Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 21/11/2024 19:37

Trái phiếu doanh nghiệp ‘ấm dần’, ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường

Từ đầu năm đến nay, ngân hàng "áp đảo" với hơn 70% lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trong khi bất động sản tiếp tục là "quán quân" lãi suất.

Trái phiếu ngân hàng tiếp tục “áp đảo” thị trường

Theo số liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 9/2024, có 24 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ trị giá 22.333 tỷ đồng và 1 đợt phát hành ra công chúng trị giá 1.467 tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank).

Đáng chú ý, trong tổng số trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, ngân hàng là nhà phát hành áp đảo với 19/24 lô, trị giá 15.683 tỷ đồng, chiếm tới hơn 70% tổng giá trị phát hành.

Có thể kể đến Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) với 2 lô trái phiếu, tổng giá trị phát hành 2.850 tỷ đồng, kỳ hạn 10 và 15 năm; Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) với 2 lô trái phiếu trị giá 3.500 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm; Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) với 3 lô trái phiếu, tổng giá trị phát hành 2.500 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm và 8 năm.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng phát hành lô trái phiếu trị giá 2.000 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm; Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) có lô trái phiếu 2.000 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm; Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) với lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm; Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) gần 800 tỷ đồng.

Từ đầu năm đến nay, ngân hàng "áp đảo" với hơn 70% lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Theo sau là các doanh nghiệp bất động sản như: Phát Đạt (3.490 tỷ đồng) và Trường Lộc (1.910 tỷ đồng). Các doanh nghiệp còn lại bao gồm: Nhiệt điện Thăng Long (900 tỷ đồng), Thành Thành Công (200 tỷ đồng), Chứng khoán Bảo Minh (150 tỷ đồng).

Cũng theo VBMA, dù trái phiếu ngân hàng chiếm áp đảo trong tháng 9, song lãi suất chỉ trong khoảng 5,2 - 6%/năm. Trong khi đó, thị trường xuất hiện 2 doanh nghiệp bất động sản ghi nhận lãi suất trái phiếu lên đến 12%/năm, kỳ hạn cũng chỉ kéo dài 1 năm.

Lũy kế từ đầu năm đến nay, thống kê của VBMA cho thấy, có 268 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 250.396 tỷ đồng và 15 đợt phát hành ra công chúng trị giá 27.054 tỷ đồng. Ngân hàng vẫn chiếm áp đảo với 72% giá trị phát hành, trong khi trái phiếu bất động sản teo tóp chỉ còn 19%.

Trong tháng 9, các doanh nghiệp đã mua lại 11.749 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Cũng trong tháng, có 26 mã trái phiếu chậm trả lãi mới tổng giá trị 239,4 tỷ đồng và 2 mã trái phiếu chậm trả gốc trị giá 550,4 tỷ đồng.

Áp lực đáo hạn vẫn ở mức cao

Dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp được nhận định là đã sôi động trở lại, tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng, áp lực đáo hạn vẫn ở mức cao. Thống kê của VBMA cũng cho thấy, trong phần còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 78.878 tỷ đồng; trong đó, có 43,5% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 34.317 tỷ đồng. Theo sau là nhóm ngân hàng với gần 8.500 tỷ đồng (chiếm 10,8%).

Chuyên gia từ Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDiRect (VNDirect) nhìn nhận, áp lực trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong tháng 10/2024 vẫn lớn, hoạt động đàm phán thay đổi kỳ hạn trái phiếu vẫn diễn ra sôi động. Cụ thể, trong tháng 10/2024 sẽ có khoảng hơn 22.300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn, áp lực đáo hạn trong tháng 10/2024 và 2 tháng cuối năm 2024 vẫn lớn.

Theo ông Nguyễn Bá Khương, Trưởng bộ phận phân tích Trung tâm tư vấn đầu tư VNDirect, quý IV có giá trị đáo hạn trái phiếu lớn nhất trong năm. Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong quý IV/2024 chiếm khoảng 42% tổng giá trị đáo hạn năm 2024. Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2025 cũng không nhỏ, khi tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn là gần 180.000 tỷ đồng, chỉ thấp hơn 5% tổng giá trị đáo hạn năm 2024, và cũng tập trung vào quý III và quý IV.

Do đó, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tăng trong quý IV/2024, sau đó hạ nhiệt vào quý I và quý II/2025 rồi tăng trở lại vào quý III và quý IV/2025. Ông Khương lưu ý, tổng giá trị đáo hạn của nhóm doanh nghiệp bất động sản chiếm trên 40%.

Thị trường bất động sản cũng dần sôi động, nhiều chủ đầu tư đã tung ra những chương trình kích cầu vô cùng hấp dẫn

Cùng chung nhận định, hoạt động đàm phán thay đổi điều khoản và điều kiện trái phiếu giữa các tổ chức phát hành và các trái chủ vẫn diễn ra tích cực trong tháng 9/2024, bà Bùi Thị Quỳnh Nga, chuyên viên phân tích cao cấp từ Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho biết, tính đến ngày 27/9/2024 đã có khoảng hơn 100 tổ chức phát hành đạt được thỏa thuận gia hạn thời hạn thanh toán trái phiếu với trái chủ. Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được gia hạn là khoảng hơn 155.000 tỷ đồng.

Theo bà Nga, áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn ở mức cao sẽ buộc nhiều doanh nghiệp phải tiếp tục tái phát hành để huy động vốn trong quý IV năm nay. Do đó, nhà phân tích cho rằng, hoạt động phát hành và mua lại trái phiếu sẽ tiếp tục diễn ra sôi động. Mặt bằng lãi suất dự kiến vẫn ở mức cao, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bất động sản. Lãi suất của nhóm ngân hàng có thể tăng nhẹ khi đã chạm đáy và lãi suất huy động đã tăng trở lại.

“Áp lực đáo hạn của nhóm bất động sản, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị trái phiếu đáo hạn và chậm trả trong quý IV sẽ là một yếu tố rủi ro đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt nếu thị trường bất động sản không phục hồi như kỳ vọng” - bà Nga nhận định.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích khối khách hàng cá nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cũng nhận định, áp lực đáo hạn trái phiếu chủ yếu liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Vấn đề quan trọng hiện nay là giải quyết tính pháp lý cho các dự án. Ngoài ra, cần khơi thông nguồn vốn tín dụng cho thị trường bất động sản, sau khi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024.

Ông Minh cho rằng, dòng tiền thời gian qua tập trung nhiều vào kênh tiết kiệm. Thực tế cho thấy, dòng tiền đang nằm chờ cơ hội đối với thị trường bất động sản. Khi lượng cung của thị trường bất động sản tăng lên, thanh khoản trên thị trường này sẽ hồi phục trở lại. Đây có thể là điểm thuận lợi cho thị trường bất động sản cũng như doanh nghiệp lĩnh vực này, góp phần giải tỏa áp lực đối với trái phiếu đến hạn.

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS (Việt Nam) trong 3 năm trở lại đây, việc huy động qua thị trường trái phiếu đang gặp khó khăn khi nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ hoặc sử dụng nguồn tiền từ phát hành sai mục đích. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình huy động nguồn vốn mới để đáo hạn cho các lô trái phiếu hiện tại.

Với bất động sản, tình hình có phần tiêu cực hơn khi hầu hết các doanh nghiệp đều khó triển khai dự án trong năm 2024. Điều này làm cho triển vọng kinh doanh của nhóm bất động sản xấu đi rất nhiều. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để đáo hạn.

Các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm bất động sản, sẽ phải tìm kiếm nguồn vốn để thanh toán các khoản nợ trái phiếu đến hạn. Việc này có thể dẫn đến tình trạng một phần dòng vốn đầu tư bị rút ra khỏi thị trường chứng khoán, chuyển hướng sang thị trường trái phiếu để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Trái phiếu doanh nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank