Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tỉnh Quảng Ninh đề xuất 5 giải pháp để thực hiện Nghị quyết 30 đạt hiệu quả cao

Từ thực tiễn của địa phương, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã đề xuất 5 nhóm giải pháp để thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Chính thức trao Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng diễn ra trong ngày 12/2/2023, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký đã đề xuất 5 nhóm vấn đề để việc tổ chức thực hiện Nghị quyết đạt hiệu quả cao, các tư tưởng chỉ đạo và nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra nhanh chóng đi vào cuộc sống, từ góc nhìn của Quảng Ninh được đặt trong toàn vùng Đồng bằng sông Hồng.

Du lịch của tỉnh Quảng Ninh có nhiều khởi sắc sau khi bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19
Du lịch của tỉnh Quảng Ninh có nhiều khởi sắc sau khi bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19

Một là, đối với xây dựng, hoàn thiện thể chế, cần xác định rõ hơn những đề án trọng tâm, trọng điểm có ý nghĩa tạo đột phá cho phát triển vùng, phát triển ngành (cả nước) gắn với tư duy mở, cơ chế vượt trội, tập trung nguồn lực nhà nước đủ tầm mức cho kích hoạt, kết nối nguồn lực tư nhân, nhờ đó tạo “tăng trưởng” lan tỏa trong toàn vùng. Một số đề án, nhiệm vụ đã giao cho tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị liên quan (nêu trong Phụ lục của Chương trình hành động) cũng cần được dẫn dắt theo tư duy kiến tạo thể chế phát triển nêu trên, nhất là phát triển Khu kinh tế Vân Đồn và Khu hợp tác kinh tế song phương Móng Cái - Đông Hưng có vai trò cho liên kết vùng và nâng cao năng lực cạnh tranh với các khu kinh tế của đảo Hải Nam và ven biển Quảng Tây - Trung Quốc đang diễn ra rất sôi động.

Hai là, đối với phát triển hạ tầng giao thông chiến lược, trên cơ sở mạng lưới đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái đã được hoàn thành, hiện đại hóa, đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả, cần cụ thể hóa chủ trương “cho phép các địa phương được sử dụng ngân sách địa phương đầu tư cho các dự án vùng, liên vùng”, có biện pháp, lộ trình cụ thể huy động, kết nối nguồn lực các địa phương trong vùng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tốc độ hoàn thành các hạng mục có tính khớp nối, khắc phục các điểm nghẽn của “trục khuỷu giao thông” cản trở liên kết vùng như: Cầu Lại Xuân; cầu Bến Rừng; cải tạo nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn từ Nút giao với Quốc lộ 18 (tỉnh Quảng Ninh) đến cầu vượt Quán Toan (thành phố Hải Phòng); Đường ven sông từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, kết nối từ Đường ven sông sang thị xã Kinh Môn và thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương; tuyến đường nối từ Quốc lộ 279 (thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đến đường tỉnh 291 (thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang); đường tỉnh 342 nối từ Hạ Long lên Ba Chẽ (Quảng Ninh) sang Lạng Sơn; Quốc lộ 4B, Cảng Con Ong - Hòn Nét, Cảng Mũi Chùa, Cảng Vạn Ninh… nhằm tăng cường tính kết nối nông thôn - thành thị, vùng thấp - vùng cao, công nghiệp - dịch vụ, du lịch, nội vùng, liên vùng bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thu hẹp chênh lệch vùng miền; đồng thời nâng cao khả năng kết nối thúc đẩy phát triển các hành lang vành đai kinh tế theo quy hoạch của Vùng và phía Bắc mà Nghị quyết đã nêu.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị
Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị

Ba là, đối với phát triển các ngành kinh tế, chuyển đổi sang tăng trưởng xanh, trên nền tảng mô hình tổ chức không gian phát triển “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực” đã định hình, phát huy tác dụng trong những năm qua, các bộ, ngành cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho Quảng Ninh thực hiện tốt các định hướng đã nêu trong Chương trình hành động: Xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế tầm cỡ và là trung tâm kinh tế biển phát triển bền vững kết nối với khu vực và thế giới, liên kết với các địa phương trong vùng hình thành cụm ngành du lịch với các sản phẩm độc đáo, có sức cạnh tranh cao; Giữ vững sự ổn định và phát triển ngành than theo quy hoạch bền vững hơn gắn với đẩy mạnh dịch chuyển năng lượng, tăng trưởng xanh; Tạo đột phá trong thu hút có chọn lọc nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thế hệ mới vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, tăng nhanh quy mô và tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế đêm, kinh tế tuần hoàn, ứng dụng khoa học, công nghệ, tạo giá trị gia tăng lớn; Chuyển đổi từ quy hoạch phát triển khu công nghiệp theo tư duy truyền thống sang phát triển “hệ sinh thái công nghiệp” với yêu cầu gắn giữa công nghiệp hóa với dịch vụ hóa và đô thị hóa, giữa công nghiệp hóa với bảo vệ môi trường theo nguyên lý kinh tế tuần hoàn, giữa công nghiệp hóa, đô thị hóa với nâng cao chất lượng sống của người dân, nhất là dân nhập cư đô thị; Phát triển nông nghiệp sinh thái, đa giá trị gắn với xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh góp phần phục vụ trực tiếp cho phát triển du lịch.

Tỉnh Quảng Ninh đang chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ gắn với du lịch
Tỉnh Quảng Ninh đang chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ gắn với du lịch

Bốn là, đối với phát triển đô thị, kiên trì tổ chức đô thị theo định hướng quy hoạch không gian phát triển chung của vùng. Quy hoạch, định hướng phát triển đô thị tuyến biên giới như Quảng Ninh phải tính toán đầy đủ yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế, mà ở đó đô thị phía sau mang tính liên vùng phải làm nền tảng, hỗ trợ cho đô thị phía trước, tạo thành một cấu trúc liên hoàn, liên kết chặt chẽ, tất cả cùng cộng hưởng sức mạnh cho nâng cao năng lực đối trọng, cạnh tranh đô thị xuyên biên giới. Phát triển các đô thị đồng bộ về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, kiến trúc, nhà ở theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh. Với Quảng Ninh, phải bám sát đặc điểm đô thị biển, hướng ra biển, cửa ngõ biển tiền tiêu của Tổ quốc đặt ra các yêu cầu cao về phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Năm là, xây dựng hệ sinh thái dân sinh hấp dẫn với chính sách khuyến khích và hỗ trợ vượt trội, môi trường sống tốt, các dịch vụ công có chất lượng cao để thu hút và giữ chân nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm gắn với tăng quy mô và nâng cao chất lượng dân số.

Liên kết, hợp tác với các địa phương trong vùng để phát huy lợi thế vùng, “phân vai” tốt hơn trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực các ngành nghề và giải quyết việc làm. Các cấp chính quyền địa phương trong vùng cần phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ sự hợp tác, tham gia của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu... để thực hiện có hiệu quả các nội dung liên kết vùng đã được thỏa thuận, ký kết giữa các địa phương trong vùng, cũng như cụ thể hóa Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ, với mục tiêu cao nhất là vì hạnh phúc của nhân dân.

Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế điều phối vùng hiệu quả, đủ mạnh để thực thi kịp thời, hiệu quả các cam kết liên kết vùng, tăng cường khả năng phản ứng chính sách nhanh nhạy, linh hoạt để quản trị phát triển bền vững địa phương và toàn vùng trước các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống hiện nay.

Tiến Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

PC Bắc Giang nỗ lực khắc phục sự cố điện do bão số 3 cho hơn 300.000 khách hàng

PC Bắc Giang nỗ lực khắc phục sự cố điện do bão số 3 cho hơn 300.000 khách hàng

Đến 19h30 tối ngày 7/9, tại Bắc Giang, bão số 3 đã làm 62 đường dây trung áp bị sự cố, gây gián đoạn cấp điện cho trên 300 nghìn khách hàng.
Thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra tại Nam Định

Thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra tại Nam Định

Mưa to, gió giật mạnh từ cơn bão số 3 đổ bộ đã gây hại về cây xanh, hoa màu tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Lạng Sơn: Thông tin liên lạc vẫn được đảm bảo trước ảnh hưởng của bão số 3

Lạng Sơn: Thông tin liên lạc vẫn được đảm bảo trước ảnh hưởng của bão số 3

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn cho biết, về cơ bản, thông tin liên lạc vẫn đảm bảo trước ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Thông tin mới nhất về những thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn

Thông tin mới nhất về những thiệt hại do bão số 3 tại Lạng Sơn

Tối ngày 7/9/2024, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã ghi nhận những thiệt hại ban đầu do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống bão số 3

Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống bão số 3

Trước diễn biến của bão số 3, Ban Chỉ huy đảm bảo thông tin liên lạc ngành TT&TT Hải Dương yêu cầu DN bưu chính, viễn thông thực hiện tập trung một số nhiệm vụ.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Vĩnh Phúc: Không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi

Chủ tịch Vĩnh Phúc: Không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông yêu cầu các sở, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình, tuyệt đối không chủ quan trước diễn biến của cơn bão Yagi.
Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9

Công điện mới nhất của UBND thành phố Hải Phòng nêu rõ nhân dân trên địa bàn thành phố không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9/2024.
Hải Dương: Chủ động, tích cực trong công tác phòng chống bão số 3

Hải Dương: Chủ động, tích cực trong công tác phòng chống bão số 3

Sau khi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương ghi nhận sự chủ động, tích cực của các địa phương trong công tác phòng chống bão.
Trước giờ bão số 3 đổ bộ vào Nam Định, chính quyền và nhân dân ráo riết ứng phó

Trước giờ bão số 3 đổ bộ vào Nam Định, chính quyền và nhân dân ráo riết ứng phó

Trước giờ cơn bão số 3 đổ bộ, chính quyền và nhân dân Nam Định ráo riết thực hiện các biện pháp phòng chống, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
Bà Rịa – Vũng Tàu: 2 khách sạn, 19 trường mầm non không bảo đảm PCCC

Bà Rịa – Vũng Tàu: 2 khách sạn, 19 trường mầm non không bảo đảm PCCC

Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố danh sách 19 trường mầm non, 2 khách sạn, 1 công ty không bảo đảm PCCC đã đưa vào hoạt động.
Dự báo tác động bão số 3 ảnh hưởng tới Hải Dương từ 7-9/9

Dự báo tác động bão số 3 ảnh hưởng tới Hải Dương từ 7-9/9

Tại Hải Dương do ảnh hưởng của rìa xa cơn bão số 3, đêm qua và sáng sớm nay toàn tỉnh đã có mưa với lượng phổ biến dưới 10mm, gió Tây Bắc cấp 5, giật cấp 6-7.
Ứng phó bão số 3: Bắc Ninh hoãn Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024

Ứng phó bão số 3: Bắc Ninh hoãn Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024

Để tập trung ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi), UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản số 3310/UBND-KTTH hoãn hàng loạt sự kiện quan trọng.
Hà Nội: Công điện khẩn mới nhất ứng phó với cơn bão số 3

Hà Nội: Công điện khẩn mới nhất ứng phó với cơn bão số 3 'siêu bão Yagi'

UBND thành phố Hà Nội vừa ra công điện khẩn số 11 về việc chủ động ứng phó với siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
Sơn La chỉ đạo quyết liệt ứng phó với bão số 3

Sơn La chỉ đạo quyết liệt ứng phó với bão số 3

Ngày 6/9, UBND tỉnh Sơn La đã có Công văn số 3895-UBND/KT yêu cầu các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ứng phó với bão số 3.
Hà Nội phát động tiêu dùng xanh, bền vững

Hà Nội phát động tiêu dùng xanh, bền vững

Sáng 6/9, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ phát động tiêu dùng xanh, bền vững và Chương trình liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ và nhà cung ứng.
Nam Định dồn dập hành động ứng phó với bão số 3

Nam Định dồn dập hành động ứng phó với bão số 3

Từ sáng sớm ngày 6/9, đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh Nam Định khẩn trương thực hiện các hoạt động nhằm ứng phó với cơn bão số 3 đang đến gần.
Yêu cầu đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Yêu cầu đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa yêu cầu đóng hai cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang.
Toàn bộ học sinh Hải Phòng được nghỉ học để tránh siêu bão Yagi

Toàn bộ học sinh Hải Phòng được nghỉ học để tránh siêu bão Yagi

Để đảm bảo an toàn cho học sinh trước siêu bão Yagi, Hải Phòng quyết định cho học sinh nghỉ học từ ngày 7/9 cho đến khi siêu bão Yagi tan.
Lâm Đồng: Sáp nhập 3 huyện phía Nam thành huyện mới mang tên Đạ Huoai

Lâm Đồng: Sáp nhập 3 huyện phía Nam thành huyện mới mang tên Đạ Huoai

Sau khi sáp nhập 3 huyện phía Nam thành một huyện mới có tên Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng còn 10 đơn vị hành chính cấp huyện và 137 đơn vị hành chính cấp xã.
Bắc Ninh: Tập trung cao nhất cho công tác ứng phó với cơn bão Yagi

Bắc Ninh: Tập trung cao nhất cho công tác ứng phó với cơn bão Yagi

Bão số 3 (bão Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, người dân không được chủ quan.
Bão số 3 áp sát, từ đêm 6/9, vùng biển Nam Định sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7

Bão số 3 áp sát, từ đêm 6/9, vùng biển Nam Định sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7

Dự báo từ đêm 6/9, vùng biển tỉnh Nam Định sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, biển động dữ dội.
Thừa Thiên Huế: Triển khai phương án ứng phó với bão số 3

Thừa Thiên Huế: Triển khai phương án ứng phó với bão số 3

Các lượng lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai các phương án nhằm chủ động ứng phó với báo số 3 (bão YAGI).
Vĩnh Phúc xử lý 168 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc xử lý 168 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi tố 44 vụ án với 50 bị can; xử lý 168 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 7,6 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Nam Định ứng phó khẩn cấp với bão số 3

Nam Định ứng phó khẩn cấp với bão số 3

Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã có Công điện về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động