Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ủy hội sông Mekong quốc tế: Phát huy tinh thần hợp tác Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 tại Lào.
Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa

Việt Nam thể hiện vai trò là thành viên tích cực

Chiều 4/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới Thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) lần thứ 4 được tổ chức vào ngày 5/4 theo lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Sonexay Siphandone.

Với chủ đề của Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư là "Đổi mới và hợp tác nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong", Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 có ý nghĩa rất quan trọng nhằm kiểm điểm quá trình 4 năm hoạt động của Ủy hội kể từ Hội nghị Cấp cao lần thứ ba.

Trong đó, Việt Nam tham dự hội nghị trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh được giữ vững, GDP tăng trưởng 8,02% trong năm 2022, cao nhất trong 11 năm qua và cao hàng đầu khu vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam tới sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam tới sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane

Trong gần 30 năm qua kể từ khi thành lập, được sự hỗ trợ và đóng góp tài chính tích cực của các quốc gia thành viên, các quốc gia tài trợ và tổ chức quốc tế, Ủy hội đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển ở các quốc gia thành viên, tăng cường hợp tác lưu vực trong nhiều lĩnh vực như xây dựng các quy chế sử dụng nước, quản lý môi trường, liên kết giao thông thủy, sản xuất nông nghiệp, thủy sản và mở rộng hợp tác với hai nước thượng lưu là Trung Quốc, Myanmar (hiện là Đối tác đối thoại của Ủy hội), các đối tác phát triển/cộng đồng tài trợ và nhiều đối tác quốc tế khác.

Chính vì vậy, hoạt động của Ủy hội không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường của các quốc gia thành viên mà còn trong tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trong lưu vực.

Việt Nam đã xác định mục tiêu hợp tác Mekong, thực hiện hiệu quả Hiệp định Mekong 1995 bao gồm: Đảm bảo sử dụng và quản lý hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước sông Mekong vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam nói riêng và toàn lưu vực sông Mekong nói chung; hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển ở thượng nguồn, bao gồm cả các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong về phía hạ du và tới các vùng lãnh thổ của Việt Nam; đồng thời duy trì ổn định và tăng cường quan hệ hợp tác với các quốc gia trong lưu vực sông Mekong, thúc đẩy hợp tác phát triển trong khu vực.

Bên cạnh đó, với vị thế là quốc gia cuối nguồn và phải chịu các tác động ngày càng nghiêm trọng do các hoạt động phát triển ở thượng nguồn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Việt Nam đã xác định hợp tác trong Ủy hội sông Mekong quốc tế là một cơ chế hợp tác vùng có cơ sở pháp lý chặt chẽ nhất, có cơ cấu thể chế có truyền thống lâu dài và ổn định, và quan trọng hơn cả là cơ chế hợp tác về tài nguyên nước lưu vực sông Mekong đầy đủ duy nhất trong khu vực.

Đến nay, Việt Nam đã thể hiện cam kết chính trị rất cao, thể hiện vai trò của một quốc gia thành viên hết sức tích cực và xây dựng trong tham gia các hoạt động của Ủy hội sông Mekong quốc tế trên tất cả các cấp và diễn đàn, từ cấp cao tới cấp bộ trưởng, Ủy ban Liên hợp, nhóm công tác… trên tất cả các lĩnh vực hợp tác thông qua các sáng kiến, vận động, thúc đẩy và các đóng góp vượt bậc về tài chính, thông tin số liệu, chuyên gia…

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia thành viên đi đầu trong nỗ lực nâng cao hình ảnh, vị thế và tầm quan trọng của hợp tác trong Ủy hội sông Mekong quốc tế trên các diễn đàn quốc tế và đa phương; luôn đề cao tinh thần đoàn kết hợp tác giữa các quốc gia sông Mekong, đóng góp vào ổn định và hợp tác khu vực; quan tâm lợi ích chính đáng của tất cả các quốc gia sông Mekong.

Đồng thời, thúc đẩy hợp tác với các quốc gia thượng nguồn là Trung Quốc và Myanma trên cơ sở thận trọng khôn khéo, vận dụng các nguyên tắc hợp tác cơ bản đã được các bên tham gia chấp thuận như đồng thuận nhất trí, tôn trọng chủ quyền quốc gia, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Ủy hội sông Mekong quốc tế được thành lập theo Hiệp định hợp tác Phát triển bền vững lưu vực sông Mekong được ký ngày 5/4/1995 giữa Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Đóng góp của Việt Nam

Việt Nam đã tham gia trong xây dựng và triển khai các văn bản pháp lý, các chiến lược của Ủy hội như: Chiến lược phát triển lưu vực các giai đoạn, Chiến lược quản lý và giảm nhẹ lũ, Chiến lược thủy sản, Chiến lược phát triển thủy điện… xây dựng và hoàn thiện Bộ thủ tục giám sát sử dụng nước và các hướng dẫn kỹ thuật…

Cùng với đó, Việt Nam tích cực đóng góp chia sẻ thông tin, số liệu: phục vụ các hoạt động của các chương trình, dự án, các nghiên cứu của Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong quốc tế, tuân thủ thực hiện theo đúng các chỉ dẫn kỹ thuật của thủ tục trao đổi và chia sẻ thông tin số liệu của Ủy hội, đồng thời các quy định trong nước về an ninh, bảo mật đối với chia sẻ thông tin, số liệu.

Việt Nam cũng đóng góp chuyên gia và kỹ thuật cho Ban Thư ký Ủy hội, cử các chuyên gia trong nước giỏi, có nhiều kinh nghiệm đến làm việc tại Ban Thư ký nhằm xây dựng nguồn cán bộ ven sông cho Ban Thư ký và triển khai quá trình "ven sông hóa" của Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong quốc tế.

Đồng thời, tích cực và chủ động tham gia quá trình tham vấn đối với các hoạt động của Ủy hội sông Mekong quốc tế, đặc biệt là tham vấn trước đối với các đề xuất dự án thủy điện dòng chính sông Mekong, các thông báo sử dụng nước của các quốc gia thành viên Ủy hội.

Việt Nam tích cực tham gia các nghiên cứu của Ủy hội sông Mekong quốc tế, như các nghiên cứu về quản lý lũ xuyên biên giới, các vấn đề pháp lý trong quản lý lũ, các nghiên cứu về phát triển thủy điện bền vững, đặc biệt là nghiên cứu của Ủy hội về phát triển bền vững lưu vực sông Mekong, bao gồm đánh giá tác động của thủy điện dòng chính.

Ngoài ra, các hoạt động của Việt Nam cũng nhằm tăng cường vai trò Ủy hội sông Mekong quốc tế, đẩy mạnh hợp tác của Ủy hội với các cơ chế hợp tác đa phương khác trong khu vực, thúc đẩy hợp tác với các đối tác phát triển, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Ủy hội sông Mekong quốc tế trên trường quốc tế và trong khu vực.

Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia vào các hoạt động của Ủy hội một cách chủ động, tích cực và xây dựng nhằm góp phần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Hiệp định Mekong năm 1995, phát huy "tinh thần hợp tác Mekong", vì lợi ích hợp pháp, chính đáng của tất cả các quốc gia và người dân sinh sống trong lưu vực; bảo đảm hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau; tất cả vì mục tiêu chung là phát triển bền vững lưu vực sông Mekong, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Định hướng hợp tác

Tham dự Hội nghị sẽ có Thủ tướng Chính phủ của 4 nước thành viên Ủy hội; ngoài ra có lãnh đạo/đại diện của 2 nước Đối tác đối thoại (Trung Quốc và Myanmar), 12 Đối tác phát triển (Australia, EU, Đức, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Bỉ, Phần Lan, Nhật Bản, Mỹ và Ngân hàng Thế giới), các tổ chức quốc tế và khu vực, các tổ chức xã hội và cộng đồng trong lưu vực.

Mục tiêu của Hội nghị là tiếp tục khẳng định cam kết chính trị ở cấp cao nhất của 4 quốc gia thành viên trong việc tăng cường thực hiện hiệu quả Hiệp định Mekong năm 1995 và chức năng của Ủy hội; khẳng định các mục đích và nguyên tắc hợp tác vì sự phát triển bền vững của lưu vực; ghi nhận các thành tựu đạt được từ các hội nghị cấp cao trước đây; phân tích, đánh giá các thách thức và cơ hội liên quan đến nguồn nước, bao gồm các vấn đề phát triển bền vững và quản lý môi trường lưu vực; xác định các định hướng phát triển, quản lý lưu vực và thống nhất các thỏa thuận/kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển lưu vực sông Mekong giai đoạn 2021-2030.

Dịp này, dự kiến Hội nghị cấp cao lần thứ 4 sẽ thông qua Tuyên bố chung Vientiane, trong đó đánh giá những thành tựu các nước trong lưu vực đạt được trong những năm qua, phân tích, đánh giá các thách thức và cơ hội đối với vai trò và hợp tác tại MRC, đồng thời đề ra các định hướng hợp tác cho những năm tiếp theo.

Theo Hiệp định, mục tiêu chính của Ủy hội là thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong sử dụng, phát triển và bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan một cách bền vững trên lưu vực sông Mekong.

Tiền thân của Ủy hội là Ủy ban Mekong được thành lập từ năm 1957 (gồm 4 quốc gia ở hạ lưu vực sông Mekong) với sự hỗ trợ của Ủy ban kinh tế-xã hội của Liên hợp quốc ở châu Á-Thái Bình Dương (UN ESCAP) và một số nước khác nhằm thúc đẩy phát triển các nguồn tài nguyên một cách công bằng và hợp lý giữa các quốc gia đồng thời tăng cường bảo vệ môi trường, sinh thái trong lưu vực sông Mekong.

Ủy hội sông Mekong quốc tế đã thống nhất tổ chức Hội nghị Cấp cao bốn năm một lần luân phiên tại các quốc gia thành viên vào ngày 5/4 là ngày ký Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong. Cho đến nay, có 3 kỳ Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế đã được tổ chức.

Trong các khuôn khổ hợp tác hiện nay về lưu vực sông Mekong, Ủy hội là tổ chức duy nhất có chức năng xây dựng các khuôn khổ pháp lý, trong đó có những quy chế ràng buộc đối với các quốc gia thành viên về chia sẻ công bằng, hợp lý tài nguyên nước và cùng nhau bảo vệ môi trường sinh thái lưu vực sông bên cạnh chức năng thúc đẩy các dự án phát triển chung.

Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tam Đảo, Vĩnh Phúc: Nhiều điểm sạt lở nguy hiểm được khắc phục ngay sau bão

Tam Đảo, Vĩnh Phúc: Nhiều điểm sạt lở nguy hiểm được khắc phục ngay sau bão

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), gió giật mạnh và mưa lớn, điểm đến khu du lịch Tam Đảo đã có nhiều điểm sạt lở nguy hiểm, gây cản trở giao thông.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân

Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân là 3 nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo tại cuộc họp khắc phục bão số 3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Sáng 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng với Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp triển khai công tác khắc phục bão số 3: Tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp triển khai công tác khắc phục bão số 3: Tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm

Sáng sớm ngày 8/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị về tình hình bão số 3 và triển khai công tác khắc phục.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, sau khi bão đã đi qua, các địa phương cần nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả bão số 3

Trước những diễn biến do Bão số 3 gây ra, sáng 8/9, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị triển khai đánh giá công tác ứng phó và các biện pháp khắc phục.
Kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng, thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI

Kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng, thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI

Sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, chiều nay 7/9, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024.
Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Công điện mới nhất của UBND thành phố Hải Phòng nêu rõ nhân dân trên địa bàn thành phố không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9/2024.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh, thành ven biển cấm đường đến 20h

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh, thành ven biển cấm đường đến 20h

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương ven biển bão Yagi đổ bộ duy trì cấm đường, hạn chế tối đa người dân ra khỏi nhà đến 20h ngày 7/9.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 kết luận nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 kết luận nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024

Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024

Thực hiện Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn số 5383/BNV-VP về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.
Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương ở Hải Phòng để chống bão số 3 - bão Yagi

Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương ở Hải Phòng để chống bão số 3 - bão Yagi

Trước tình hình bão số 3 - bão Yagi với cường độ rất mạnh, Chính phủ đã thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để chỉ đạo công tác phòng, chống bão.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra công tác phòng chống bão tại Quảng Ninh

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra công tác phòng chống bão tại Quảng Ninh

Trước tình hình, diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 - bão Yagi, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã kiểm tra tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Siêu bão Yagi tiến sát vào Việt Nam, tâm bão gió giật cấp 17: Phó Thủ tướng liên tục chỉ đạo khẩn

Siêu bão Yagi tiến sát vào Việt Nam, tâm bão gió giật cấp 17: Phó Thủ tướng liên tục chỉ đạo khẩn

Siêu bão Yagi đang tiến vào các tỉnh Bắc Bộ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đến Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia kiểm tra tình hình.
Thủ tướng gửi Công điện thứ 3 về việc tập trung ứng phó bão Yagi và mưa lũ sau bão

Thủ tướng gửi Công điện thứ 3 về việc tập trung ứng phó bão Yagi và mưa lũ sau bão

Công điện thứ 3 về việc tập trung ứng phó bão Yagi (bão số 3) và mưa lũ sau bão vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành.
Tập đoàn SpaceX muốn cùng Việt Nam phủ sóng internet đến 100% dân số

Tập đoàn SpaceX muốn cùng Việt Nam phủ sóng internet đến 100% dân số

Lãnh đạo Tập đoàn SpaceX đến từ Hoa Kỳ mong muốn được mở rộng hợp tác đầu tư tại Việt Nam, trong đó có cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam.
Chanh dây và vải thiều Việt Nam đứng trước cơ hội xuất khẩu sang Hàn Quốc

Chanh dây và vải thiều Việt Nam đứng trước cơ hội xuất khẩu sang Hàn Quốc

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam và Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có cuộc trao đổi nhằm thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng nông, thủy sản có lợi thế sang Hàn Quốc.
Lập Tổ công tác rà soát, tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai các dự án điện

Lập Tổ công tác rà soát, tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai các dự án điện

Chính phủ thành lập Tổ công tác rà soát các vướng mắc trong triển khai dự án điện, chỉ đạo, phối hợp hoàn thiện Dự án Luật Điện lực sửa đổi và luật liên quan.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Guinea-Bissau

Tối 6/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân nhân dịp thăm Việt Nam.
Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 và Gala tiếng Việt thân thương sẽ diễn ra vào tối 8/9 tại Hà Nội.
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Bắt kịp xu thế, bảo vệ sức khỏe người dân

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Bắt kịp xu thế, bảo vệ sức khỏe người dân

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết, bảo đảm sức khỏe cho người dân nhưng vẫn hài hòa lợi ịch kinh tế cho doanh nghiệp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Guinea-Bissau

Chiều 6/9, tại Phủ Chủ tịch, ngay sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló.
Vĩnh Phúc: Người dân đổ xô đi mua hàng phòng siêu bão

Vĩnh Phúc: Người dân đổ xô đi mua hàng phòng siêu bão

Tại Vĩnh Phúc, người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ phòng tránh siêu bão sau giờ tan làm chiều 6/9, các mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, rau xanh "trắng" kệ.
Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Phu nhân Tổng thống Guinea-Bissau

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Phu nhân Tổng thống Guinea-Bissau

Chiều 6/9, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm cùng bà Dinisia dos Reis Embaló, Phu nhân Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló dự tiệc trà.
Bộ Chính trị cho ý kiến dự thảo Báo cáo đánh giá Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

Bộ Chính trị cho ý kiến dự thảo Báo cáo đánh giá Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

Chiều 6/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự buổi họp của Bộ Chính trị cho ý kiến dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động