Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 13:31

Thừa Thiên Huế: Vai trò hợp tác quốc tế trong bảo tồn, phát huy di sản

Những năm qua, hoạt động hợp tác quốc tế trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện có hiệu quả.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế) cho biết, trong hơn 40 năm qua, công cuộc vận động quốc tế do UNESCO phát động đã đem lại cho di sản văn hóa Huế những hỗ trợ thiết thực và hiệu quả.

Bà Audrey Azoulay - Tổng Giám đốc UNESCO thăm Quần thể di tích Cố đô Huế (Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế)

Hiện, có 15 chính phủ, 50 tổ chức phi chính phủ, hơn 10 tổ chức tư vấn chuyên môn quốc tế đã có quan hệ và tài trợ về kỹ thuật và tài chính cho di tích Huế. Bên cạnh đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Trung tâm) đã thực hiện kí kết thỏa thuận hợp tác với 21 cơ quan, tổ chức quốc tế và 9 cơ quan, tổ chức trong nước; 55 chương trình và dự án hợp tác quốc tế về nghiên cứu, trùng tu và đào tạo nguồn nhân lực có quy mô.

Đặc biệt, các chính phủ và tổ chức, các viện nghiên cứu, trường đại học, ban ngành quốc tế đã tài trợ cho hàng chục đoàn cán bộ đi tham quan học tập và có hơn 40 cán bộ được đi đào tạo nâng cao năng lực quản lý, bảo tồn trùng tu di tích. Qua các dự án và chương trình trao đổi hợp tác quốc tế, Trung tâm cũng đã tổ chức hàng chục lớp đào tạo nghiệp vụ về bảo tồn trùng tu di tích, nghiên cứu văn hóa phi vật thể, bảo tàng học, lưu trữ, công nghệ số hóa tư liệu. Đội ngũ cán bộ, chuyên viên, nghệ sĩ đó đã trở thành lực lượng nòng cốt trong các hoạt động bảo tồn di sản trên các lĩnh vực hoạt động, nhiều người trong số đó đã trở thành cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn chủ chốt của đơn vị và các ban ngành để đáp ứng cho nhu cầu lâu dài của công cuộc bảo tồn di tích Cố đô Huế.

Trao đổi với Vuasanca , ông Hoàng Việt Trung – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - cho biết, công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, tôn tạo cảnh quan môi trường tại khu di sản Huế luôn được chú trọng và gắn liền với việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn tiên tiến của thế giới và phát triển nguồn nhân lực địa phương. Đây cũng là một trong những lĩnh vực hoạt động mà Di sản Huế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Tiêu biểu, trong giai đoạn từ 2003 đến 2023, Trung tâm hợp tác với chuyên gia bảo tồn Andrea Teufle - Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa e.V Fulda Đức thực hiện thành công 7 dự án bảo tồn và đào tạo kỹ thuật tại khu di sản Huế, với tổng kinh phí tài trợ từ Chính phủ Đức là 1.356.000 USD ( khoảng 31,2 tỷ đồng). Các dự án được triển khai có hiệu quả, được giới chuyên môn và dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao, nhất là trong lĩnh vực bảo tồn trang trí nội - ngoại thất mang phong cách ảnh hưởng kiến trúc châu Âu và đào tạo kỹ thuật bảo tồn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ kỹ thuật bảo tồn truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại, đúng chuẩn mực bảo tồn quốc tế Đức.

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế ký kết hợp tác với Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế

Ngoài ra, hoạt động ngoại giao văn hóa với Cộng hoà Pháp cũng hết sức có ý nghĩa, đó là hợp tác với Đại sứ quán Cộng hoà Pháp tại Việt Nam tổ chức sự kiện “Hue by light - The Live show” và lễ bế mạc chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Pháp. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật và chia sẻ nguồn tư liệu về di sản văn hóa Huế và triều Nguyễn, phục vụ công tác nghiên cứu, trùng tu di tích. Trung tâm đã thiết lập quan hệ hợp tác với Trung tâm Lưu trữ Tư liệu Hải ngoại, Viện Viễn Đông Bác Cổ, một số bảo tàng quốc tế và cá nhân tại Cộng hoà Pháp…

Năm 2022, đoàn công tác của tỉnh Thừa Thiên Huế đến Pháp nhằm tìm kiếm các tư liệu lịch sử liên quan về vua Hàm Nghi và triều Nguyễn, đã mở ra mối quan hệ hợp tác với nhiều đối tác quan trọng tại Pháp. Đặc biệt, thông qua hợp tác với TS. Amandine Dabat hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã cung cấp một lượng lớn thông tin, tư liệu quý về vua Hàm Nghi từ kho tư liệu quý giá của dòng họ tại Pháp, đó cũng là một bước thành công trong hợp tác quốc tế để thu thập tài liệu lịch sử Việt Nam. Buổi giới thiệu “Cuộc đời và nghệ thuật của vua Hàm Nghi” nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của vua Hàm Nghi có ý nghĩa đặc biệt.

Quan hệ hợp tác với Hàn Quốc cũng được chú trọng nhằm tăng cường hợp tác hữu nghị, giới thiệu văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, quảng bá điểm đến Huế, mở đường bay Charter trực tiếp từ Hàn Quốc đến Huế và thu hút gia tăng thị trường khách du lịch Hàn Quốc đến với khu di sản Huế…

Dự án bảo tồn, phục chế các án thờ hoàng gia của Triệu Tổ và bảo tồn, tu bổ di tích Triệu Tổ Miếu do Quỹ Bảo tồn Văn hóa của Đại sứ Hoa Kỳ tài trợ với tổng kinh phí là 700,000 USD ( khoảng 14,7 tỷ đồng) được thực hiện hoàn tất góp phần thiết lập lại và làm phong phú thêm hoạt động tế tự - thờ cúng tổ tiên của triều Nguyễn….

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết thêm, từ những nỗ lực giao lưu văn hóa và hợp tác quốc tế mà tư liệu, tác phẩm nghệ thuật, cổ vật của cha ông đã được tìm về. Những tài sản đó vô cùng quý giá giúp nhìn rõ hơn về lịch sử, về chân dung của các bậc tiền nhân. Thực tế công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế trên phương diện hợp tác quốc tế và thông tin đối ngoại trong thời gian qua giúp Huế có nhiều bài học kinh nghiệm phong phú trong các lĩnh vực: Bảo tồn trùng tu các di sản vật thể; Bảo tồn di sản phi vật thể; Bảo tồn di sản tư liệu; Hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực; Khai thác và phát huy giá trị các di sản.

“Kết quả của công tác hợp tác, thông tin tuyên truyền đối ngoại đã có tác động mãnh mẽ và mang lại hiệu quả tích cực, giúp nắm bắt được các kiến thức và xu hướng, công nghệ tiên tiến ứng dụng trong bảo tồn di sản văn hóa, tăng cường giới thiệu quảng bá hình ảnh và giá trị di sản văn hóa Huế, tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực và tranh thủ nguồn đầu tư, tài trợ quốc tế cho công tác bảo tồn di sản văn hóa Huế. Chính những nỗ lực thực hiện công tác hợp tác quốc tế và truyền thông đối ngoại đã góp phần lan tỏa rộng rãi hình ảnh di sản văn hóa Huế, tạo được ảnh hưởng tích cực đến truyền thông và cộng đồng quốc tế”, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung nhấn mạnh.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị tri thức trong đời sống

Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Sắp diễn ra triển lãm tranh 'Tôi vẽ Hà Nội' và sự thăng hoa ngành công nghiệp văn hóa đương đại

Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024