Đề xuất các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng |
Đánh giá rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng |
Hội nghị triển khai các quy định mới về được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm , Bộ Tư pháp tổ chức sáng 9/2/2023 tại Hà Nội và kết nối trực tuyến tới tất cả các tổ chức tín dụng từ Hội sở chính đến chi nhánh trên toàn quốc.
Hội nghị nhằm giúp các các tổ chức tín dụng triển khai đúng, hiệu quả Nghị định trên, qua đó phòng tránh những rủi ro pháp lý liên quan đến việc đăng ký biện pháp bảo đảm, tạo thuận lợi trong việc nhận thế chấp và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các tổ chức tín dụng cả nước |
Tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, hoạt động cấp tín dụng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, do đó, các biện pháp bảo đảm được áp dụng tương đối phổ biến để phòng ngừa và dự phòng rủi ro.
Trong những năm qua, pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký giao dịch bảo đảm đã được không ngừng hoàn thiện và đã hướng dần theo thông lệ quốc tế, đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta, cũng như trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt sự ra đời của Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, với rất nhiều nội dung tiến bộ,…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP và thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền (Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản; Văn phòng đăng ký đất đai) cho thấy vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế nhất định, dẫn đến khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thi hành.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu |
“Để tháo gỡ những vướng mắc, bất cập nêu trên, đồng thời để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, bao quát được sự thay đổi trong quy định của pháp luật liên quan, việc xây dựng và ban hành Nghị định 99/2022/NĐ-CP Nghị định 102/2017/NĐ-CP là hết sức cần thiết. Nghị định 99/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2023”, ông Hùng nói.
Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định nhiều nội dung mới tác động tích cực đến hoạt động của các tổ chức tín dụng, góp phần giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức tín dụng trong quá trình đăng ký biện pháp bảo đảm như: quy định cụ thể đăng ký biện pháp bảo đảm đối với các giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba; quy định tư cách của chủ doanh nghiệp tư nhân trong việc đứng tên người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm.
“Đồng thời Nghị định 99 cũng quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của cơ quan đăng ký trong việc không yêu cầu sửa lại tên hợp đồng bảo đảm, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp vi phạm nguyên tắc này; tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai số hóa hồ sơ, thủ tục liên quan đến hoạt động nhận bảo đảm, đăng ký biện pháp bảo đảm tại các tổ chức tín dụng; quy định rõ việc đăng ký đối với bất động sản thuộc quyền sử dụng, sở hữu chung của vợ chồng…”- Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhấn mạnh.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Hùng, hội nghị này là hội nghị mở đầu cho một loạt các hội nghị có cùng nội dung mà Hiệp hội sẽ tập trung triển khai tới tất cả các đơn vị hội viên cả nước.
Ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp giới thiệu các nội dung chủ yếu của Nghị định 99/2022/NĐ-CP |
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp – giới thiệu các nội dung chủ yếu của Nghị định 99/2022/NĐ-CP liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng. Một trong các nội dung đáng chú ý của Nghị định được nhiều đại biểu quan tâm là điều 5 về nguyên tắc đăng ký đã bổ sung quy định người yêu cầu đăng ký phải kê khai trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin kê khai.
Cùng đó quy định cụ thể hơn về phạm vi, trách nhiệm của cơ quan đăng ký như: thẩm quyền, nhiệm vụ, căn cứ, thủ tục và thời hạn; không làm phát sinh thủ tục khác với quy định của Nghị định này; không yêu cầu nộp thêm bất cứ giấy tờ nào hoặc không yêu cầu kê khai thêm bất cứ thông tin nào mà Nghị định này không quy định phải có trong hồ sơ đăng ký; không yêu cầu sửa lại tên hợp đồng bảo đảm, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm.
Cùng đó bà Phạm Thị Thịnh, đại diện Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ các nội dung tổ chức tín dụng cần quan tâm liên quan đến đăng ký quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Theo đó Nghị định 99 đã bổ sung quy định việc đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải đảm bảo nội dung được kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký phù hợp với thông tin trên Giấy Chứng nhận, thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký, trừ trường hợp có thay đổi hiện trạng về thông tin về tài sản khác gắn liền với đất dẫn đến không còn phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm trên cơ sở thông tin về tài sản bảo đảm trên Giấy chứng nhận được cấp và không chịu trách nhiệm về việc đã đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không phù hợp với hiện trạng đã thay đổi
Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về những vướng mắc, những vấn đề cần làm rõ tại Nghị định để các tổ chức tín dụng nắm rõ và tổ chức triển khai đúng quy định mới của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Được biết ngày 16/2/2023, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp sẽ tổ chức hội nghị mang tính toàn quốc để triển khai các quy định nêu trong Nghị định 99/2022/NĐ-CP của Chính phủ.