Cần nghiên cứu về tác động của các công trình trên sông Quảng Huế đ |
Hội thảo nhằm đánh giá toàn diện khu vực sông Quảng Huế và các công trình chỉnh trị đã xây dựng đề đưa ra các đề xuất, giải pháp điều tiết nâng cao lượng nước về hạ du sông Vu Gia, phục vụ việc đẩy mặn, cấp nước cho sinh hoạt, thủy lợi phục vụ nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của 2 địa phương.
Theo đó, dự kiến sẽ cần 1,5 tỷ đồng để thực hiện các nghiên cứu, khảo sát phục vụ cho việc “Đề xuất giải pháp chỉnh trị và nâng cao đập điều tiết nước tại đầu sông Quảng Huế”. Bao gồm, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu địa hình thủy văn phục vụ cho việc mô phỏng, dự báo tác động lòng Quảng Huế; Thiết lập mô hình thủy lực 1D và 2D mô phỏng dòng chảy; Tính toán tỷ phân lưu ứng với hiện trạng công trình có xét đến tác động của hồ chứa thượng nguồn tương ứng với các cấp lưu lượng; Xác định cao trình phù hợp cho công trình chỉnh trị sông Quảng Huế (trong trường hợp cần xây dựng dập dâng); Đánh giá tác động của vận hành hồ chứa đến tỷ phân lưu lưu vực sông Quảng Huế; Xây dựng các kịch bản tính toán dòng chảy kiệt ứng với các tỷ phân lưu lưu vực sông Quảng Huế với các mức đảm bảo dùng nước tần suất P=50%, P=75%, P=85%, P = 90%; Đề xuất các giải pháp công trình nâng cao khả nâng cấp nước trong mùa cạn; ....
Tại hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi về tác động của các công trình xây dựng đến dòng chảy tự nhiên và hướng giải quyết để đảm bảo dòng chảy tự nhiên của sông; giải pháp để khai thác sử dụng nguồn nước chung hiệu quả, đặc biệt là nước phục vụ nông nghiệp cho tỉnh Quảng Nam và nước phục vụ sinh hoạt cho người dân TP Đà Nẵng vào mùa khô, các biện pháp để phòng ngừa và xử lý rủi ro hạn hán, chống xâm ngập mặn ….
Ngoài ra, tổ chức Care Việt Nam cũng công bố báo cáo kết quả nâng cao khả năng thích ứng ngập lụt cộng đồng thông qua cảnh báo sớm với các hoạt động thí điểm tại 2 xã Đại Hồng (Đại Lộc, Quảng Nam) và Hòa Khương (Hòa Vang, Đà Nẵng). Theo đó, Care Việt Nam khuyến nghị các cơ quan hữu quan cần thông báo kịp thời, chính xác và đầy đủ thông tin về cảnh báo lũ cho người dân, lắp đặt thêm thiết bị, phần mềm tự động để đo lưu lượng xả lũ và có cơ chế giám sát hiệu quả, tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan hữu qua của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng trong quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia và vùng bờ…