Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 14:44

Trái phiếu doanh nghiệp: Sân chơi hẹp cho các tên tuổi lớn

Gần đây, một số thương vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp với giá trị lớn như của Masan, Vingroup, Thủy sản Minh Phú... thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Liệu cơ hội huy động vốn từ kênh trái phiếu có chia đều cho tất cả doanh nghiệp?

Các thương vụ lớn

Liên tiếp những ngày đầu tháng 6, thông tin về các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với giá trị lớn liên tục được công bố. Điểm chung những đợt phát hành này là đều thuộc về những doanh nghiệp lớn, có cơ cấu tài sản và nguồn vốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Một thương vụ có giá trị lớn thuộc về Masan Consumer Holdings - một công ty con thuộc sở hữu toàn phần của tập đoàn Masan (MSN) với giá trị trái phiếu phát hành là 9.000 tỷ đồng (lớn nhất trong lịch sử phát hành trái phiếu doanh nghiệp từ trước tới nay). Theo thông tin được công bố thì trái phiếu này có kỳ hạn năm năm, các nhà đầu tư chính là Vietcombank (VCB) (5.400 tỷ đồng), Ngân hàng Quốc tế (VIB) (1.000 tỷ đồng), Ngân hàng BIDV (900 tỷ đồng). Tập đoàn MSN cho biết mục đích chính của đợt phát hành này là nhằm tối ưu hóa bảng cân đối kế toán, giảm chi phí lãi vay (có thể là MSN dự định dùng tiền từ đợt phát hành mới này để trả cho các khoản nợ vay trước đây có lãi suất cao).

Trước đó, báo chí cũng đưa tin Công ty Chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities) vừa thu xếp thành công đợt phát hành trái phiếu trị giá 2.000 tỷ đồng cho tập đoàn Vingroup. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không bảo đảm bằng tài sản, có kỳ hạn năm năm với lãi suất năm đầu là 11%. Đợt phát hành này bổ sung thêm số lượng vào các đợt vay nợ bằng trái phiếu của Vingroup từ trước tới nay. Tính đến ngày 31-3-2015, Vingroup có năm khoản vay trái phiếu trong nước và hai khoản vay trái phiếu quốc tế với tổng giá trị là hơn 17.000 tỷ đồng.

Đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp có giá trị lớn mới đây thuộc về Công ty cổ phần tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC). Ngày 11-6 vừa qua, VietinBank đã mua 1.000 tỷ đồng trái phiếu của MPC. Trái phiếu này có kỳ hạn năm năm, lãi suất cố định 7,5%/năm. Đợt phát hành này bổ sung thêm vào đợt phát hành trái phiếu lần 1 ngày 20-5 của MPC. Giá trị phát hành lúc đó là 1.500 tỷ đồng, người mua cũng là VietinBank.

Cơ cấu lại nợ và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

Mục đích của các đợt phát hành trái phiếu ít khi được các doanh nghiệp đề cập một cách cụ thể. Nhưng tựu trung lại, các đợt phát hành thường có hai mục đích chính: cơ cấu lại các khoản nợ vay và huy động vốn mới để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Về mục tiêu cơ cấu lại nợ, môi trường lãi suất hiện nay (mặc dù bắt đầu tăng trở lại) vẫn được đánh giá là ở mức tương đối thuận lợi cho hoạt động “đảo nợ” của doanh nghiệp.

Về mục tiêu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là điều cần thiết trong bối cảnh kinh tế hồi phục, đặc biệt là đối với các tập đoàn kinh tế lớn. Mảng M&A có thể là một trong những mảng hoạt động thúc đẩy các tập đoàn như MSN, Vingroup... tăng vốn. Hay như các công ty chứng khoán, điển hình là SSI cũng đã có những đợt phát hành trái phiếu lớn kể từ đầu năm đến nay (tổng giá trị lên đến 800 tỷ đồng) nhằm đa dạng hóa nguồn vốn huy động, cơ cấu lại nguồn vốn trung hạn, chuẩn bị cho việc kinh doanh các sản phẩm chứng khoán phái sinh trong tương lai khi hành lang pháp lý sẵn sàng.

Ngân hàng tìm được kênh rót vốn

Tín dụng đang chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng trong năm tháng đầu năm (tăng 4,8%, trong khi cùng kỳ năm 2014 tín dụng mới chỉ tăng 1,31%). Trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tăng trưởng tín dụng nên các thương vụ lớn nói trên cũng là một trong những nguyên nhân góp phần khiến tín dụng của các ngân hàng tăng cao. Ưu điểm của việc rót vốn cho trái phiếu doanh nghiệp đối với các ngân hàng là có thể giải ngân một lượng vốn lớn trong khi chi phí thẩm định, quản lý các khoản vay sẽ được giảm thiểu đáng kể nếu so với việc cho vay nhiều món nhỏ. Tất nhiên lãi suất trái phiếu doanh nghiệp phần lớn đều không hấp dẫn bằng việc cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa hay cho vay cá nhân nhưng bù lại, “bán buôn” được một khoản tín dụng lớn cũng giúp tiết kiệm nhiều chi phí.

Mặc dù hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp được đánh giá có thể sẽ tiếp tục sôi động trong sáu tháng cuối năm nhưng nhìn chung, đây là một sân chơi khá hẹp, chỉ dành cho các doanh nghiệp là các tên tuổi lớn, có tài sản đảm bảo và phương án kinh doanh khả thi.

Theo Kinh tế Sài Gòn
Bài viết cùng chủ đề: Trái phiếu doanh nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Nghịch lý đằng sau dự đoán của thị trường Phố Wall về cuộc bầu cử Mỹ

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ sớm có lực cầu bắt đáy

Cổ phiếu nào sẽ được các quỹ ETF mua nhiều nhất?

Chứng khoán KB Việt Nam tư vấn niêm yết thành công cổ phiếu của Công ty tập đoàn giáo dục Trí Việt

Công ty bảo hiểm đầu tiên công bố thiệt hại do bão Yagi, lợi nhuận bị cuốn trôi theo dòng nước

Điểm danh loạt thương hiệu lớn 'rơi rụng' khỏi sàn chứng khoán năm nay

Vì sao cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương bị xem xét huỷ niêm yết bắt buộc?

Hoàng Huy khẳng định làm đúng pháp luật tại dự án 275 Nguyễn Trãi, cổ phiếu bật tăng

Thời điểm nào dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán?

Cổ phiếu VHM của Vinhomes tạm chững sau phiên giao dịch thăng hoa

Sửa đổi thông tư quỹ đầu tư chứng khoán: Đừng gây khó quỹ đầu tư

Cổ phiếu họ Hoàng Huy chao đảo sau kết luận thanh tra

Thị trường chứng khoán đang đợi cú huých từ bức tranh lợi nhuận?

Vì sao AAV Group và SPT bị xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng?

Hành trình lao dốc của cổ phiếu Nhựa Đông Á

Chứng khoán DSC ấn định ngày lên sàn HOSE, lợi nhuận tăng 40% nửa đầu năm

Vì sao Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng?

Cổ phiếu FRT lại được margin, mở ra triển vọng tương lai tươi sáng