Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 19/11/2024 22:49

Trồng lại rừng - vấn đề người dân đang quan tâm

Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn bị phá làm thủy điện ngày càng nhiều, gây thiệt hại cả về diện tích lẫn giá trị sinh thái. Trong khi nhiều diện tích đất rừng không được trồng cây đền bù sau khi hoàn thành dự án thủy điện. Đây là một trong vấn đề được cử tri đặc biệt quan tâm tại kỳ họp quốc hội lần này...

Cần quyết liệt buộc trồng lại rừng lấy làm thủy điện

 - Theo ông Nguyễn Thái Học, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên,  nếu không trồng lại sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ sinh thái, đến tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu. Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng quy định: “Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp phải đảm bảo việc đầu tư trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển đổi”. Tuy nhiên, việc trồng lại rừng xem ra rất khó khăn. Riêng khu vực Tây Nguyên có trên 8.000 héc-ta bị khai thác làm thuỷ điện nhưng đến nay mới trồng lại 735 héc-ta rừng. 

Ông Đặng Văn Tuần, Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Ba Hạ cho biết, công ty rất muốn làm tốt trách nhiệm xã hội trong việc trồng lại rừng. Tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo Sở Tài nguyên môi trường và các địa phương phải bố trí đất để trồng bù rừng. Nơi nào không còn đất thì chủ đầu tư đóng góp tiền vào quĩ bảo vệ và phát triển rừng để tỉnh điều tiết trồng bù rừng ở nơi khác. Nhưng, đến nay địa phương không còn đất để bố trí trồng rừng, các ban ngành và địa phương cũng chưa thống nhất đơn giá đền bù nên công ty chưa thể nộp tiền.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, chủ đầu tư lấy đi bao nhiêu diện tích rừng làm thủy điện thì phải trồng trả lại đúng bằng ấy diện tích. Các địa phương phải bố trí đất để trồng bù rừng, nơi nào không còn đất thì chủ đầu tư đóng góp tiền vào quĩ bảo vệ và phát triển rừng để tỉnh điều tiết trồng bù rừng ở nơi khác. Với chính sách này thì hầu hết các chủ đầu tư đều muốn nộp tiền cho gọn. Tuy vậy, vấn đề người dân quan tâm là, liệu số tiền đó có được địa phương sử dụng đúng mục đích trồng rừng hay không, trồng ở đâu, bao giờ trồng lại. Bởi, câu chuyện này phải được tính toán ngay từ khi phê duyệt dự án xây dựng thủy điện chứ không phải để đến bây giờ lại ngồi tính xem trồng ở đâu.

Hơn nữa, ngay cả khi các chủ đầu tư thủy điện nghiêm túc trồng lại rừng theo đúng quy định với chất lượng rừng đảm bảo thì cũng phải mất ít nhất hàng chục, thậm chí hàng trăm năm nữa mới có thể tái tạo được diện tích rừng đã mất. 

Ngọc Loan

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719