như hiệp định tự do thế hệ mới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư khi nhà đầu tư chuyển dịch vùng sản xuất để hạn chế rủi ro….

Điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam phải có các chính sách thu hút FDI thế hệ mới, nên tập trung vào khu vực các chính sách ưu đãi mang tính dài hạn. Chuyển từ ưu đãi bằng chính sách thuế (truyền thống) sang ưu đãi các giá trị gia tăng trong tương lai. Tiếp đó là các vấn đề như bảo vệ niềm tin của nhà đầu tư, nâng cao hơn nữa mối liên kết giữa khu vực kinh tế tư nhân và FDI – ông Kyle Kelhofer nhấn mạnh.

Bà Virginia B Foote, đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn DN Việt Nam (VBF) cho rằng, các nhà đầu tư cần có một sân chơi bình đẳng, vấn đề này không chỉ duy trì vốn đầu tư mà còn tạo tiền đề cho thu hút thêm vốn FDI trong tương lai. Ngoài ra các luật, chính sách phát triển, chính sách thuế cần mang tính lâu dài để nhà đầu tư yên tâm đầu tư lâu dài. Các vấn đề đảm bảo năng lượng, giá cả năng lượng cạnh tranh, môi trường sản xuất sạch... cũng là những yêu cầu quan trọng mà các nhà đầu tư cần trong bối cảnh phát triển mới.

Theo dự thảo Đề án, định hướng thu hút FDI giai đoạn tới sẽ tập trung ưu tiên vào các ngành công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ thông tin và viễn thông, điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới, ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, công nghiệp hỗ trợ, R&D, internet vạn vật (IoT)… Thu hút FDI tập trung vào các ngành như công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao; thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, du lịch chất lượng cao, dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác; Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh...
Ngọc Thảo - Thanh Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 25/9/2024 ban hành Kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Nghị quyết phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024: Điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng

Nghị quyết phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024: Điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024.
Bộ trưởng Bộ Công Thương tham gia đoàn công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ

Bộ trưởng Bộ Công Thương tham gia đoàn công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ

Trong khuôn khổ chuyến công tác, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tham dự hơn 10 cuộc làm việc, gặp gỡ song phương cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Đề xuất cơ chế đặc thù dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Đề xuất cơ chế đặc thù dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Sáng 25/9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe báo cáo tình hình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Phê duyệt Chiến lược phát triển VNPT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035

Phê duyệt Chiến lược phát triển VNPT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035

Chiến lược hướng tới việc xây dựng VNPT trở thành tập đoàn công nghệ lấy hạ tầng số, công nghệ số, dịch vụ số làm chủ đạo.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Thái Lan: Kế hoạch thực hiện Hiệp định tương trợ tư pháp lĩnh vực dân sự

Việt Nam - Thái Lan: Kế hoạch thực hiện Hiệp định tương trợ tư pháp lĩnh vực dân sự

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam - Thái Lan.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu rà soát, đánh giá lại, đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đáp ứng yêu cầu về mức độ, thuận lợi, đơn giản, thân thiện với người dùng.
Triển khai Chỉ thị 35-CT/TW: Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu 5 nhiệm vụ cho các tổ chức Đảng trực thuộc

Triển khai Chỉ thị 35-CT/TW: Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu 5 nhiệm vụ cho các tổ chức Đảng trực thuộc

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Chỉ thị số 35 đã cơ bản kế thừa các yêu cầu trong Chỉ thị Đại hội Đảng bộ các cấp một số nhiệm kỳ gần đây…
Nâng cấp hạ tầng giao thông không để xảy ra ùn tắc kéo dài

Nâng cấp hạ tầng giao thông không để xảy ra ùn tắc kéo dài

Tình hình trật tự, an toàn giao thông đã có những chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông được kiềm chế, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ chính trị

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ chính trị

Chiều 25/9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Đảng ủy Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ chính trị.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được phân công thêm nhiệm vụ mới

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được phân công thêm nhiệm vụ mới

Ông Đỗ Đức Duy - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được phân công nhiệm vụ làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban sông Mê Công.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) tại Khu Công nghệ cao TP.HCM.
Quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo có gì mới?

Quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo có gì mới?

Dự án Luật Nhà giáo quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng.
Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác nghị viện

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác nghị viện

Ngày 24/9, Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì Phiên họp Ủy ban hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Cuba.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo các tổ chức quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo các tổ chức quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có các cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, lãnh đạo UNDP và UNICEF.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh với chủ đề Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh.
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, hiểm nghèo

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, hiểm nghèo

Bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Chủ tịch EC và Tổng thống Ukraine

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Chủ tịch EC và Tổng thống Ukraine

Chiều 24/9 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky.
IMF cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển

IMF cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển

Tổng Giám đốc IMF mong rằng Việt Nam có thể cùng IMF chia sẻ kinh nghiệm và câu chuyện thành công của nền kinh tế Việt Nam với các nước khác.
Truyền thông Cuba đưa đậm thông tin trước chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Truyền thông Cuba đưa đậm thông tin trước chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Trước thềm chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm truyền thông của nước này truyền tải nhiều thông tin tích cực về quan hệ hai nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo một số quốc gia

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo một số quốc gia

Ngày 24/9, theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp lãnh đạo một số nước.
Việt Nam – Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Việt Nam – Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã có cuộc gặp và làm việc với Phó Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ, bà Anne Neuberger.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đảm bảo hạ tầng trực tuyến phục vụ phòng, chống thiên tai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đảm bảo hạ tầng trực tuyến phục vụ phòng, chống thiên tai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ họp trực tuyến của lãnh đạo Chính phủ về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Thủ tướng: Tới ngày 31/12/2025 phải cơ bản hoàn thành dự án sân bay Long Thành

Thủ tướng: Tới ngày 31/12/2025 phải cơ bản hoàn thành dự án sân bay Long Thành

Thủ tướng yêu cầu tới ngày 31/12/2025 dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành phải cơ bản hoàn thành để chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo COP26

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo COP26

Theo Quyết định Quyết định số 1039/QĐ-TTg ngày 24/9/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo COP26.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động