Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 11:35

Tiêu chuẩn quốc gia về thịt mát: Cơ hội cho xuất khẩu

Lần đầu tiên tại Việt Nam thịt mát đã được định nghĩa một cách chính thức với những tiêu chuẩn rõ ràng. Điều này được kỳ vọng tạo đột phá trong ngành chế biến thịt ở Việt Nam.
Người tiêu dùng được tiếp cận các sản phẩm an toàn cho sức khỏe

Cơ sở giết mổ tập trung hoạt động cầm chừng

Ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - cho hay: Hiện cả nước có 52/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt quy hoạch giết mổ. Tại khu vực Đồng bằng sông Hồng, 11 tỉnh đã có quy hoạch giết mổ, nhưng toàn bộ khu vực này có tới 12.400 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Trong khi đó, các cơ sở giết mổ tập trung lại thường xuyên hoạt động dưới công suất, bởi đầu vào thấp, không cạnh tranh được với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

Tương tự, tại khu vực Đông Nam bộ, mặc dù số lượng cơ sở giết mổ tập trung và nhỏ lẻ ít hơn (307 cơ sở), nhưng các cơ sở giết mổ tập trung cũng hoạt động không hết công suất…

Thói quen tiêu dùng của người Việt khiến cho các cơ sở giết mổ tập trung, an toàn thực phẩm dù được đầu tư lớn nhưng vẫn ở tình trạng hoạt động cầm chừng. Đại diện Công ty CP sản xuất và thương mai An Việt (Hà Nội) cho hay, đầu tư một dây chuyền chế biến thịt mát hàng chục tỷ đồng, nhưng nhiều năm nay công ty mới chạy được 15% công suất, chủ yếu vẫn sản xuất các loại thịt tươi.

Xu hướng tiêu dùng mới

Thịt mát là sản phẩm được tiêu thụ tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới (EU, Mỹ). Trong tương lai, thịt mát cũng là xu hướng phát triển của nền công nghiệp giết mổ, chế biến thịt cũng như xu hướng tiêu dùng mới tại Việt Nam. Chế biến thịt lợn mát là mục tiêu hướng đến trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ nhỏ lẻ sang chế biến công nghiệp, quản lý theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu của các thị trường.

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - nhấn mạnh: Việc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định công bố Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về thịt mát là sự kiện quan trọng đối với ngành chăn nuôi. Việc ghi nhãn hàng hóa, làm rõ sự khác biệt giữa sản phẩm thịt tươi và thịt mát là việc làm đón đầu trong công tác quản lý, minh bạch hóa sản phẩm. Đồng thời, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, giúp các doanh nghiệp (DN) sản xuất sản phẩm thịt mát có nền tảng đầy đủ về pháp lý, đồng thời giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận các sản phẩm an toàn cho sức khỏe. Không những vậy, TCVN mới này còn giúp nâng tầm ngành công nghiệp giết mổ và chế biến thịt tại Việt Nam cũng như hướng đến thị trường XK.

Dù tiềm năng của thị trường thịt mát khá lớn và tiêu chuẩn đã có. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để thịt mát trở nên gần gũi với thói quen tiêu dùng của người Việt, cũng như thực sự tác động đột phá đến hệ thống giết mổ, chế biến thịt của Việt Nam, từ cơ quan quản lý đến các DN còn rất nhiều việc phải làm.

Ngày 16/10/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 3087 về công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với thịt mát nhằm định hướng, sản xuất, kinh doanh thịt chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ người tiêu dùng trong nước và tiến tới XK.
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính