Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 08:30

Tiến tới một xã hội không dùng tiền mặt - Cần giải pháp từ nhiều phía

Nhiều cơ quan, ban ngành, ngân hàng, doanh nghiệp (DN), trung gian thanh toán, chuyên gia tài chính… đã tham dự cuộc hội thảo với chủ đề “Hướng đến một xã hội không dùng tiền mặt”, được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh sáng 15/1/2019, để cùng đánh giá, thảo luận và đưa ra các giải pháp cho vấn đề trên.

Bước tiến đáng kể của thanh toán không dùng tiền mặt

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Nguyễn Kim Anh - nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) từ cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020.

Các diễn giả thảo luân về giải pháp thanh toán không tiền mặt

Sau 2 năm thực hiện đề án đã có một bước tiến đáng kể. Năm 2018, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã xử lý an toàn 137,6 triệu giao dịch với giá trị 73 triệu tỷ đồng, gấp 13 lần GDP, tương ứng mức tăng 25% và 24% so với năm 2017. Bên cạnh đó, hệ thống thanh toán điện tử bù trừ tự động cho các giao dịch bán lẻ (ACH) với nhiều tính năng, tiện ích mới cũng đang gấp rút xây dựng, hoàn thiện để sớm đi vào vận hành trong năm 2019.

Thanh toán qua Internet, qua di động cũng tăng trưởng mạnh. Hiện trong số các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, có 76 đơn vị đã triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 41 đơn vị triển khai thanh toán qua di động. Một số ngân hàng thương mại (NHTM) đã nghiên cứu, hợp tác triển khai các công nghệ, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán trên thiết bị di động như xác thực sinh trắc học, mã phản hồi nhanh (QR Code), mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán phi tiếp xúc (contactless), công nghệ mPOS...

Khách hàng thanh toán qua QR Code

Trong năm 2018, NHNN cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 241/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và các chương trình an sinh xã hội; Ban hành Bộ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa và Bộ tiêu chuẩn cơ sở “Đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam” làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán áp dụng nhằm tăng khả năng thanh toán liên thông, tăng cường an toàn, bảo mật giao dịch khách hàng.

Dẫn chứng thêm về tốc độ TTKDTM đã tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua, ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Thanh toán NHNN - cho biết: Hiện đã có khoảng 30 ngàn điểm thanh toán QR code. Thanh toán qua di động đã tăng trưởng 128% so với 2017. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ công, năm qua kho bạc, ngành thuế, hải quan và điện lực đã làm rất tốt. Hiện 50% khách hàng ngành điện đã thanh toán qua ngân hàng.

Ông Nguyễn Duy Quốc Việt - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC) - cũng chia sẻ về thành tựu và kinh nghiệm đi đầu trong TTKDTM của đơn vị này. Tính đến hết năm 2018, EVN HCMC đã đáp ứng 19/19 dịch vụ giao dịch trực tuyến, kết nối với 24 ngân hàng và 9 đối tác ví điện tử để thu tiền điện khách hàng qua 2.279 máy ATM và 6.973 điểm thu. Tính đến 31/12/2018, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt của đơn vị này là 97%, dẫn đầu EVN.

Cần giải pháp từ nhiều phía

Tuy nhiên, ngoài những kết quả ban đầu trên đây, để tiến tới một xã hội không dùng tiền mặt, các đại biểu tham dự đều cho rằng còn rất nhiều tồn tại cần phải giải quyết cũng như cần có các giải pháp và nỗ lực từ các bên tham gia. Đó là thói quen dùng tiền mặt hiện vẫn chiếm tỷ lệ cao tại Việt Nam; lo sợ về hạ tầng bảo mật trong thanh tóan điện tử; tâm lý về phí khi thanh toán không tiền mặt; còn thiếu các hành lang pháp lý để thúc đẩy thanh toán trực tuyến…

Đại diện Vietcombank chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy thanh toán ko dùng tiền mặt

Từ các tồn tại đó, ông Từ Tiến Phát - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) - cho rằng: Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt cần các giải pháp đồng bộ trong đó có vai trò của nhà nước về xây dựng hành lang pháp lý; vai trò các tổ chức trung gian thanh toán xây dựng các hình thức thanh toán và khuyến mãi để thúc đẩy người dân tham gia; vai trò của DN tiên phong trong việc không dùng tiền mặt; và vai trò của truyền thông trong việc tuyên truyền cho người dân và DN ý thức được lợi ích và chuyển sang TTKDTM.

Trên cơ sở đó, ông Phát kiến nghị, Chính phủ cần mở rộng đối tượng mở tài khoản ngân hàng xuống 15 tuổi; có chính sách miễn hoặc giảm phí thanh toán hệ thống liên ngân hàng để giao dịch qua ngân hàng bùng nổ; có hành lang pháp lý cho việc xác thực mở tài khoản trực tuyến và sớm chuẩn hóa QR code để thống nhất tạo điều kiện thuận lợi trong thanh toán; chuẩn hóa phí cho các ngân hàng khi trang bị hệ thống máy ATM/POS để tránh cạnh tranh không lành mạnh…

Ông Nguyễn Duy Quốc Việt cũng kiến nghị về việc Chính phủ đẩy mạnh truyền thông nhằm thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân sang TTKDTM. Đồng thời có chính sách cụ thể cho các trung gian thanh toán tránh tình trạng cạnh tranh nhau làm xáo trộn khiến các DN và người dùng gặp khó khăn.

Minh Long

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Giá vàng giảm 'chóng mặt', có thể có hành vi thao túng thị trường