Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ: Bộ Công Thương nhanh chóng tìm giải pháp phát triển

Ngày 13/1/2023, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023.
Nghị quyết 01/NQ-CP: Những giải pháp chủ yếu phát triển KT-XH năm 2015 Chính phủ đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Ngay sau khi có Nghị quyết 01/NQ-CP (ngày 6/1/2023) của Chính phủ, ngày 9/1/2023, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 32/QĐ-BCT phê duyệt Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP nhằm cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao cho ngành.

Triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ: Bộ Công Thương nhanh chóng tìm giải pháp phát triển
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị

Chương trình hành động của ngành Công Thương đã cụ thể hoá thành 9 nhóm nhiệm vụ lớn và hơn 50 nhóm giải pháp cụ thể theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành.

Đây cũng là năm đầu tiên Chính phủ đưa Nghị quyết 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vào Nghị quyết 01/NQ-CP để thực hiện

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ Hội nghị nghe triển khai Chương trình hành động của ngành thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, các ý kiến của các đơn vị chức năng thuộc Bộ trong triển khai nhiệm vụ chuyên môn, ý kiến các tập đoàn doanh nghiệp triển khai nhiệm vụ được giao và ý kiến của lãnh đạo Bộ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh đây là các nội dung rất quan trọng giúp cho việc đề ra các giải pháp trọng tâm cần tập trung để tổ chức triển khai Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP để ngành Công Thương hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023.

5 quan điểm chỉ đạo quan trọng của tầm nhìn Công Thương 2023

Báo cáo về Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP do Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính Nguyễn Quốc Anh trình bày tại Hội nghị nêu rõ yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ quyết tâm, giữ vững tinh thần vượt khó, đoàn kết, tự lực, tự cường, chủ động thích ứng, linh hoạt, hành động quyết liệt, khoa học, hiệu quả, tích cực đổi mới, sáng tạo theo tinh thần chủ đề điều hành của Chính phủ “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả” với 5 quan điểm trọng tâm chỉ đạo.

Triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ: Bộ Công Thương nhanh chóng tìm giải pháp phát triển

Một là, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách có liên quan về phát triển công nghiệp, thương mại. Khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động và tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023; trong đó, chú trọng các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh triển khai các dự án phát triển công nghiệp, thương mại, nhất là các dự án trọng điểm để sớm đưa các dự án vào hoạt động, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế đất nước.

Hai là, chú trọng nâng cao chất lượng và tính chủ động trong tham mưu thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý. Hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao tại Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ năm 2023 và các dự án sửa đổi, bổ sung các Luật, các chiến lược, quy hoạch phát triển Ngành; đồng thời, tiếp tục rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những cơ chế, chính sách còn bất cập, chồng chéo, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và đề xuất cấp có thẩm quyền cho thực hiện thí điểm những quy định, chính sách có tính đột phá để khơi thông và giải phóng các nguồn lực, nhất là nguồn xã hội hóa trong đầu tư phát triển Ngành.

Ba là, tập trung tham mưu cho Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Khẩn trương xây dựng Luật phát triển công nghiệp và cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng, góp phần nâng cao năng lực tự chủ của nền công nghiệp quốc gia. Tích cực tham mưu tổng kết cơ chế, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích, ràng buộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự lan tỏa, chia sẻ, hỗ trợ thực chất các doanh nghiệp trong nước để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ năng quản trị, hình thành các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt để từng bước tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Bốn là, chủ động rà soát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền đàm phán, ký kết các cơ chế hợp tác song phương và đa phương mới; đồng thời, tiếp tục phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, góp phần hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và mặt hàng xuất nhập khẩu. Chú trọng hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến thương mại, kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với hiện đại, khai thác hiệu quả thị trường nội địa 100 triệu dân còn nhiều tiềm năng; đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả, thị trường các mặt hàng thiết yếu để điều hành phù hợp, hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, cạnh tranh không bình đẳng; nâng cao năng lực phòng vệ thương mại... bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng trong nước, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Năm là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính; Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống, góp phần thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ được lãnh đạo Đảng và Nhà nước giao.

Cùng đó Chương trình hành động cũng đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm: Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tiếp tục tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh; tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính độc lập, tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế; đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính độc lập, tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, góp phần củng cố vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội.

Những đề xuất cụ thể hoá Chương trình hành động

Trong phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương, lãnh đạo các tập đoàn, hiệp hội ngành hàng đã bày tỏ sự nhất trí cao với các quan điểm, mục tiêu cùng các nhóm nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Chương trình hành động của Bộ Công Thương, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Đỗ Thu Hương cho biết, trong năm 2022, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030, Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược đã được phê duyệt.

Triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ: Bộ Công Thương nhanh chóng tìm giải pháp phát triển
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Đỗ Thu Hương phát biểu

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 có một số điểm mới theo đó thay vì tốc độ phát triển xuất khẩu nhanh, quan điểm Chiến lược nhấn mạnh yếu cầu phát triển xuất khẩu bền vững, đồng thời đã chỉ rõ các yếu tố để đạt thương mại với từng thị trường, khu vực thị trường; hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; hài hòa cơ hội tham gia và hưởng thụ thành quả tăng trưởng xuất nhập khẩu; về bảo vệ môi trường và thích ứng với biển đổi khí hậu. Chiến lược xác định các động lực mới cho phát triển xuất nhập khẩu là: kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo.

Cùng đó Chiến lược bổ sung định hướng phát triển thị trường nhập khẩu hàng hoá, đặt ngang tầm với nhiệm vụ phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá. Đặc biệt Chiến lược bổ sung mục tiêu về cơ cấu hàng xuất khẩu, cơ cấu thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong chỉ đạo với Cục Xuất nhập khẩu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên lưu ý, gần đây Trung Quốc đã mở cửa biên giới, thời gian tới Cục Xuất nhập khẩu và các cơ quan thuộc Bộ cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chính quyền các địa phương triển khai đề án xuất khẩu theo đường chính ngạch, để quy hoạch lại các vùng trồng, vùng nuôi, tổ chức sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của các thị trường, đặc biệt thị trường đông dân Trung Quốc.

Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thanh Hoài đã đề cập đến các nhiệm vụ cụ thể của đơn vị theo đó triển khai các nội dung về phát triển công nghiệp tại Nghị quyết số 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các chiến lược phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài thuộc một số dự án; phối hợp với Văn phòng Chính phủ để triển khai có hiệu quả quy hoạch khoáng sản nhằm huy động nguồn lực mới cho tăng trưởng, gia tăng năng lực sản xuất, phát triển công nghiệp vật liệu, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện phù hợp phục vụ cho sản xuất.

Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thanh Hoài
Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thanh Hoài phát biểu tại Hội nghị

Cùng đó tiếp tục tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch Covid-19; phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với các nhóm hàng hóa số 2; triển khai hiệu quả chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó chú trọng các giải pháp về tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ xây dựng và vận hành mô hình nhà máy thông minh, chuyển đổi số, sản xuất xanh, sản xuất sạch.

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông nêu rõ một số nhiệm vụ mà đơn vị thực hiện. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó có sửa đổi các nghị định về kinh doanh xăng dầu, phát triển quản lý chợ về dầu khí, nghị định về hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và tích hợp một số kiến nghị của các bộ ngành và trong luật đầu tư.

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông phát biểu

Tổ chức tổng kết, đánh giá, đẩy nhanh việc thực hiện hàng loạt các chương trình phát triển thị trường trong nước. Đẩy mạnh thực hiện đề án đổi mới hàng hóa nông sản. Bảo đảm hàng hoá, nguồn cung xăng dầu nhằm góp phần kiểm soát tốc độ CPI. Cuối cùng, phát triển hạ tầng thương mại đặc biệt là thương mại miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chỉ đạo nhiệm vụ với Vụ đã nêu rõ trong việc sửa đổi các nghị định 95 và 83 liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu Bộ đã xây dựng kế hoạch mà các cấp thẩm quyền cho phép, thành lập ban soạn thảo, biên tập và cũng lấy ý kiến của bộ ngành cơ quan các địa phương, các chuyên gia, ý kiến của tổ chức trong hệ thống kinh doanh xăng dầu.

Bộ trưởng yêu cầu cần phải khắc phục một cách triệt để những nội dung cái không phù hợp với hoạt động kinh doanh xăng dầu. Cần làm rõ hơn trách nhiệm các bên, các tiêu chí tiêu chuẩn, điều kiện các tổ chức trong hệ thống kinh doanh xăng dầu từ đầu mối đến việc phân phối, tổng đại lý, đại lý phải rõ ràng. Xây dựng được cơ chế kiểm tra giám sát chặt chẽ tránh “đầu voi đuôi chuột”.

Bộ trưởng cũng yêu cầu đơn giản các thành tố trong hệ thống kinh doanh xăng dầu 5 cấp thành 2-3 cấp. Cơ chế rà soát cập nhật định mức cần thể hiện rõ, cập nhật các chi phí đầu vào để tránh lỗ, sát hơn với đầu vào. Thời hạn điều hành tránh dày quá.

Trong phát biểu tại Hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết liên quan đến quản lý thị trường, đáng quan tâm có 3 chỉ tiêu đó là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nội địa và tốc độ tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử với mức cao. Theo ông Linh, trong bối cảnh gian lận thương mại trong môi trường thương mại điện tử còn cao có trách nhiệm đấu tranh rất lớn của lực lượng quản lý thị trường.

Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh

Ông Linh cho biết, ngày 12/1/2023 lực lượng cũng đã ban hành Kế hoạch công tác và giao nhiệm vụ cụ thể cho 69 đơn vị đầu mối của Cục. Bối cảnh mới theo ông Trần Hữu Linh đòi hỏi lực lượng quản lý thị trường cần phản ứng nhanh hơn, giảm kiểm tra định kỳ, tăng kiểm tra đột xuất.

Chỉ đạo nhiệm vụ với lực lượng quản lý thị trường, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên lưu ý cần tiếp tục siết kỷ cương, trách nhiệm người đứng đầu trong thực thị chức trách nhiệm vụ.

Thời gian trước, trong và sau tết vấn đề liên quan đến lực lượng quản lý thị trường là rất quan trọng liên quan cả hình thức thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Cần tăng cường kiểm tra các mặt hàng chiến lược nhất là mặt hàng xăng dầu. Lực lượng cần mở chiến dịch cao kiểm tra kinh doanh xăng dầu từ sản xuất đến phân phối. Bộ trưởng sẽ có Công điện về vấn đề này.

Dưới góc độ doanh nghiệp, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Dương Mạnh Sơn cho biết, trên tinh thần kết quả của năm 2022, tập đoàn sẽ cố gắng thực hiện 6 giải pháp để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2023. Về sản xuất xăng dầu, với nhà máy lọc dầu Nghi Sơn tập đoàn sẽ phối hợp chặt chẽ thực hiện tái cấu trúc cũng như cung cấp tín dụng để bảo đảm có nguồn lực hoạt động. Đối với nhà máy lọc dầu Bình Sơn, tập đoàn đã và đang duy trì sản xuất cao.

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Dương Mạnh Sơn
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Dương Mạnh Sơn phát biểu

Năm 2023, tập đoàn sẽ cố gắng tập trung vào một số nội dung đặc biệt quan trọng. Thứ nhất, bảo đảm tuyệt đối an toàn kể cả khai thác dầu khí và nhà máy lọc dầu, sản xuất phân đạm… Đây là nhiệm vụ chung nhưng sẽ tăng cường trong năm 2023. Thứ hai, nâng cao kỷ cương, thực hiện xử lý các vụ việc thanh kiểm tra để nâng cao hiệu quả đầu tư. Thứ ba, tập trung vào đầu tư dự án trọng điểm. Thứ tư, cần tiếp tục nghiên cứu và đẩy mạnh khai thác trữ lượng dầu khí.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cần quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư vấn đề nào đúng thì làm, chưa đúng đề nghị sửa nếu cứ làm hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Nếu thấy làm không hiệu quả thì không làm. Mỏ khí lớn ngoài khơi cần khai thác nhưng khai thác giá thành cao, có nhiều bất cập thì có nên khai thác hay không. Mà hiệu quả cần phải đúng pháp luật.

Các vấn đề cần tập trung trong thực hiện Nghị quyết 01

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, Nghị quyết 01 trong đó thể hiện rất rõ những đề án, nhiệm vụ, 9 nhóm giải pháp và hơn 50 nhiệm vụ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, để thực hiện nghiêm Chương trình hành động, cần tập trung vào các vấn đề sau.

Triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ: Bộ Công Thương nhanh chóng tìm giải pháp phát triển
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu kết luận Hội nghị

Thứ nhất các đồng chí Thứ trưởng, các đồng chí lãnh đạo các cục, vụ thuộc Bộ, người đứng đầu ngành Công Thương các địa phương căn cứ vào trách nhiệm của mình khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện; đặc biệt đề cao trách nhiệm.

Thứ trưởng phục trách lĩnh vực phân công phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng. Kết quả thực hiện thể hiện mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi đồng chí, tổ chức, đơn vị là căn cứ để xét loại thi đua”- Bộ trưởng giao nhiệm vụ.

Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đối chiếu thực hiện chủ trương của Đảng, đối chiếu với thực tiễn cuộc sống để đề xuất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách hoặc hoàn thiện cơ chế chính sách mới, tạo ra những đột phá cho từng lĩnh vực, từng ngành

Thứ ba là rút kinh nghiệm trong cơ chế phối hợp mấy năm vừa qua tuy đã có rất nhiều nỗ lực của mỗi đơn vị, cá nhân nhưng cần sự phối hợp nhịp nhàng của các tổ chức, đơn vị, cá nhân hơn nữa.

Khai thác, phát huy vai trò năng lực của các cá nhân, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời làm tốt hơn công tác kiểm tra, giám sát…. Cuối cùng là nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu các cấp”- Bộ trưởng yêu cầu.

Xem quyết định Số: 32/QĐ-BCT về Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP tại đây

Lộc- Dũng - Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đề xuất các nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam hỗ trợ nhau trong thực thi các FTA

Đề xuất các nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam hỗ trợ nhau trong thực thi các FTA

Ngày 18/9, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 16 (CLMV EMM 16) đã diễn ra tại thành phố Viêng-chăn, Lào.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sẽ cố gắng thực hiện sớm nhất việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn trạm sạc xe điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sẽ cố gắng thực hiện sớm nhất việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn trạm sạc xe điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự kiến sẽ có dự thảo vào cuối tháng 9 về quy chuẩn, tiêu chuẩn trạm sạc xe điện sau khi tiếp thu ý kiến từ các DN sản xuất ô tô.
Bộ Công Thương làm việc với Bộ Khoa học Công nghệ về các tiêu chuẩn, quy chuẩn trạm sạc xe điện

Bộ Công Thương làm việc với Bộ Khoa học Công nghệ về các tiêu chuẩn, quy chuẩn trạm sạc xe điện

Sáng 20/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ có buổi làm việc về các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến trạm sạc xe điện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Chuyển đổi xanh là xu thế của các tập đoàn năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Chuyển đổi xanh là xu thế của các tập đoàn năng lượng

Tại buổi làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, chuyển đổi xanh là xu thế của thế giới.
Bộ Công Thương điều động, bổ nhiệm Cục trưởng Cục Công nghiệp

Bộ Công Thương điều động, bổ nhiệm Cục trưởng Cục Công nghiệp

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Bộ trưởng về công tác cán bộ. Thứ trưởng Trương Thanh Hoài chủ trì hội nghị.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp Trợ lý Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp Trợ lý Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR)

Ngày 17/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long tiếp Trợ lý Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Thị trưởng London Michael Mainelli

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Thị trưởng London Michael Mainelli

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi tiếp và làm việc với Thị trưởng London Michael Mainelli và Đại sứ Anh Iain Frew.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Na Uy tại Việt Nam về JETP

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Na Uy tại Việt Nam về JETP

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã chủ trì buổi làm việc với Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken về nhóm đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng.
Chùm ảnh: Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương

Chùm ảnh: Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương

Chiều 17/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì buổi làm việc với Bộ Công Thương. Đây là buổi làm việc đầu tiên của Phó Thủ tướng với các Bộ, ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên:Ngành Công Thương giúp cân bằng và đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế đất nước

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên:Ngành Công Thương giúp cân bằng và đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế đất nước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, những kết quả ngành Công Thương đạt được trong 8 tháng qua có thể nói là một kỳ tích ấn tượng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương

Chiều 17/9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Bộ Công Thương.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Sáng 17/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng chủ trì Hội thảo về phòng vệ thương mại thị trường châu Á, châu Phi-châu Đại Dương

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chủ trì Hội thảo về phòng vệ thương mại thị trường châu Á, châu Phi-châu Đại Dương

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu, nâng cao năng lực ứng phó phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm Ủy viên BCĐ xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm Ủy viên BCĐ xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Ngày 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định 987/QĐ-TTg kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị 6 nhóm giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, phục hồi kinh tế

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị 6 nhóm giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, phục hồi kinh tế

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu 5 bài học và 6 nhóm giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng phục hồi phát triển kinh tế.
Bộ Công Thương trao 1 tỷ đồng và 1.500 phần quà hỗ trợ Lạng Sơn khắc phục thiên tai

Bộ Công Thương trao 1 tỷ đồng và 1.500 phần quà hỗ trợ Lạng Sơn khắc phục thiên tai

Chiều 14/9, Thứ trưởng Phan Thị Thắng dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Công Thương tới trao tiền và hiện vật hỗ trợ người dân gặp bão lũ tại tỉnh Lạng Sơn.
Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Bộ Công Thương đang khẩn trương thực hiện các bước nhằm sớm ban hành Dự thảo Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Giao nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ Lào Cai trở thành cực tăng trưởng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Giao nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ Lào Cai trở thành cực tăng trưởng

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thuộc Bộ nhằm hỗ trợ tỉnh Lào Cai phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài tiếp và làm việc với Đại sứ Israel tại Việt Nam

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài tiếp và làm việc với Đại sứ Israel tại Việt Nam

Sáng 12/9, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài có buổi làm việc với Đại sứ Israel tại Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng giữa hai nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việc triển khai các dự án điện phải tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việc triển khai các dự án điện phải tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam

Làm việc với Đại sứ các nước về việc triển khai các dự án nhà máy điện khí, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, cần thực hiện nghiêm túc theo quy định pháp luật
Bộ Công Thương trao 1 tỷ đồng và 3.500 suất quà hỗ trợ Lào Cai khắc phục thiên tai

Bộ Công Thương trao 1 tỷ đồng và 3.500 suất quà hỗ trợ Lào Cai khắc phục thiên tai

Chiều 13/9, Thứ trưởng Phan Thị Thắng dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Công Thương tới trao tiền và hiện vật hỗ trợ người dân gặp bão lũ tại tỉnh Lào Cai.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước Pháp, Hoa Kỳ và Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ các nước Pháp, Hoa Kỳ và Nhật Bản

Chiều 13/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc với Đại sứ các nước: Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản để bàn giải pháp gỡ khó cho các dự án điện.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ thông qua dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ thông qua dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Sáng ngày 13/9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Thư của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên động viên, kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ

Thư của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên động viên, kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ

Thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có thư động viên, kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động