Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 13/11/2024 07:17

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Chiều 22/8/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam (19/8/1969-19/8/2024).

Khẳng định vị thế trong ngành công nghiệp hóa chất

Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã khẳng định vị trí và những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của ngành hóa chất, nền nông nghiệp Việt Nam và toàn bộ nền kinh tế đất nước. Với tầm nhìn dài hạn cùng quyết tâm mạnh mẽ, Vinachem sẽ tiếp tục duy trì, phát triển bền vững các giá trị đã đạt được, nỗ lực chinh phục những đỉnh cao mới để khu vực và thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đặc biệt, ngày 19/8/1969 là mốc son quan trọng đánh dấu sự phát triển của ngành công nghiệp hóa chất nước nhà, khi Nhà nước đã quyết định thành lập Tổng cục Hóa chất trực thuộc Chính phủ.

Năm 1995, Tổng Công ty Hóa chất được thành lập theo mô hình Tổng Công ty 91. Ngày 23/12/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2180/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Sự ra đời của Vinachem là một dấu ấn quan trọng, bước ngoặt lịch sử, tạo ra thế và lực mới để phát triển ngành hóa chất Việt Nam trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Tập đoàn tiếp tục giữ vai trò nòng cốt trong việc phát triển các ngành trong lĩnh vực hóa chất, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khai thác triệt để thế mạnh các tài nguyên, chủ động được nguyên liệu đầu vào, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu.

Trên chặng đường 55 năm xây dựng và trưởng thành, Vinachem đã từng trải qua vô vàn khó khăn, thách thức, thậm chí nhiều doanh nghiệp bị xếp vào dự án thua lỗ, yếu kém. Tuy nhiên, phát huy thế mạnh vốn có với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, yêu nghề, sự đoàn kết, đặc biệt là dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan, Vinachem đã đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành kế hoạch đề ra. Qua đó, đáp ứng cao nhất các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của sản xuất, tiêu dùng trong nước và góp phần bình ổn, đáp ứng đủ nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp.

Đến nay, Vinachem đã liên tục kinh doanh có lãi và đạt được kết quả rất tốt. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2023, doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 162.300 tỷ đồng; lợi nhuận hợp nhất trước thuế toàn Tập đoàn đạt 15.500 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn đạt 7.200 tỷ đồng và bảo đảm việc làm và thu nhập cho gần 20.000 lao động với mức lương bình quân chung là 14.420.000 đồng/người/tháng.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Phùng Quang Hiệp chia sẻ, những thành tựu đáng ghi nhận suốt chặng đường phát triển vừa qua đã giúp ngành hóa chất Việt Nam tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kế thừa những thành tích đó, ngày nay, các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn luôn nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, tích cực đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ sức khỏe người lao động…

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Trưng bày hình ảnh 55 xây dựng và phát triển ngành Hóa chất Việt Nam. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế vững mạnh

Với vai trò nòng cốt trong ngành công nghiệp hóa chất, Vinachem đã tạo thuận lợi cho việc chủ động đầu tư, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp thành viên. Đồng thời, xây dựng và phát triển nhiều thương hiệu mạnh, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực hóa chất như phân bón chứa phân lân, hóa chất cơ bản, các loại săm, lốp… Với những đóng góp lớn cho nền kinh tế và phục vụ đời sống, Vinachem đã vinh dự 2 lần được tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Phùng Quang Hiệp khẳng định, để phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế vững mạnh, với vai trò, sứ mệnh của mình, Vinachem xác định ba mục tiêu lớn. Trong đó, thực hiện vai trò trụ cột dẫn dắt ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển đúng định hướng, hiệu quả cao, thân thiện môi trường, là động lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; điều tiết và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đồng thời, phát triển Vinachem trở thành một trong những Tập đoàn hàng đầu khu vực ASEAN về lĩnh vực sản xuất hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng, phân bón và cao su; có các tổ hợp công nghiệp hóa chất tập trung được trang bị kỹ thuật - công nghệ tiên tiến; sản phẩm có sức cạnh tranh; hướng tới tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn. Cùng với đó, tăng tích tụ, tập trung nguồn lực để xây dựng các đơn vị thành viên theo chiến lược chung của toàn Tập đoàn, phát huy tính năng động, sáng tạo tự chủ tại các đơn vị thành viên của Tập đoàn.

Để hoàn thành mục tiêu trên, Vinachem đã phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo được bồi đắp qua lịch sử 55 năm; phát triển các đơn vị theo định hướng chung, nâng cao vai trò của mối liên kết theo nhóm ngành trong Tập đoàn để cùng đồng hành và phát triển. Bên cạnh đó, chủ động, tích cực trong việc triển khai Đề án cơ cấu lại Tập đoàn đến năm 2025 cũng như Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021 - 2025. Đặc biệt là bám sát việc triển khai tái cơ cấu tài chính các đơn vị theo đúng Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết tâm đưa 3 đơn vị sớm ra khỏi Đề án 1468 về xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả. Đề cao tính chủ động và linh hoạt trong điều hành mọi hoạt động, trong đó, xác định thị trường trong nước là nền tảng, thị trường xuất khẩu là mũi nhọn trong giai đoạn mới. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để bảo đảm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường, tiến tới Net zero theo cam kết của Chính phủ…

Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất

Nhập khẩu thép tăng, giải pháp nào bảo vệ ngành thép trong nước?