Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ lần thứ 5 sẽ diễn ra vào tháng 10/2024

Triển lãm quốc tế về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam với chủ đề “Kết nối để phát triển” sẽ chính thức trở lại từ ngày 17-19/10/2024.
Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ 2024: Thúc đẩy kết nối kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản Tại thị trường trong nước, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng gặp nhiều thách thức

Theo các chuyên gia kinh tế, chưa bao giờ làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam mạnh mẽ như hiện nay. Trước làn sóng dịch chuyển đầu tư sản xuất mạnh mẽ và đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang tiếp tục được chọn lựa là một trong những điểm đến ưu tiên để đầu tư và tìm nhà cung cấp của nhiều nhà sản xuất nước ngoài.

Triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ lần thứ 5 sẽ diễn ra vào tháng 10/2024
Triển lãm quốc tế về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam là sự kiện chuyên ngành duy nhất của Việt Nam thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Đây là cơ hội lớn cho các nhà cung cấp, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Bên cạnh nỗ lực cải tiến sản xuất và tăng năng lực, để tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế, đòi hỏi doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước cần chủ động kết nối, hợp tác với nhau để phát triển chuỗi cung ứng cạnh tranh. Bởi các nhà sản xuất đầu cuối đang có xu hướng yêu cầu nhà cung ứng trong nước hoàn thiện cả chuỗi linh kiện đa chi tiết thay vì chỉ dừng lại ở những linh kiện riêng lẻ như trước đây.

Triển lãm quốc tế về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam (VIMEXPO 2024) là sự kiện chuyên ngành duy nhất của Việt Nam thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Qua 4 lần tổ chức, VIMEXPO đã được các doanh nghiệp đánh giá và khẳng định là chương trình quan trọng nhằm nâng cao hình ảnh, là cầu nối cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo trong và ngoài nước gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm, mở rộng quan hệ hợp tác, tiếp cận với những phương tiện kỹ thuật cao, những thành tựu công nghiệp hỗ trợ tiên tiến hàng đầu thế giới để nâng cao năng lực sản xuất mở rộng thị trường. Từ đó, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trở thành nhà cung cấp, góp phần thúc đẩy quá trình đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

VIMEXPO 2024 với 7.000 m2 diện tích trưng bày, kỳ vọng nhận được sự tham gia của gần 300 doanh nghiệp trong nước và quốc tế thuộc các lĩnh vực: Ngành sản xuất lắp ráp Ô tô; ngành Công nghiệp, công nghệ cao; Ngành điện tử; Ngành cơ khí chế tạo và các lĩnh vực liên quan. Đến nay, Triển lãm đã được các doanh nghiệp và các doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo trong nước và quốc tế quan tâm, tham gia chương trình: Toyota Việt Nam, Hyundai, Vietnami, Osaka, Azuma, Thiên hợp, Trường Thịnh, Nanotech,..

Triển lãm VIMEXPO 2024 với mục tiêu “Kết nối để phát triển” tiếp tục khẳng định vai trò là sự kiện uy tín hàng đầu của ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam. Trong 3 ngày mở cửa, triển lãm dự kiến thu hút khoảng 15,000 khách đến tham quan và làm việc trực tiếp.

Ngày 17/1/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 71/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017 về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025. Theo đó, từ năm 2021 đến năm 2025, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thực hiện kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Từ đây, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý mới, công nghệ mới, xây dựng tiêu chuẩn, qui chuẩn kiểm soát chất lượng, đào tạo nguồn nhân lực…
Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều doanh nghiệp FDI chế biến, chế tạo muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp FDI chế biến, chế tạo muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam

Xu hướng chuyển dịch ra ngoài Trung Quốc đã tạo áp lực mở rộng sản xuất cho doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam.
Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới, những xung đột gần đây tại Bangladesh được nhận định sẽ có tác động nhất định tới chuỗi cung ứng dệt may.

Tin cùng chuyên mục

Ngành điện tử Việt Nam cần hỗ trợ bằng chính sách với tính thực thi mạnh

Ngành điện tử Việt Nam cần hỗ trợ bằng chính sách với tính thực thi mạnh

Trong chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp điện tử, Việt Nam vẫn đang ở phần đáy của chuỗi với vị trí doanh nghiệp sản xuất nên giá trị gia tăng khá thấp.
TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Với những thành tựu nổi bật, Tập đoàn Công nghiệp – Than Khoáng sản Việt Nam đã khẳng định là một trong 3 trụ cột của đất nước trong đảm bảo an ninh năng lượng.
Tháng 9 sẽ diễn ra Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2024

Tháng 9 sẽ diễn ra Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2024

Từ ngày 12-18/9, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc- Hòa Bình 2024.
Tháo rào cản để tạo đà tăng trưởng cho ngành thép

Tháo rào cản để tạo đà tăng trưởng cho ngành thép

Mặc dù sản xuất thép của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN. Tuy nhiên, ngành thép còn có những điểm nghẽn mang tính dài hạn.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp thông báo vị trí tuyển dụng viên chức năm 2024

Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp thông báo vị trí tuyển dụng viên chức năm 2024

Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp thông báo tuyển dụng chuyên viên Hỗ trợ phát triển công nghiệp hạng III – lĩnh vực Kỹ thuật, công nghệ, cơ sở dữ liệu...
Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Việc tính đúng, tính đủ để có giá bán điện hợp lý là yêu cầu tất yếu, khách quan phục vụ cho sự phát triển bền vững của ngành điện và của nền kinh tế nói chung.
Lần đầu tiên các giải pháp phòng sạch igus® có mặt tại Triển lãm quốc tế VIIF 2024

Lần đầu tiên các giải pháp phòng sạch igus® có mặt tại Triển lãm quốc tế VIIF 2024

Các giải pháp phòng sạch igus® sẽ có mặt tại Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam (VIIF) 2024.
Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Bài toán đặt ra trong thu hút đầu tư vào ngành điện là gì, nhất là những nội dung về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cơ cấu giá và cách tính giá thành.
Công nghiệp trở lại quỹ đạo tăng trưởng, mục tiêu tăng IIP 7-8% năm 2024 khả quan

Công nghiệp trở lại quỹ đạo tăng trưởng, mục tiêu tăng IIP 7-8% năm 2024 khả quan

Bộ Công Thương cho biết, sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi tích cực, theo đó mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8% trong năm 2024 có thể đạt được.
Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp (IDC), Cục Công nghiệp

Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp (IDC), Cục Công nghiệp

Trung tâm IDC tuyển dụng: Người đủ các điều kiện sau không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức
Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Chiều 19/8, Đoàn Công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.
Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Thị trường ngách đồng nghĩa với sự khác biệt, phải có chiến lược phát triển và đầu tư lớn, những điều kiện này quá khó với doanh nghiệp dệt may nhỏ và vừa.
Công nghiệp hóa chất

Công nghiệp hóa chất 'chuyển mình', góp sức vào tăng trưởng kinh tế

Hình thành và phát triển từ những năm 50 của thế kỷ trước, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đã “chuyển mình” tích cực, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Lai Châu: Hoạt động khuyến công giúp phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu, lao động

Lai Châu: Hoạt động khuyến công giúp phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu, lao động

Qua triển khai các đề án khuyến công đã phát huy được lợi thế của Lai Châu về nguồn nguyên liệu, lao động, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, giá trị cao.
Vươn ra ‘biển lớn’: Lời giải nào cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam?

Vươn ra ‘biển lớn’: Lời giải nào cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam?

Để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam không bị lép vế trong chuỗi cung ứng mới trên “sân nhà” và trên thị trường toàn cầu thì vẫn còn nhiều việc phải làm.
Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Chi phí nhân công đang cao hơn so với một số quốc gia cạnh tranh xuất khẩu khiến ngành dệt may chịu sức ép cạnh tranh lớn, nhất là khi giá đơn hàng thấp.
Phong tặng danh hiệu 145 Nghệ nhân Làng nghề năm 2024

Phong tặng danh hiệu 145 Nghệ nhân Làng nghề năm 2024

Ngày 16/8, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ XI – năm 2024.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ V

Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ V

Chiều 16/8, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: “Cầu nối” thông suốt giữa làng nghề và cơ quan quản lý Nhà nước

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: “Cầu nối” thông suốt giữa làng nghề và cơ quan quản lý Nhà nước

Những năm qua, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa khu vực làng nghề và cơ quan quản lý Nhà nước.
Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động