Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

TP. Hồ Chí Minh: Tìm lại lợi thế cạnh tranh trong đầu tư và xuất khẩu

Tại Hội nghị Chuyên đề tình hình đầu tư và xuất khẩu trên địa bàn thành phố (TP) Hồ Chí Minh ngày 17/10, hàng trăm đại biểu và chuyên gia đã thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp để tăng cường tính liên kết, cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của TP đang có dấu hiệu chững lại.     

Mất dần lợi thế cạnh tranh

Theo báo cáo của Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu (XK) của TP đạt 38,1 tỷ USD, riêng 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 30,7 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Hiện TP có nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm, dự kiến năm 2019 sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử ước đạt 10 tỷ USD; dệt may ước đạt 4,2 tỷ USD; giày dép khoảng 1,9 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ 1,6 tỷ USD và nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 500 triệu USD/năm như gạo, thủy hải sản, hàng rau quả, phương tiện vận tải và phụ tùng…

tp ho chi minh tim lai loi the canh tranh trong dau tu va xuat khau
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị

Tại hội nghị, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh cho biết, tuy hoạt động XK của TP tiếp tục phát triển nhưng số liệu thống kê cho thấy đã có những dấu hiệu chững lại, tốc độ tăng trưởng trong 10 năm trở lại đây không cao, dưới 10%/ năm; Cơ cấu XK chậm chuyển dịch và chịu sự tác động mạnh từ diễn biến kinh tế thế giới, nhất là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2017 -2018, khủng hoảng nợ công châu Âu 2010-2012 và gần đây nhất là tác động xung đột thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc.

Cụ thể, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh chỉ rõ, từ trước năm 2010, TP Hồ Chí Minh luôn đóng góp trên 50% tổng kim ngạch XK của cả nước, nhưng tỷ trọng này đang giảm dần và hiện giờ TP chỉ đóng góp 16% trong tổng kim ngạch XK. Đặc biệt, từ năm 2013, 2 địa phương là Thái Nguyên và Bắc Ninh đã có bước nhảy vọt về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Gần đây Bắc Ninh đã có bước tiếp cận gần với kim ngạch xuất nhập khẩu của TP Hồ Chí Minh.

Đánh giá nguyên nhân của tình trạng này, Tiến sĩ Đinh Công Khải, Viện trưởng Viện Chính sách Công, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, cho rằng, TP Hồ Chí Minh đang mất dần lợi thế cạnh tranh, khả năng đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và đa dạng hóa thị trường thấp.

XK của TP. Hồ Chí Minh vẫn theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng và chạy theo thị trường, thiếu định hướng chiến lược phát triển XK theo lợi thế so sánh của TP. Các chính sách, giải pháp hỗ trợ XK cho từng ngành còn thiếu tính hệ thống và kém hiệu quả; Chưa xác định được những ngành hay cụm ngành có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu cao dựa trên các phân tích, đánh giá một cách khoa học. Đồng thời, các chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu và phát triển XK trong những năm trước vẫn còn dàn trải, thiếu tính chiến lược dài hạn.

Chính vì thế, "yêu cầu cấp thiết là phải nhận dạng lại bức tranh chung về XK của TP. Hồ Chí Minh, trong đó đánh giá lại một cách có hệ thống và khoa học nền tảng cho XK của TP. Hồ Chí Minh và sự gắn kết của xuất khẩu của TP với các vùng lân cận. Từ đó định vị nhóm ngành/sản phẩm mà TP cần quan tâm hỗ trợ phát triển trong thời gian tới” – ông Khải nhấn mạnh.

Xây dựng hướng phát triển lâu dài

Phân tích về tình hình thị trường, nhiều đại biểu đồng tình về vấn đề hiện nay, các sản phẩm truyền thống như: dệt may, da giày, nông – thủy hải sản, cao su – hóa chất, và đồ gỗ... đóng vai trò quan trọng vì đây là những sản phẩm có quy mô XK lớn, có lợi thế so sánh, tính khả thi cao. Tuy nhiên cũng đã đến ngưỡng tăng trưởng bão hòa và đang mất dần lợi thế (giá lao động và mặt bằng sản xuất kinh doanh ngày càng tăng), đồng thời mức độ tinh vi và cơ hội đa dạng hoá thấp.

Các sản phẩm nổi bật, quan trọng như điện tử, cơ khí chế tạo linh kiện... là những sản phẩm có mức độ tinh vi cao, nhiều tiềm năng, nhưng có tính khả thi thấp do nền tảng năng lực sản xuất và công nghệ của doanh nghiệp còn thấp, chủ yếu là đến từ doanh nghiệp FDI.

Theo đó, Tiến sĩ Đinh Công Khải cho rằng, trong ngắn hạn TP. Hồ Chí Minh vẫn phải duy trì những nhóm ngành hiện hữu có quy mô XK lớn, tạo nhiều công ăn việc làm và thu ngân sách như: điện tử, dệt may, da giày, nông – thủy hải sản, cao su – hóa chất, và đồ gỗ theo lợi thế so sánh của TP, nhưng phải tích cực chuẩn bị các nền tảng cho việc nâng cấp công nghiệp và dịch chuyển cơ cấu XK trong dài hạn.

Chiến lược dịch chuyển cơ cấu XK liên quan đến nhóm sản phẩm hàng hóa bao gồm 2 định hướng chính: giảm dần các hoạt động sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều lao động để chuyển sang cung cấp dịch vụ hỗ trợ XK nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập sâu chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời, nâng cao giá trị gia tăng cho những sản phẩm này. Song song với đó là chuẩn bị nền tảng về công nghệ và nguồn nhân lực để có thể sản xuất và XK các nhóm ngành kỹ thuật liên quan đến điện tử, cơ khí lắp ráp, chế tạo, tự động hóa, cụ thể là thiết kế, chế tạo dụng cụ sản xuất, linh kiện cho các ngành công nghiệp khác.

Để cụ thể hóa các bước phát triển, chuẩn bị cho sự phát triển đồng bộ về đầu tư, xuất khẩu, các đại biểu cũng nêu lên nhiều giải pháp về vấn đề đầu tư khu công nghệ cao; xây dựng mạng lưới tăng cường tính kết nối hạ tầng logistics của vùng kinh tế trong điểm phía Nam; nâng cao hiệu quả xúc tiến XK theo hướng gắn kết mặt hàng XK với thị trường, tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế…

tp ho chi minh tim lai loi the canh tranh trong dau tu va xuat khau
Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Đánh giá cao những ý kiến đóng góp trong hội nghị, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng, việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm XK của TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung là hết sức tự nhiên, đúng quy luật của nền kinh tế. Việc phát triển XK phải gắn với 3 trụ cột chính là: thị trường, sản xuất và công tác tổ chức.

tp ho chi minh tim lai loi the canh tranh trong dau tu va xuat khau
Các đại biểu bàn luận bên lề Hội nghị

Trong đó công tác phát triển thị trường được nước ta hết sức tập trung với hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết và đang trên con đường hiện thực hóa. Nhờ hàng rào thuế quan đã được cắt giảm, các doanh nghiệp XK đang có điều kiện hết sức thuận lợi. Tuy nhiên, song song với đó, các doanh nghiệp phải tập trung tăng cường hơn nữa trong công tác kiểm dịch thực phẩm, đảm bảo chất lượng nguồn hàng để tránh đi những rào cản thương mại khác có thể xảy ra, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc còn diễn biến hết sức phức tạp.

Theo đó, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tích cực phối hợp cùng các Sở Ban ngành, Hiệp hội... hỗ trợ các địa phương về thông tin, đào tạo, định hướng cung cấp thông tin để doanh nghiệp có thể áp dụng tốt nhất các lợi thế trong FTA.

Thu Hà - Thế Vĩnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hai nhân tố quan trọng đưa xuất nhập khẩu Việt Nam ‘cất cánh’

Hai nhân tố quan trọng đưa xuất nhập khẩu Việt Nam ‘cất cánh’

Nâng cao chất lượng hàng hóa và đa dạng thị trường xuất khẩu vừa là mục tiêu, đồng thời cũng là đòi hỏi thực tiễn của hoạt động xuất nhập khẩu.
Mặt hàng nào Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Indonesia?

Mặt hàng nào Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Indonesia?

Trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Indonesia đạt 4,1 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm tên những sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 8

Điểm tên những sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 8

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản cho biết, 5 sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 8 vẫn là tôm chân trắng, cá tra, cá ngừ, tôm sú và mực.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản 9 tháng năm 2024 ước đạt 12,15 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và lâm sản 9 tháng năm 2024 ước đạt 12,15 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và lâm sản 9 tháng năm 2024 ước đạt 12,15 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Chìa khóa giúp Surimi và chả cá Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Chìa khóa giúp Surimi và chả cá Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Các dịch vụ logistics hiệu quả đang giúp ngành surimi và chả cá Việt Nam mở rộng thị trường quốc tế, tăng trưởng xuất khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Quy mô thị trường cà phê tại Trung Quốc dự kiến đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2029

Quy mô thị trường cà phê tại Trung Quốc dự kiến đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2029

Trung Quốc là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới khi người tiêu dùng cà phê ở quốc gia này tiếp tục tăng.
2,5 triệu con tôm giống được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc)

2,5 triệu con tôm giống được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc)

Chiều 23/9, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng Quảng Nam tổ chức lễ bàn giao 2,5 triệu con tôm giống cho đối tác để xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc).
Gia tăng hợp tác logistics Việt Nam – Bắc Âu, hướng tới logistics xanh

Gia tăng hợp tác logistics Việt Nam – Bắc Âu, hướng tới logistics xanh

Việc hợp tác với doanh nghiệp Bắc Âu trong lĩnh vực logistics đã và đang mở ra cơ hội lớn cho ngành logistics Việt Nam phát triển, hướng tới logistics xanh.
Hết tháng 8, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng 19% so cùng kỳ

Hết tháng 8, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng 19% so cùng kỳ

Theo số liệu thống kê từ VASEP, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tính đến hết tháng 8 đã thu về 648 triệu USD, tăng mạnh 19% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê Robusta Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh, vượt xa cà phê Arabica

Giá cà phê Robusta Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh, vượt xa cà phê Arabica

Trong nửa đầu tháng 9, giá cà phê nhân Robusta của Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh và vượt xa giá cà phê nhân Arabica tới 887 USD/tấn.
Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc: Cần gỡ

Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc: Cần gỡ ''nút thắt'' từ nội tại

Dù thị trường đã được khơi thông nhưng việc xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc vẫn còn những ''nút thắt'' từ nội tại cần sớm được tháo gỡ.
Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia đạt 3,5 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2024, cả nước xuất khẩu gần 1,17 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trên 478,69 triệu USD, tăng 5,9% về khối lượng, tăng 6,4% về kim ngạch.
Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Những năm vừa qua, xuất nhập khẩu luôn khẳng định vị trí là điểm sáng trên bức tranh kinh tế của đất nước với tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng cao.
Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Sau một năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện (10/9/2023-10/9/2024), hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ giúp duy trì, củng cố quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, hứa hẹn mở thêm cơ hội trong hợp tác thương mại hai nước
Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Tính đến hết tháng 6 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hòa Bình ước đạt 969,607 triệu USD, tăng 26,48 % so với cùng kỳ.
Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Trung Quốc và Mỹ hiện là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam.
Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi 1,72 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 29,5% khối lượng, tăng 0,07% về kim ngạch nhưng giảm 22,8% về giá so với cùng kỳ.
Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế đến 15/9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 540,72 tỷ USD, xuất siêu hơn 18 tỷ USD.
Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Tuần thứ 2 của tháng 9, giá tôm chân trắng ướp lạnh nguyên con tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Giá tôm xuất khẩu sang cũng có xu hướng tăng.
Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo, mang về 4,06 tỷ USD.
8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn, sản lượng đạt hơn 1,7 triệu tấn, giảm 3,8% về lượng nhưng tăng 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 190 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine, tăng hơn 800% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Tại các cửa khẩu lớn với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu đã dần trở lại ổn định và tăng trưởng sau bão Yagi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động