Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Trách nhiệm của truyền thông với nguy cơ an toàn thực phẩm

Công chúng có nhu cầu cao thông tin về an toàn thực phẩm, cách lựa chọn thực phẩm an toàn, song thông tin đưa ra bằng chứng khoa học lại ít.

Sáng ngày 7/6 đã diễn ra tọa đàm “Chuyển tải thông điệp an toàn thực phẩm tới công chúng thông qua tăng cường hợp tác giữa nghiên cứu và báo chí - trường hợp thực phẩm có nguồn gốc động vật”.

Trách nhiệm của truyền thông với nguy cơ an toàn thực phẩm
Nhà báo Đồng Mạnh Hùng – Trưởng ban Ban Thư ký biên tập, Đài tiếng nói Việt Nam chia sẻ tại buổi tọa đàm

Tọa đàm nằm trong khuôn khổ dự án “Các phương pháp dựa vào thị trường nhằm cải thiện mức độ an toàn của thịt lợn tại Việt Nam” (gọi tắt là SafePORK), do Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ, và được đồng tổ chức bởi Trường đại học Y tế Công cộng (HUPH), Hội Nhà báo Việt Nam và Viện Nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI).

Ở Việt Nam, nói về vấn đề an toàn thực phẩm công chúng quan tâm nhiều đến ô nhiễm hóa chất trong thực phẩm. Tuy nhiên, TS. Fred Unger - Trưởng dự án SafePORK, Trưởng đại diện ILRI tại Đông Nam Á - cho biết: Các nghiên cứu gần đây cho thấy những bằng chứng rõ ràng về ô nhiễm vi sinh trên thịt lợn, thịt gà và thịt bò. Lãnh đạo các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm và nhà báo cũng có xu hướng dễ hiểu lầm (về nguy cơ ô nhiễm hóa chất).

Các nghiên cứu cũng chỉ ra, công chúng có nhu cầu cao đối với thông tin về an toàn thực phẩm, cách thức để lựa chọn thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, thông tin hiện nay thường tập trung theo hướng phản ánh thông điệp mang tính tiêu cực, thay vì đưa ra những bằng chứng khoa học giúp người tiêu dùng bảo vệ bản thân, gia đình phòng tránh những thực phẩm không an toàn. Vì vậy, người tiêu dùng nhiều khi chưa hiểu đúng, hiểu đủ về vấn đề.

PGS. TS. Nguyễn Thị Dương Nga - Học viện Nông nghiệp Việt Nam - dẫn chứng số liệu dựa trên 553 quan sát các chuỗi giá trị thịt lợn tại các tỉnh phía Bắc, 92% số người được hỏi tin thịt lợn không an toàn có thể phát hiện qua quan sát bằng mắt thường; 41% số người được hỏi cho rằng thịt lợn được nấu kỹ sẽ an toàn. Không chỉ vậy, 37% số người được hỏi cho rằng trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm là của Chính phủ. 10% số người trong khảo sát vẫn sử dụng chung thớt cho tất cả các loại thực phẩm.

"Đây đều là những nguy cơ dẫn đến mất vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nhiều người có thể không biết, rằng vi sinh vật vẫn giải phóng ra những độc chất, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ngay cả khi được nấu sôi", bà Nga nhấn mạnh.

Chính vì vậy, TS. Phạm Đức Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu y tế công cộng và hệ sinh thái (CENPHER), Trường đại học Y tế Công cộng nêu ý kiến: "Cần có giải pháp kết nối nhà nghiên cứu và cơ quan truyền thông, báo chí, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy công tác truyền thông nguy cơ an toàn thực phẩm hiệu quả hơn, đáp ứng được những nhu cầu thông tin của công chúng".

Đồng quan điểm với các ý kiến nêu trên, ông Trần Thái Sơn - Phó Trưởng Ban nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam cho hay, những năm gần đây, người dân có nhu cầu lớn về thông tin an toàn thực phẩm, cũng như cách thức lựa chọn thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, các thông điệp hiện nay chủ yếu mang tính tiêu cực, thay vì đưa ra những bằng chứng khoa học, giúp người tiêu dùng bảo vệ bản thân và gia đình.

"Chúng ta cần nâng cao hơn nữa vai trò của báo chí, truyền thông trong việc định hướng thông tin một cách khoa học và có trách nhiệm tới cộng đồng về các vấn đề sức khỏe con người", ông Sơn nói.

Tại buổi tọa đàm, đại diện khu vực tư nhân cũng đã chia sẻ những thách thức và kiến nghị trong truyền thông nguy cơ về an toàn thực phẩm. Ông Trần Mạnh Chiến - CEO Bác Tôm - kiến nghị: Truyền thông tập trung thông tin vào dinh dưỡng sản phẩm cần được đo đếm ở các giai đoạn tiêu dùng khác nhau, với các kênh hàng khác nhau; tăng cường truyền thông tích cực về những đơn vị làm tốt thay vì chỉ tuyên truyền các vụ việc tiêu cực; phát triển từng chuỗi, từng kênh để làm điển hình…

Các nhà báo cũng có cơ hội trao đổi với một số chuyên gia đến từ Cục An toàn thực phẩm, nhóm công tác về an toàn thực phẩm tại Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới, Trường đại học Y tế Công cộng và khu vực tư nhân để hiểu rõ hơn về các khái niệm, định nghĩa về an toàn thực phẩm, cách thức truyền tải các bằng chứng khoa học trên phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng những kênh và chiến lược phù hợp.

Chia sẻ góc độ báo chí, nhà báo Đồng Mạnh Hùng - Trưởng ban Ban Thư ký biên tập, Đài tiếng nói Việt Nam - quay trở lại câu chuyện những năm 2007-2008 thời điểm dịch lợn tai xanh bùng phát. Khi đó, truyền thông đã vào cuộc tuyên truyền mạnh mẽ về vấn đề này. Thông tin chủ yếu là giúp người dân nhận biết về dịch lợn tai xanh là gì? tình hình lây lan tại các địa phương? cách xử lý lợn bệnh như thế nào?

Tuy nhiên, sau một thời gian tuyên truyền mạnh mẽ, báo chí lại phát hiện việc rất nhiều người dân vẫn tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh tai xanh, thậm chí còn phát hiện nhiều hố chôn lợn chết vì bệnh tai xanh vẫn được đào lên để làm thực phẩm... Vậy vấn đề ở đây là gì?

Khi đi tìm hiểu, phóng viên đã phát hiện ra một điều, các thông điệp trên báo chí chủ yếu phản ánh về tình hình dịch bệnh, cách xử lý lợn dịch, cảnh khốn khó của người nông dân khi có lợn nhiễm bệnh... mà thông tin về tác hại của thịt nhiễm bệnh đến con người ít được đề cập, hoặc bị lướt qua...

Theo nhà báo Đồng Mạnh Hùng, có lẽ báo chí đã không lường trước quan niệm “Lợn bệnh, gà toi cứ cho vào nồi, đun sôi, nấu kỹ là ăn được hết” vẫn tồn tại trong nhân dân... Sau đó, với sự vào cuộc mạnh mẽ của báo chí, truyền thông người dân đã hiểu ra và không sử dụng thịt lợn chết hoặc đang mắc bệnh tai xanh nữa.

"Rõ ràng, quá trình truyền thông, báo chí cần phải lắng nghe phản hồi, điều chỉnh kịp thời để định hướng truyền thông mới đem lại hiệu quả tốt nhất", nhà báo Đồng Mạnh Hùng nói.

Nhận định của các chuyên gia, những khuyến nghị và kết quả từ tọa đàm “Chuyển tải thông điệp an toàn thực phẩm tới công chúng thông qua tăng cường hợp tác giữa nghiên cứu và báo chí - trường hợp thực phẩm có nguồn gốc động vật” đóng vai trò quan trọng cho những nỗ lực chung giữa nhà nghiên cứu và các nhà báo nhằm cải thiện công tác truyền thông những kết quả nghiên cứu về an toàn thực phẩm tới công chúng.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng. Nhu cầu minh bạch thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành hải sản Việt Nam.
Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 24/8/2024 về Kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 trên địa bàn.
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Tết Trung thu năm 2024 đang đến gần, đây cũng là thời điểm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cần đặc biệt chú trọng.
Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu ngành Công Thương năm 2024.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Sở Công Thương Đắk Lắk đã làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, thanh tra, kiểm tra.
Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Các địa phương tại miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đồng loạt tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu.
Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, Bộ Công Thương đưa ra phương án cắt giảm 1 thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Bình Thuận cho biết, 7 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 99 người nhập viện.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Ban quản lý các chợ thực hiện 3.588 test nhanh chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu “handmade” tại TP. Hồ Chí Minh tiềm ẩn nguy cơ dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Những năm gần đây, vào dịp Tết Trung thu, thị trường bánh “handmade” (sản phẩm làm thủ công bằng tay) khá sôi động. Năm nay, mặt hàng này cũng không ngoại lệ.
Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Thông tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma - BĐBP tỉnh Lạng Sơn cho biết, đơn vị vừa tổ chức tiêu hủy 1,5 tấn chân gà không rõ nguồn gốc.
Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu tăng đột biến, người tiêu dùng cần mua sản phẩm rõ nguồn gốc.
Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc tiếp tục phối hợp triển khai quản lý tem điện tử đối với rượu sản xuất trong nước.
Bình Thuận: Gần 50 du khách nghi ngộ độc sau khi dùng bữa tại resort ở Mũi Né

Bình Thuận: Gần 50 du khách nghi ngộ độc sau khi dùng bữa tại resort ở Mũi Né

Chiều 28/7, Sở Y tế Bình Thuận cho biết có 48 du khách phải nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn uống tại một resort tại Mũi Né.
Điểm khó trong quản lý chất lượng sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung

Điểm khó trong quản lý chất lượng sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung

Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh nêu ra một số khó khăn trong quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng.
Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm: Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm: Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Chú trọng vào công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh, xây dựng niềm tin với người tiêu dùng.
Tăng cường quản lý thực phẩm trên môi trường thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Tăng cường quản lý thực phẩm trên môi trường thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Các mặt hàng thực phẩm ngày càng xuất hiện nhiều trên thương mại điện tử (TMĐT) thông qua các website bán hàng, sàn giao dịch TMĐT.
Khai mạc Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại

Khai mạc Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại

Sáng 17/7, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại.
Ngày mai 17/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối

Ngày mai 17/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối

Ngày mai 17/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại”.
Vinasoy cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm xuyên suốt chuỗi cung ứng hiện đại

Vinasoy cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm xuyên suốt chuỗi cung ứng hiện đại

Vinasoy - nhà sản xuất dẫn đầu ngành hàng sữa đậu nành ở Việt Nam vẫn luôn không ngừng nỗ lực để đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất
Nhiều tiềm năng tăng trưởng cho thị trường thịt thương hiệu tại Việt Nam

Nhiều tiềm năng tăng trưởng cho thị trường thịt thương hiệu tại Việt Nam

Tập đoàn Masan và cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu tại Việt Nam trong kinh doanh thịt thương hiệu, có nhiều tiềm năng để tăng trưởng tại Việt Nam
Hà Nội: Đẩy mạnh kết nối giao thương, đảm bảo an toàn thực phẩm

Hà Nội: Đẩy mạnh kết nối giao thương, đảm bảo an toàn thực phẩm

Đẩy mạnh hoạt động giao thương, kết nối cung cầu, ngành Công Thương Hà Nội không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân.
Hà Nội: Kết nối nông sản, thực phẩm an toàn phục vụ người tiêu dùng Thủ đô

Hà Nội: Kết nối nông sản, thực phẩm an toàn phục vụ người tiêu dùng Thủ đô

Với quy mô 150 gian hàng, Hội chợ Nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2024 được Sở Công Thương Hà Nội tổ chức từ ngày 31/5 đến hết ngày 4/6.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động