Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (6/2): Chiến sự đang diễn ra ở nội đô Bakhmut Chiến sự Nga-Ukraine 7/2: Nga củng cố trận địa miền Đông, cáo buộc Ukraine sử dụng vũ khí hóa học tại Donbass |
Sau hàng loạt thất bại của Quân đội Ukraine tại miền Đông, tờ Die Welt của Đức đã có bài phân tích đánh giá Kiev đã tự đánh mất cơ hội giành lợi thế trong cuộc xung đột trước những sai lầm chiến thuật ở giai đoạn đầu của Moscow.
Dù nhận được nguồn viện trợ lớn, nhưng như thế là chưa đủ cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Ảnh: Getty |
Thực tế các nguồn viện trợ từ Mỹ và phương Tây đã đến quá muộn, trong khi Nga có tiềm lực quốc phòng và nguồn lực chiến tranh vượt xa Ukraine.
Theo tờ Die Welt, về cơ bản khả năng giành chiến thắng của Ukraine đã không còn khi quân đội nước này đang dần kiệt quệ về nhân lực, phương tiện chiến đấu, trong khi đó Nga đang gần như đã xoay chuyển cuộc chiến với tiềm năng gần như vô tận trong tay. Nhận ra điều này nên giới chức phương Tây gần đây đã luôn đề cập tới khả năng thiết lập một thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine, nhưng Kiev lại không nằm ở thế có lợi.
Bất chấp những tuyên bố có phần lạc quan của giới chức Ukraine về việc có thể giành chiến thắng với việc giành lại các vùng lãnh thổ Nga đã sáp nhập và bán đảo Crimea. Tuy nhiên, điều này là không thể ở thời điểm hiện tại, thậm chí Ukraine sẽ không chỉ mất 18% lãnh thổ như hiện tại, mà có thể nhiều hơn nếu cuộc chiến kéo dài.
Tại sao Nga không thể thua?
Thực tế sẽ rất lâu nữa những chiếc xe tăng chiến đấu hiện đại theo cam kết của Mỹ và phương Tây mới tới Ukraine. Trong khi đó, Nga đang tập trung lực lượng để chuẩn bị cho đợt tấn công mùa Xuân 2023, mà Ukraine gần như không có khả năng kháng cự.
Vấn đề đầu tiên là cả Mỹ và các đồng minh NATO thực tế lo lắng việc chiến tranh có thể lan tới lãnh thổ các quốc gia trong khối nhiều hơn là cuộc chiến thực sự đang diễn ra tại Ukraine. Logic của giới chức phương Tây hiện tại có thể tóm gón lại là: Vũ khí viện trợ càng hiện đại, nguy hiểm và chính xác thì nguy cơ xung đột lan rộng ra khỏi biên giới Ukraine càng cao. Thực tế, phương Tây chỉ viện trợ đủ cho Ukraine tự vệ, chứ không phải dành cho mục đích tấn công.
Tiếp đó là việc sau gần 1 năm chiến sự, Nga đã phá hủy khoảng 70% cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Tới thời điểm hiện tại và cả trong tương lai, Ukraine cơ bản không được viện trợ đủ các tổ hợp vũ khí phòng không hiện đại như Iris-T, Nasam hay Patriot để bảo vệ không phận. Trong khi đó, kho tên lửa và UAV tự sát của Nga chưa có dấu hiệu vơi cạn.
Đặc biệt là với ngành năng lượng, do thừa hưởng thành quả hạ tầng từ thời Liên Xô. Những công trình bị phá hủy trong chiến tranh không thể phục hồi do nguồn phụ tùng cần thiết phải đến từ Nga. Khi thiếu năng lượng, ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng của Ukraine gần như tê liệt và cơ bản phụ thuộc vào viện trợ.
Ukraine đã đánh mất cơ hội lớn nhất giành lợi thế trong cuộc xung đột và có thể thiệt hại nặng trong chiến dịch mùa Xuân 2023 của Nga |
Xung đột có thể kết thúc bằng thỏa thuận hòa bình với lợi thế của Nga
Có một điểm dễ nhận thấy xung đột tại Ukraine chính là việc Nga với nguồn lực vũ khí khổng lồ đã đối phó hiệu quả với các đơn vị vũ khí chính xác, hiện đại viện trợ từ phương Tây. Nga có kho đạn dược và xe tăng khổng lồ. Theo thống kế của Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế tại London, Moscow có thể nguồn dự trữ tới 4.000 xe tăng hiện đại đủ để tổ chức phản công quy mô lớn bất kỳ lúc nào.
Trong khi đó, Ukraine sau gần 1 năm chiến sự đang cạn kiệt nguồn nhân sự tung vào cuộc chiến. Với làn sóng tổng động viên thứ 8, Kiev đã phải huy động công dân trên 60 tuổi nhập ngũ. Trong khi đó, Quân đội Nga mới được bổ sung thêm 200.000 quân dự bị và có thể có thêm 500.000 quân vào mùa hè 2023. Với quy mô dân số, Nga có nguồn dự bị động viên lên tới 30 triệu người.
Nếu giành chiến thắng tại Ukraine, Nga không chỉ giành lợi ích về lãnh thổ, mà quan trọng hơn là chính trị. Kể cả khi cuộc chiến kết thúc, tiềm năng phục hồi của Ukraine là rất thấp. Là một quốc gia đang trong tình trạng chiến sự, Kiev sẽ không có cơ hội gia nhập NATO, cũng như khả năng gia nhập EU cũng kéo dài hơn nhiều so với mong muốn của giới chức Ukraine.
Rõ ràng Mỹ và phương Tây đã nhận thấy Ukraine không còn cơ hội chiến thắng trong cuộc chiến này. Điển hình nhất là dù lớn tiếng ủng hộ Ukraine, nhưng những hành động viện trợ thực tế rất nhỏ giọt. Trong khi đó, Ukraine cũng đang lãng phí thời gian và bỏ lỡ cơ hội tấn công tốt nhất.
Sau nhiều tháng chỉnh đốn, Quân đội Nga đã thể hiện một bộ mặt khác, thận trọng hơn. Họ đã củng cố các vị trí phòng thủ để tiếp nhận các nguồn vũ khí bổ sung từ tuyến sau. Tới mùa Xuân 2023, Quân đội Nga tham chiến cơ bản đã có đủ năng lực cho cả tấn công và phòng thủ trên toàn tuyến. Về phía Ukraine, nếu tích cực nhất có thể nhận được 130 xe tăng trong cam kết cung cấp hơn 300 xe tăng từ phương Tây. Con số này không đủ để tổ chức phản công quy mô lớn ở Kremennaya (Lugansk) hay quan trọng hơn là tại Zaporozhye để cắt đôi chiến tuyến của phía Nga tại miền Đông.
Để tấn công, Ukraine cũng cần có vũ khí mạnh mẽ hơn như tên lửa chiến thuật ATACMS, xe bọc thép chở quân, pháo binh và thậm chí là cả máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, những loại vũ khí này sẽ không bao giờ được viện trợ đủ số lượng theo mong muốn của Kiev.
Thực tế, phương Tây đang hướng Kiev tới giải pháp thỏa thuận ngừng bắn, dù không nói cụ thể về nó và Ukraine đang ở thế yếu nếu kịch bản này xảy ra.