Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 12/11/2024 05:46

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11

Sáng nay (3/12), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11 trong thời điểm còn chưa đầy 1 tháng nữa là kết thúc năm 2018.

Phiên họp diễn ra trong 1 ngày với 5 nội dung, trong đó trọng tâm là thảo luận tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2018; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2019.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,29% (mức giảm thấp nhất trong 9 năm), bình quân tăng 3,59%.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ở mức cao, 11 tháng tăng hơn 10%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 12,2%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng tăng 11,5%. Khách quốc tế 11 tháng đạt hơn 14 triệu lượt, tăng 21,3%.

Xuất siêu ở mức kỷ lục 6,8 tỷ USD. Thành lập mới doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh. 11 tháng có trên 121.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký tăng 9,1%; tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt trên 3,4 triệu tỷ đồng. Gần 32.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động.

Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế trong nước tháng 12 tiếp tục diễn biến tích cực. Thương mại, tiêu dùng, du lịch dự báo sẽ tăng cao do là tháng cuối cùng của năm và có các kỳ nghỉ lễ lớn của quốc tế. Các tổ chức quốc tế cũng đánh giá tích cực về ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 đạt mức 6,6-6,8%, lạm phát khoảng 4%.

Bên cạnh những kết quả tích cực, khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế còn phức tạp. Việt Nam là một trong những nền kinh tế có độ mở thương mại hàng đầu khu vực, nên diễn biến tình hình kinh tế thế giới và khu vực sẽ có tác động sâu rộng đến kinh tế trong nước. Xuất nhập khẩu dự báo sẽ đối mặt với cơ hội và thách thức đan xen do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Ngoài ra, kinh tế trong nước cũng cần phải tính đến những khó khăn, thách thức nội tại như sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng của thiên tai, nguy cơ dịch bệnh vẫn hiện hữu; tình hình giá cả có thể biến động phức tạp do chịu ảnh hưởng từ giá cả thế giới và nhu cầu tiêu dùng tháng cuối năm…

Theo Báo điện tử Chính Phủ

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên chất vấn

Ngày 11/11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Thủ tướng: Nâng mức hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát lên 60 triệu đồng/căn xây mới

Thủ tướng: Hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trong năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ 4 vi phạm của các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10: Khu vực công nghiệp tăng trưởng 8,3%

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải được người thầy thực sự đón nhận

Thủ tướng yêu cầu kiên quyết bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng

Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn

Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 1% tiền lương tháng

Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11: Thượng tôn pháp luật, tạo động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024

Báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chuyến công tác của Thủ tướng đã củng cố quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và các đối tác

Thủ tướng Chính phủ thăm Nhà kỷ niệm Cách mạng Hồng Nham tại Trùng Khánh (Trung Quốc)

Bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương

Rà soát nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Quy định trách nhiệm 'người có ảnh hưởng' trong quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm bổ sung

Tạo đột phá trong quan hệ thương mại Việt Nam với Peru, Chile và APEC