Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 01:49

Tín dụng thương mại: Giải pháp kích thích tăng trưởng cho doanh nghiệp

Thời gian qua doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng tín dụng thương mại một cách chiến lược để kích thích tăng trưởng, tạo động lực phát triển.

Doanh số bán hàng tín dụng B2B của các công ty Việt Nam tăng đáng kể

Báo cáo Xu hướng thực tiễn thanh toán cho Việt Nam mới nhất từ Atradius cho hay các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng tín dụngthương mại một cách chiến lược để kích thích tăng trưởng doanh số bán hàng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy thách thức như hiện nay.

Cụ thể, Báo cáo của Atradius là một cuộc khảo sát thường niên về các thực tiễn thanh toán doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) trên thị trường toàn cầu, được thực hiện dựa trên các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các doanh nghiệp B2B trên khắp châu Á, châu Úc, châu Âu và Bắc Mỹ nhằm đưa ra cái nhìn sâu sắc về hành vi thanh toán của khách hàng. Kết quả báo cáo của Việt Nam năm 2023 dựa trên các cuộc phỏng vấn với 211 công ty thuộc 03 ngành: Nông sản, thực phẩm, hóa chất và dệt, may mặc.

Tầm quan trọng của chiến lược tín dụng thương mại trong việc thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng và thích nghi với động lực thị trường

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam tháng 12/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt 620 tỷ USD, giảm 8.2% (tương đương 56 tỷ USD) so với năm 2022. Cụ thể, xuất khẩu đạt khoảng 323 tỷ USD, giảm 5.8% (tương đương 20 tỷ USD), trong khi nhập khẩu đạt gần 297 tỷ USD, giảm 10.7% (tương đương 36 tỷ USD). Để thích nghi với bối cảnh kinh doanh thay đổi, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động áp dụng các biện pháp khác nhau để duy trì đơn hàng, một trong số đó là tăng cường bán hàng trả chậm cho khách hàng B2B của họ.

Các phát hiện chính từ khảo sát Xu hướng thực tiễn thanh toán của Atradius cho thấy doanh số bán hàng tín dụng B2B của các công ty Việt Nam tăng đáng kể trong 12 tháng qua, đạt mức trung bình 67% tổng doanh số bán hàng B2B, tăng 21% so với năm trước vượt qua mức trung bình 51% của châu Á. Thời hạn thanh toán được nới lỏng một chút, trung bình 34 ngày từ khi lập hóa đơn, chủ yếu do các công ty hóa chất lớn muốn giữ lợi thế cạnh tranh. Doanh số tín dụng tăng vọt đi kèm với nguy cơ thực hiện thanh toán kém hơn, với 89% doanh nghiệp tham gia khảo sát chia sẻ lý do chính dẫn đến việc chậm thanh toán là tình trạng thiếu thanh khoản của khách hàng B2B.

Bất chấp những rủi ro liên quan đến việc gia tăng giao dịch bằng tín dụng, những chiến lược này rõ ràng đã mang lại thành công cho các công ty được khảo sát khi họ nhận thấy xu hướng giảm về số lượng hóa đơn quá hạn, hiện chỉ ảnh hưởng đến 32% tổng doanh số B2B, so với 48% vào năm 2022. Ngoài ra, nợ khó đòi giảm xuống đáng kể, chỉ ảnh hưởng 1% trên tổng doanh số B2B, giảm so với mức 6% của năm ngoái. Một con số tích cực khác là 60% doanh nghiệp ghi nhận thời hạn thu hồi tiền hàng tồn đọng (DSO) có cải thiện, trung bình mất 57 ngày kể từ khi lập hóa đơn.

Báo cáo cũng cho thấy các công ty Việt Nam đã áp dụng một loạt biện pháp khác nhau như dành thêm thời gian và nguồn lực để đòi nợ hóa đơn chưa thanh toán và lùi hạn thanh toán cho nhà cung cấp. Hầu hết các công ty thực hiện những biện pháp này trong khuôn khổ duy trì nội bộ và quản lý rủi ro tín dụng khách hàng, bao gồm việc lập quỹ dự phòng để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra. Ngành dệt, may mặc còn bổ sung hình thức sử dụng thư tín dụng (L/C). Đáng chú ý, doanh số tín dụng B2B tăng vọt cũng dẫn tới xu hướng lựa chọn bảo hiểm tín dụng như một chiến lược giảm thiểu rủi ro, với 70% công ty được khảo sát trong ngành Nông sản/Thực phẩm cho biết họ đang tìm hiểu về hướng đi này.

Tầm quan trọng của chiến lược tín dụng thương mại

Bà Vũ Thị Đức Hạnh- Giám đốc Quốc gia của Atradius Việt Nam, chia sẻ, trong bối cảnh kinh doanh phát triển, những phát hiện từ khảo sát của Atradius nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược tín dụng thương mại trong việc thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán

Bà Vũ Thị Đức Hạnh- Giám đốc Quốc gia của Atradius Việt Nam

hàng và thích nghi với động lực thị trường. Việt Nam có khả năng thích nghi cao với biến động kinh tế, các doanh nghiệp được khuyến khích khám phá các giải pháp tài chính sáng tạo để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tính bền vững cho hoạt động của họ trong một môi trường ngày càng cạnh tranh. “Bất chấp những thách thức hiện tại, các doanh nghiệp vẫn lạc quan về tương lai. Vấn đề chỉ là các doanh nghiệp cần hiểu rõ những yếu tố này và biết cách ứng phó một cách có chiến lược bằng chính sách quản lý tín dụng hợp lý sao cho có lợi cho mình” - bà Vũ Thị Đức Hạnh chỉ ra.

Về triển vọng tương lai, báo cáo của Atradius ghi nhận tâm trạng lạc quan đối với năm 2024 từ các doanh nghiệp Việt Nam, với 85% dự đoán sẽ có sự tăng cầu cho sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là trong ngành nông sản, thực phẩm và dệt, may mặc. Bên cạnh đó, các công ty tham gia khảo sát cũng bày tỏ một số mối lo ngại cho năm tới, trong đó chủ yếu là lo lắng về sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, giá năng lượng, hàng hóa biến động, và tác động của áp lực lạm phát chung lên chi phí sản xuất.

Atradius, với sự hiện diện chiến lược tại hơn 50 quốc gia và quyền truy cập vào thông tin tín dụng của hơn 260 triệu công ty trên toàn thế giới, đã và đang cung cấp bảo hiểm tín dụng thương mại như một “tấm lá chắn” kiên cố cho các doanh nghiệp trên hành trình chinh phục các thị trường mới đầy thách thức.

Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Thanh toán số

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Quy định mới về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Rút bảo hiểm xã hội một lần giảm: Niềm tin của người lao động với chính sách được nâng cao

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Người cao tuổi đủ 65 đến dưới 75 tuổi sẽ được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế ?

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sắp trao giải thưởng công nhận ‘Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh’

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Nhóm đối tượng nào được đề xuất hỗ trợ 70% mức đóng bảo hiểm y tế?

Từ 1/7/2025: Người không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí

Việt Nam trở thành điểm đến quan trọng trong lĩnh vực Bảo hiểm Bảo lãnh và Tín dụng

Bổ sung quy định xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 1/7/2025

Đề xuất doanh nghiệp được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng để phục hồi sản xuất

Bảo hiểm bảo lãnh: Đòn bẩy mới giúp thay đổi cục diện tài chính doanh nghiệp Việt?

Đề xuất mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mới cho người lao động

Từ 1/7/2025: Trường hợp nào nghỉ hưu sớm không bị trừ mức hưởng lương hưu?

Bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng: Doanh nghiệp liệu đã nắm bắt được thời cơ?

Cách tra cứu thời hạn thẻ bảo hiểm y tế học sinh như thế nào?

Chế độ thai sản, ốm đau bổ sung thêm nhiều quy định mới từ ngày 1/7/2025

Manulife trao quà hỗ trợ cuộc sống bà con vùng cao sau thiên tai