Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện, tránh "đề ra rồi để đó"

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia phải được lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc để bảo đảm hiệu quả,tránh việc "đề ra rồi để đó
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
Thuc hien Chien luoc tai chinh toan dien, tranh 'de ra roi de do' hinh anh 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Chiều 6/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về tài chính toàn diện, chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo.

Cùng tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương và một số địa phương.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về tài chính toàn diện được thành lập theo Quyết định 1394/QĐ-TTg ngày 11/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là tổ chức phối hợp liên ngành, giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan, địa phương về tài chính toàn diện, thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia.

Cùng với đó, năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149 phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chiến lược đưa ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thúc đẩy tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính cho mọi người dân và doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến những đối tượng chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác.

Chiến lược được ban hành nhằm giúp hệ thống tài chính Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò huyết mạch của nền kinh tế, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm chênh lệch giàu nghèo, giúp mọi người dân được thụ hưởng mọi thành quả của phát triển kinh tế. Mục đích cuối cùng là hướng đến người dân, bảo đảm cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình hơn 2 năm triển khai thực hiện Chiến lược đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính cho người dân, doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Khuôn khổ pháp lý không ngừng được hoàn thiện, tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu của tài chính toàn diện. Mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính phát triển rộng khắp các địa bàn trên cả nước, đặc biệt là các kênh cung ứng dịch vụ trên nền tảng hiện đại như điện thoại di động, internet.

Cùng với đó, các sản phẩm, dịch vụ tài chính được phát triển đa dạng, hiện đại, an toàn, tiện lợi, với chi phí hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng nhờ ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0. Cơ sở hạ tầng thanh toán tiếp tục được đầu tư, hoàn thiện.

Đặc biệt, một số giải pháp góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan tích cực phối hợp thực hiện như: Ban hành quy định cho phép mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử; triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money), xây dựng và chính thức vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Tại phiên họp các thành viên Ban Chỉ đạo tập trung xem xét, đánh giá quá trình thực hiện Chiến lược thời gian qua, những việc đã làm được, chưa làm được; cập nhật tình hình mới để lãnh đạo, chỉ đạo sát tình hình, đưa chính sách đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao, biểu dương các bộ, ngành, các thành viên Ban Chỉ đạo đã làm tốt vai trò trong việc thực hiện tài chính toàn diện; nhờ đó nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính cho người dân, doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Chiến lược này phải có lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc để bảo đảm hiệu quả, tránh hình thức, tránh việc “đề ra rồi để đó."

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiêm túc tiếp thu các ý kiến để rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiện nay. Xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể của Ban Chỉ đạo liên quan đánh giá mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, phân công nhiệm vụ cụ thể. Văn phòng Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước khẩn trương dự thảo kết luận của cuộc họp.

Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ những khó khăn, thách thức trong thực hiện mục tiêu của tài chính toàn diện như: mạng lưới điểm cung ứng dịch vụ tài chính phát triển còn chưa đồng đều, cần phải sắp xếp hợp lý và mở rộng độ bao phủ hơn nữa đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn.

Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, xuất hiện thêm các chủ thể, các kênh phân phối, các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới dựa trên đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số nhưng cũng đi kèm rủi ro, đòi hỏi khuôn khổ pháp lý phải được nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện.

Các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại có nhiều ưu điểm nhưng cần phù hợp để người dân ở vùng sâu, vùng xa dễ tiếp cận và sử dụng. Hạ tầng tài chính cần tiếp tục nâng cao chất lượng và kết nối liên thông giữa các cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, phải cải thiện được hiểu biết và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính cho người dân, khiến người dân thấy được sự tiện ích, an toàn thì họ mới tin và sử dụng.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 đã đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy nhiên, thực tiễn đang đặt ra cần có những điều chỉnh phù hợp.

Thuc hien Chien luoc tai chinh toan dien, tranh 'de ra roi de do' hinh anh 2
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

“Chúng ta quyết tâm làm thật tốt để mang lại lợi ích cho người dân, người dân sẽ đóng góp cho đất nước hùng cường, thịnh vượng. Chúng ta cần tập trung cho người dân, nhất là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Mọi chính sách phải hướng đến người dân, doanh nghiệp hiệu quả; phát huy tối đa khả năng đóng góp của họ. Từ Chiến lược phát triển sẽ quay lại phục vụ người dân," Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, vai trò của tài chính toàn diện ngày càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh hiện nay để đảm bảo mọi người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn lực và giải pháp tài chính phù hợp, nâng cao khả năng ứng phó, vượt qua những hậu quả do thiên tai, dịch bệnh gây ra, hướng tới ổn định và phát triển bền vững.

“Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương đều phải hành động; mỗi người trên cương vị đều phải chủ động, tích cực hành động. Càng khó khăn, càng phải phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc vượt qua khó khăn," Thủ tướng chỉ rõ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tất cả các bộ, ngành, cơ quan có liên quan, các địa phương nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa của Chiến lược tài chính toàn diện trong việc đạt được các mục tiêu quốc gia, đồng thời tổ chức triển khai tốt hơn nữa các nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược. Hàng năm đánh giá, cập nhật tình hình để điều chỉnh kịp thời.

Thủ tướng chỉ đạo một số nội dung chủ yếu thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan, các địa phương nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa của Chiến lược để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển tốt hơn nữa các dịch vụ cho người dân thuận lợi, tiện dụng, giảm chi phía đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện đầy đủ trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo; bố trí nguồn nhân lực và kinh phí phù hợp; ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để gia tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, sự mong đợi của người dân và doanh nghiệp.

Các cơ quan phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước - cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo để triển khai đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ; tổ chức theo dõi, định kỳ đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động của đơn vị mình để kịp thời rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo; kịp thời phát hiện mọi bất cập để khắc phục.

Các bộ, ngành, địa phương phải phối hợp, phản ứng chính sách kịp thời hơn, tranh thủ kinh nghiệm của quốc tế, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

“Phải làm tốt công tác truyền thông bởi nếu tổ chức tốt, định hướng tốt, có phương pháp làm tốt sẽ tạo sức lan tỏa, hiệu quả," Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp, các ngành phải hoàn thiện thể chế; tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia; tham gia các khuôn khổ hợp tác, diễn đàn quốc tế về tài chính toàn diện nhằm tăng cường hội nhập quốc tế về tài chính toàn diện, tiếp nhận sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong triển khai Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia nhằm gia tăng nguồn lực cho việc thực thi Chiến lược.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện quy định của pháp luật về giao dịch điện tử để tạo cơ sở pháp lý cho các bộ, ngành hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, giúp đẩy mạnh số hóa, ứng dụng kỹ thuật số, tạo môi trường giao dịch thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp qua kênh số, phương thức điện tử.

Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn triển khai chính sách về bảo hiểm vi mô; bảo lãnh tín dụng; đẩy mạnh thực hiện thanh toán các khoản chi ngân sách không dùng tiền mặt; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của cá nhân, doanh nghiệp đối với thu, nộp thuế, phí, lệ phí và thu phạt vi phạm hành chính.

Bộ Công an đẩy nhanh hoàn thiện Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư; quy định về định danh và xác thực điện tử để có căn cứ pháp lý triển khai kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư cho các cơ quan, tổ chức.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy nhanh tiến độ việc lồng ghép giáo dục tài chính vào chương trình giáo dục phổ thông quốc gia, góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội về tài chính toàn diện. Nỗ lực để sinh viên, học sinh có tư duy tiếp cận sớm về tài chính, "nhìn chỗ nào cũng ra nguồn lực."

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm suy nghĩ để thực hiện vấn đề này. Mục tiêu đặt ra phải phù hợp lứa tuổi, thời gian, phong trào, góp phần biến Chiến lược thành Chiến lược của toàn dân.

Thuc hien Chien luoc tai chinh toan dien, tranh 'de ra roi de do' hinh anh 3
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng cũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nỗ lực để người nông dân tiếp cận được nguồn vốn. Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan liên quan, chủ động tăng cường hợp tác tài chính trong khuôn khổ các chương trình, diễn đàn quốc tế có nội dung về tài chính toàn diện, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài chính toàn diện.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định thúc đẩy tài chính toàn diện là một nhiệm vụ quan trọng, thực sự vào cuộc để tích cực triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược với tinh thần thiết thực, hiệu quả.

Chủ động lồng ghép các mục tiêu về tài chính toàn diện vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về tài chính toàn diện để người dân và doanh nghiệp hưởng ứng, tích cực tham gia thực hiện.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải chỉ đạo các tổ chức cung ứng nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp ở cơ sở, nhất là các đối tượng người nghèo, người thu nhập thấp, những đối tượng yếu thế trong xã hội, người dân ở vùng sâu, vùng xa, để thực hiện thành công công cuộc xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương; đẩy mạnh thu thuế, phí bằng các biện pháp công nghệ.../.

www.vietnamplus.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng chủ trì họp cho ý kiến xây dựng 1 dự án Luật để sửa đổi 7 Luật

Thủ tướng chủ trì họp cho ý kiến xây dựng 1 dự án Luật để sửa đổi 7 Luật

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng Luật phải tháo gỡ tối đa những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, mở rộng cơ chế huy động nguồn lực xã hội.
Tiếp tục xuất cấp 200 tấn gạo cho 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Tiếp tục xuất cấp 200 tấn gạo cho 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Ngày 11/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 960/QĐ-TTg của Thủ tướng xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng bão số 3.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều Bắc Bộ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều Bắc Bộ

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo không chủ quan, lơ là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều các sông ở Bắc Bộ.
Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga

Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam củng cố và không ngừng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố điều động, bổ nhiệm 14 nhân sự

Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố điều động, bổ nhiệm 14 nhân sự

Chiều 11/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ Công bố Quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo quản lý cho 14 nhân sự.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Mitsui đẩy nhanh tiến độ Chuỗi dự án điện-khí Lô B

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Mitsui đẩy nhanh tiến độ Chuỗi dự án điện-khí Lô B

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Mitsui đẩy nhanh tiến độ Chuỗi dự án điện-khí Lô B; mở rộng đầu tư các lĩnh vực, nhất là điện gió ngoài khơi.
Hoa Kỳ viện trợ 1 triệu USD giúp Việt Nam sớm khắc phục hậu quả bão lũ

Hoa Kỳ viện trợ 1 triệu USD giúp Việt Nam sớm khắc phục hậu quả bão lũ

Hoa Kỳ sẽ viện trợ nhân đạo khẩn cấp 1 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Việt Nam và Lào gặp mặt cựu quân tình nguyện

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Việt Nam và Lào gặp mặt cựu quân tình nguyện

Chiều 11/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã có cuộc gặp với cựu quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam, lưu học sinh Việt Nam tại Lào và thế hệ trẻ hai nước.
Thủ tướng yêu cầu tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó mưa lũ, bão, thiên tai

Thủ tướng yêu cầu tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó mưa lũ, bão, thiên tai

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó, giải quyết các vấn đề khẩn cấp mưa lũ, bão, thiên tai.
Ông Phạm Minh Hà và Nguyễn Việt Hùng được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Ông Phạm Minh Hà và Nguyễn Việt Hùng được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Chiều ngày 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành các quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 942/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương.
Trung Quốc giảm tối đa khối lượng xả lũ tại thượng nguồn sông Lô

Trung Quốc giảm tối đa khối lượng xả lũ tại thượng nguồn sông Lô

Chiều 11/9, Trung Quốc xả lũ đập thủy điện Ma Lù Thàng, khối lượng xả tối đa từ 250 m3/giây giảm xuống 200 m3/giây và lùi thời gian xả lũ từ 14h xuống 16h30.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm Viện Khai thác mỏ Nga

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm Viện Khai thác mỏ Nga

Sáng 11/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đến thăm Viện Khai thác mỏ, nay trực thuộc trường Đại học Nghiên cứu quốc gia về công nghệ Liên bang Nga (MISIS).
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Lạng Sơn tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Lạng Sơn tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị tỉnh Lạng Sơn tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, ổn định đời sống người dân.
Hà Nội tiếp tục mưa lớn, nhiều tuyến phố và khu đô thị chìm trong biển nước

Hà Nội tiếp tục mưa lớn, nhiều tuyến phố và khu đô thị chìm trong biển nước

Thủ đô Hà Nội đang tiếp tục có mưa lớn, nhiều tuyến phố và khu đô thị bị ngập nước sâu khiến sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn.
Cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Việt Nam và Lào khẳng định tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện...
Hàng trăm người dân, bộ đội đào đất đắp đê chống tràn trên sông Tích

Hàng trăm người dân, bộ đội đào đất đắp đê chống tràn trên sông Tích

Tính đến 12h trưa 11/9, mực nước sông Tích đã đạt mức 8,58m, vượt cảnh báo lũ mức độ 3 khiến nước lũ tràn qua bờ đê bao tại huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.
Cảnh báo ngập lụt tại Hải Phòng: Mực nước sông dâng cao, nhiều khu vực ngập sâu

Cảnh báo ngập lụt tại Hải Phòng: Mực nước sông dâng cao, nhiều khu vực ngập sâu

Hải Phòng cảnh báo nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng do mực nước sông dâng cao, nhiều tuyến đường ngập sâu, ảnh hưởng lớn đến giao thông và cuộc sống của người dân.
Việt Nam-Hong Kong (Trung Quốc): Hợp tác xây dựng sáng kiến Vành đai và Con đường

Việt Nam-Hong Kong (Trung Quốc): Hợp tác xây dựng sáng kiến Vành đai và Con đường

Phát huy thế mạnh bổ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế, Việt Nam đề nghị năm lĩnh vực ưu tiên mà Hong Kong có thể đóng góp cho sáng kiến "Vành đai và con đường"
Bộ Công Thương chung tay cùng cả nước khắc phục hậu quả của bão, lũ

Bộ Công Thương chung tay cùng cả nước khắc phục hậu quả của bão, lũ

Với tinh thần tương thân tương ái, 'lá lành đùm lá rách', sáng ngày 11/9, Bộ Công Thương đã phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra.
Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân các khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tỉnh Hà Giang khẩn trương di dời 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Hà Nội: Báo động II lũ trên sông Hồng tại thị xã Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh

Hà Nội: Báo động II lũ trên sông Hồng tại thị xã Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh

Ban Chỉ huy PCTT và KTCN TP. Hà Nội lệnh Báo động II trên sông Hồng tại địa phận thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh hồi 10h35'.
Bộ Công Thương phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra

Bộ Công Thương phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra

Sáng 11/9, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra trong toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ
Trắng đêm ứng phó với sự cố vỡ đê tại Phú Thọ và Tuyên Quang

Trắng đêm ứng phó với sự cố vỡ đê tại Phú Thọ và Tuyên Quang

Lực lượng chức năng và người dân Phú Thọ, Tuyên Quang đã nỗ lực triển khai các giải pháp cấp bách để ứng phó với sự cố vỡ đê đoạn giáp ranh 2 tỉnh.
Chủ tịch Quốc hội về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Liên bang Nga

Sáng 11/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội đã về đến Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động