Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 04:29

Tinh bột sắn tăng mạnh thị phần ở Trung Quốc

Trung Quốc đang là thị trường lớn nhất của sắn và sản phẩm sắn Việt Nam. Trong đó, tinh bột sắn đang tăng mạnh thị phần ở Trung Quốc.

Theo Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,73 triệu tấn, trị giá 675,16 triệu USD, giảm 5,1% về lượng và giảm 3,4% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân đạt 389,2 USD/tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính riêng mặt hàng sắn, xuất khẩu đạt 268,45 nghìn tấn, trị giá 58,08 triệu USD, giảm 56,4% về lượng và giảm 56,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá xuất khẩu bình quân đạt 216,4 USD/tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn lớn nhất của Việt Nam. 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang Trung Quốc đạt 1,52 triệu tấn, trị giá 595,25 triệu USD, giảm 4,6% về lượng và giảm 1,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu bình quân đạt 391,2 USD/tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 8 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn của nước này đạt 3,96 triệu tấn, trị giá 1,23 tỷ USD, giảm 21,2% về lượng và giảm 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Trung Quốc từ Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 646,92 nghìn tấn, trị giá 230,82 triệu USD, giảm 14,1% về lượng, nhưng tăng 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Lượng sắn lát và tinh bột sắn của Việt Nam chiếm 16,3% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2019.

Trong 8 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc đạt 2,38 triệu tấn, trị giá 541,01 triệu USD, giảm 36,2% về lượng và giảm 38,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Thái Lan, Việt Nam và Campuchia là 3 thị trường cung cấp sắn lát chính cho Trung Quốc.

Trong 8 tháng đầu năm 2019, thị phần sắn lát Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm, khi chỉ còn chiếm 7,2% tổng lượng sắn lát nhập khẩu của Trung Quốc, trong khi thị phần của Thái Lan, Campuchia và Lào tăng.

8 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu 171,29 nghìn tấn sắn lát từ Việt Nam, trị giá 31,6 triệu USD, giảm tới 64,4% về lượng và giảm 69,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Tinh bột sắn Việt Nam

Trái ngược với sắn lát, tinh bột sắn Việt Nam lại tăng mạnh về lượng và giá trị nhập khẩu vào Trung Quốc, qua đó tăng đáng kể thị phần ở thị trường này.

8 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu tinh bột sắn của Trung Quốc đạt 1,58 triệu tấn, trị giá 695,04 triệu USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 16,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc nhập khẩu mặt hàng tinh bột sắn chủ yếu từ các thị trường như: Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào.

Trong 8 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu tinh bột sắn của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 475,63 nghìn tấn, trị giá 199,21 triệu USD, tăng tới 74,5% về lượng và tăng 64% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018,

Trong khi đó, nhập khẩu tinh bột sắn từ Thái Lan chỉ đạt 1,07 triệu tấn, trị giá 479,2 triệu USD, tăng 9,9% về lượng và tăng 5,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Còn nhập khẩu từ Campuchia đạt 34,05 nghìn tấn, giảm 22,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Chính vì vậy, thị phần của tinh bột sắn Việt Nam từ mức 20,9% trong 8 tháng đầu năm 2018 đã tăng lên tới 30% trong tổng lượng tinh bột sắn nhập khẩu của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay.

Còn thị phần của tinh bột sắn Thái Lan từ 75,5% đã giảm xuống còn 67,5%. Thị phần của tinh bột sắn Campuchia giảm từ 3,4% xuống còn 2,1%.

Thông tin từ Hiệp hội Sắn Việt Nam, cho hay, hiện tại, hầu hết nhà máy chế biến sắn trên cả nước đã chạy máy vụ 2019-2020. Nguồn cung hàng hóa tăng mạnh, trong khi nhu cầu mua hàng từ phía Trung Quốc vẫn chưa tăng, cho dù đã bước vào mùa lạnh.

Cũng theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, đến ngày 25/10/2019, danh sách 89 đơn vị đăng ký xuất khẩu sản phẩm sắn đợt tháng 9/2019 vẫn chưa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc đăng tải lên hệ thống mạng. Bộ NN-PTNT Việt Nam đang có kế hoạch gặp mặt trao đổi với phía bạn vào đầu tháng 11/2019 để giải quyết vấn đề trên.

Theo Nông nghiệp VN

Tin cùng chuyên mục

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam