Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

“Tiếp sức” ngành dệt may, da giày trong giai đoạn mới

Ngành dệt may, da giày có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Song, để tiếp tục duy trì vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của hai ngành này so với các quốc gia khác trên thế giới, đỏi hỏi một chiến lược toàn diện nhằm giải quyết những khó khăn, mở đường cho sự phát triển hơn trong thời gian tới.

Hướng tới những mục tiêu lớn

Ngày 10/9/2020 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam và góp ý kiến, xây dựng Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

Đưa dệt may, da giày thành ngành xuất khẩu chủ lực
Bộ Công Thương tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam

Trình bày tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy - Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển Công nghiệp hỗ trợ - Cục Công nghiệp nêu ra những mục tiêu chung và các giải pháp chiến lược cần thực hiện trong giai đoạn tới. Các mục tiêu cần thực hiện trong giai đoạn tới là đưa dệt may, da giày Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, ngành xuất khẩu chủ lực; hình thành mối liên kết xuyên suốt chuỗi giá trị; phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn về lao động, môi trường và an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế…

Cụ thể, giai đoạn 2020 - 2025, giá trị gia tăng trong ngành dệt may, da giày sẽ tăng trưởng khoảng 6,0 - 7,0%/năm; kim ngạch XK đạt 95 - 100 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng XK đạt 8 - 10%/năm; tăng tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ trong dây chuyền sản xuất. Giai đoạn 2026 – 2030, tăng trưởng giá trị gia tăng trong ngành dệt may, da giày đạt khoảng 5 - 8%/năm; kim ngạch XK đạt từ 120 - 130 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng XK đạt 4 - 5%/năm. Giai đoạn 2030 – 2035, Việt Nam duy trì vị thế trong nhóm các nước XK hàng dệt may, da giày lớn nhất thế giới…

Đưa dệt may, da giày thành ngành xuất khẩu chủ lực
“Tiếp sức” ngành dệt may cần ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để thực hiện những mục tiêu trên, Dự thảo cũng đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất, hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước; phát triển thị trường và sản phẩm, thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm, phát triển ngành công nghiệp thời trang gắn liền với ngành dệt may. Phát triển nguồn nhân lực tăng cường phổ biến những thông tin về nhu cầu lao động trong ngành dệt may, da giày; đẩy mạnh khuyến khích các mô hình kết nối hợp tác giữa DN và cơ sở đào tạo; Xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, chú trọng các kỹ năng mới như thiết kế, phát triển sản phẩm; đào tạo nâng cao năng lực cho DN. Đồng thời, hướng đến xanh hóa ngành dệt may, da giày, thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc; hỗ trợ các DN trong nước chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường; đẩy mạnh các chương trình hợp tác quốc tế về phát triển bền vững…

Bên cạnh đó, các giải pháp về thuế, tài chính như: Các ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật hiện hành về sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; điều chỉnh, sửa đổi các quy định về hoàn thuế VAT đối với nguyên liệu sản xuất trong nước phục vụ xuất khẩu và máy móc thiết bị nhập khẩu; hỗ trợ ứng dụng công nghệ 4.0; hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cho các cụm công nghiệp chuyên ngành dệt may theo hình thức tổ hợp khép kín dệt - nhuộm - hoàn tất - may cũng được dự thảo đề xuất cụ thể.

Thay đổi mạnh mẽ về cơ chế, chính sách

Theo ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), đại dịch Covid-19 đã khiến ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn, nhất là nguồn nguyên liệu sản xuất hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, điều này đòi hỏi các DN dệt may tìm mọi cách ít phụ thuộc vào nước ngoài.

Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa được ký kết. Tuy nhiên, để ngành dệt may được hưởng ưu đãi từ các FTA mang lại phải đáp ứng nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ từ vải, sợi... dệt may Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn vào sáng tạo để tạo ra nhiều giá trị tăng thêm cho ngành. Để làm được việc đó, rất cần nhà nước có những thay đổi mạnh mẽ về chính sách và cơ cấu thuế, giá phù hợp.

Đóng góp vào Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giày, ông Cẩm cho rằng, cần phải có các cơ chế chính sách tháo điểm nghẽn về vấn đề dệt nhuộm. Theo đó, với tiềm lực của ngành dệt may hiện nay, cần xác định cụ thể quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp về xử lý nước thải tập trung, nghiên cứu thí điểm cho ngành dệt may, da giày… để hình thành chuỗi cung ứng từ sợi dệt nhuộm ngành dệt may để tận dụng hiệu quả các FTA.

Đưa dệt may, da giày thành ngành xuất khẩu chủ lực
Nhiều thách thức đặt ra cho ngành da giày Việt Nam

Còn theo bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), điều quan trọng nhất trong Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giày Việt Nam thời gian tới là phải hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT).

Lý giải về điều này, bà Xuân cho rằng, Việt Nam chưa hình thành chuỗi liên kết ngành và phát triển CNHT để DN trong nước có thể chủ động nguồn cung nguyên phụ liệu, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong khi đó, hầu hết các khách hàng của ngành dệt may, da giày là tập đoàn toàn cầu và có liên kết từ khâu thiết kế, nguyên phụ liệu đến xuất khẩu nên DN Việt sẽ khó mà chen chân. Do đó, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng tập trung ngay từ khâu vật tư cung ứng nguyên liệu cho đến khâu sản xuất phân phối. Trong đó, phải có định hướng các chính sách phát triển CNHT, quy hoạch cụm CNHT để thu hút đầu tư, tạo liên kết chuỗi khép kín nhằm gia tăng giá trị sản phẩm… để hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài.

Ngoài ra, theo bà Xuân, chiến lược cũng cần chỉ rõ, điều gì cần ưu tiên, cần làm điều đó trong giai đoạn nào, nhằm loại bỏ những bất cập trong quá trình thực hiện chiến lược.

Đồng thời, kế thừa thành quả của cuộc cách mạng 4.0, để tạo điều kiện thuận lợi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu tất cả các khâu từ sản xuất đến phân phối sản phẩm đều phải được số hoá. “Do đó, nếu các nhà máy không chuyển đổi số thì chúng ta không thể theo kịp xu hướng toàn cầu. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải ưu tiên chính sách giúp cho doanh nghiệp tập trung chuyển đổi số” - Bà Xuân nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, hiện Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics, do đó để thu hút các DN nước ngoài đầu tư cũng cần chú trọng phát triển hệ thống logistics. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho DN dệt may, da giày giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu.

Đưa dệt may, da giày thành ngành xuất khẩu chủ lực
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng chủ trì Hội nghị tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam

Để thực hiện tốt chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam theo hướng bền vững, tăng giá trị tạo ra trong nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu vào Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giày. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tháo gỡ những khó khăn, thúc đẩy phát triển liên kết... ngành công nghiệp dệt may, da giày nhằm khẳng định vị thế quan trong của hai ngành này trong nền kinh tế Việt Nam.

Thu Trang - Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Da giày

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương cho rằng cần có các chính sách giảm lệ phí trước bạ đối với xe Hybrid nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng dòng xe này.
Nhiều công nghệ và giải pháp toàn diện tại chuỗi triển lãm về máy móc, nguyên phụ liệu dệt may 2024

Nhiều công nghệ và giải pháp toàn diện tại chuỗi triển lãm về máy móc, nguyên phụ liệu dệt may 2024

Sáng 25/9 đã khai mạc chuỗi triển lãm quốc tế về máy móc, thiết bị nguyên phụ liệu dệt may, da giày VTG 2024 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn.
Quân chủng Phòng không - Không quân diễn tập bắn, ném bom đạn thật

Quân chủng Phòng không - Không quân diễn tập bắn, ném bom đạn thật

Sư đoàn 372 và Trường Sĩ quan Không quân thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân đã tổ chức diễn tập bắn đạn thật.
Chứng nhận AS9100: “Giấy thông hành” cho doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Chứng nhận AS9100: “Giấy thông hành” cho doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Công nghiệp sản xuất máy bay tương đối mới ở Việt Nam. Doanh nghiệp được cấp Chứng nhận AS9100 sẽ tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu trong lĩnh vực này.
Liên kết đào tạo với doanh nghiệp: Tháo điểm nghẽn nhân lực cho ngành công nghiệp điện tử

Liên kết đào tạo với doanh nghiệp: Tháo điểm nghẽn nhân lực cho ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển rộng mở, tuy nhiên để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng cần tháo điểm nghẽn về nhân lực.

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Từ ngày 17 - 20/9, đoàn công tác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã làm việc với các cơ quan chức năng của Lào về dự án muối mỏ Kali.
Công nghiệp bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP. Hồ Chí Minh

Công nghiệp bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP. Hồ Chí Minh

Ngành vi mạch bán dẫn đã trở thành lĩnh vực cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP. Hồ Chí Minh.
Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Công ty Nhôm Lâm Đồng tính toán, với quỹ đất còn lại có thể khai thác được chỉ đáp ứng sản xuất alumin đến ngày 25/9/2024, sau đó có nguy cơ dừng hoạt động.
Nâng cao vị thế doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Nâng cao vị thế doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Việt Nam đang dần trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp quan trọng của khu vực và thế giới, đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành thép giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho Chiến lược phát triển ngành sữa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cuộc thi Con quay Đại chiến VASI 2024: Sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo

Cuộc thi Con quay Đại chiến VASI 2024: Sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo

Cuộc thi 'Con quay Đại chiến VASI 2024' tạo sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo, đẩy mạnh kỹ thuật chế tạo, hướng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về khuyến công: Những trăn trở từ thực tiễn

Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về khuyến công: Những trăn trở từ thực tiễn

Các địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến hay nhằm xây dựng Dự thảo Nghị định về khuyến công hiệu quả, sát với thực tế.
Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

VIMEXPO 2024 là sự kiện chuyên ngành do Cục Công nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp và Công ty Quảng cáo & Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam tổ chức
Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công tại Ninh Bình

Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công tại Ninh Bình

Chiều 19/9, tại Ninh Bình, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định về khuyến công tại khu vực phía Bắc.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.
Triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh, động viên công nghiệp

Triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh, động viên công nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Cần có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc để phát triển công nghiệp hóa chất

Cần có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc để phát triển công nghiệp hóa chất

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm để phát triển công nghiệp hóa chất.
Nền tảng thực tế ảo iguverse giành giải thưởng Red Dot Award 2024

Nền tảng thực tế ảo iguverse giành giải thưởng Red Dot Award 2024

iguverse là nền tảng thực tế ảo dành cho hoạt động bán hàng và kỹ thuật trong công nghiệp giúp doanh nghiệp có thể tạo ra các triển lãm kỹ thuật số tiện lợi.
Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội 'vàng' để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng?

Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng?

Ngành cơ khí Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức, từ công nghệ đến quản lý và cạnh tranh trong thị trường quốc tế.
Tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Bộ Công Thương hướng dẫn các Sở Công Thương, doanh nghiệp khu vực miền Trung – Tây Nguyên về quy định giảm phát thải và kiểm kê khí nhà kính.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 diễn ra từ ngày 18 -20/9 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức, với sự góp mặt của 250 gian hàng.
Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động